Quy trình nghiên cứu của đề tài đƣợc thực hiện qua các bƣớc: nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức và thực hiện viết báo cáo. Nghiên cứu sơ bộ dựa vào mô hình do Archana Kumar xây dựng (2010) để xây dựng mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi sơ bộ 1. Sau khi thảo luận nhóm, tác giả điều chỉnh các thang đo và chỉnh sửa mô hình nghiên cứu, bảng câu hỏi sơ bộ 1 cũng đƣợc điều chỉnh để có đƣợc bảng câu hỏi sơ bộ 2. Một cuộc điều tra thử (với 30 mẫu) đƣợc thực hiện để điều chỉnh lại ngữ nghĩa và cấu trúc của bảng câu hỏi sơ bộ 2. Sản phẩm của giai đoạn này là bảng câu hỏi chính thức và mô hình nghiên cứu đƣợc hoàn thiện.
Trong nghiên cứu chính thức, tác giả tiến hành điều tra 300 khách hàng bằng phƣơng pháp điều tra đánh chặn. Sau khi thu thập dữ liệu, các phiếu điều tra đƣợc xem xét, loại đi những phiếu không đạt yêu cầu; sau đó đƣợc mã hoá, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Việc thực hiện phân tích dữ liệu thông qua các công cụ nhƣ thống kê mô tả, đồ thị, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy và các phân tích khác cũng đƣợc thực hiện bằng phần mềm SPSS 16.0.
Sau cùng, một bản báo cáo dự thảo đƣợc viết lên và đƣợc chuyển cho giáo viên hƣớng dẫn góp ý, chỉnh sửa. Bản báo cáo chính thức đƣợc hoàn tất sau đó.
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
Bảng câu hỏi sơ bộ 2
Điều tra thử
(Chỉnh sửa bảng câu hỏi sơ bộ 2, n=30)
Bảng câu hỏi chính thức
Cơ sở lý thuyết
(thang đo do Archana Kumar xây dựng (2010))
Bảng câu hỏi sơ bộ 1
Nghiên cứu định tính (Thảo luận nhóm) Nghiên cứu chính thức, n = 271 Khảo sát 300 khách hàng Mã hoá, nhập liệu Làm sạch dữ liệu Thống kê mô tả Cronbach alpha
Phân tích nhân tố khám phá, EFA
Phân tích hồi quy
Các phân tích khác