- Ý tưởng sư phạm: Trên cơ sở được gợi động cơ nhận thức từ hoạt động khởi động; HS lần lượt đọc các đoạn thông tin trong tài liệu để dần dần hiểu được từ những khả
3. Dự án 3: Thu thập thông tin và đánh giá tình hình xuất khẩu lương thực của Việt Nam
của Việt Nam
2.1. Mục tiêu
Kiến thức: Tìm kiếm trên Internet số liệu về tình hình xuất khẩu một loại lương thực nào đó của nước ta trong một năm cụ thểđược cung cấp bởi VFA (Vietnam Food Association - Hiệp hội lương thực Việt Nam). Tạo bảng tính lưu trữ số liệu này, sau đó tiến hành các tính toán thống kê cần thiết.
Kĩ năng: Phát triển các kĩ năng sau đây:
o Tổ chức thông tin dưới dạng bảng tính;
o Tính toán, thống kê trên bảng tính;
o Vẽ biểu đồđể so sánh tình hình xuất khấu theo các tháng trong năm
o Trình bày báo cáo về một vấn đề liên quan trực tiếp đến tình hình xuất khẩu lương thực của đất nước.
Thái độ: Bồi dưỡng cho HS khả năng tổ chức thông tin dưới dạng bảng và xử lý thông tin dựa trên phần mềm bảng tính. Bồi dưỡng cho HS hiểu biết xã hội, quan tâm đến tình hình phát triển kinh tế của đất nước trong lĩnh vực xuất khẩu lương thực.
2.2. Các bước tiến hành
2.2.1. Xác định rõ chủđề
Giáo viên (GV) chia học sinh (HS) trong lớp thành các nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về
tình hình xuất khẩu một loại lương thực nào đó của nước ta trong một năm cụ thểđược cung cấp bởi VFA (Vietnam Food Association - Hiệp hội lương thực Việt Nam). Ví dụ, dữ liệu về xuất khẩu gạo của Việt Nam trong toàn bộ năm 2014 có thể được nhập và lưu trữ trong một bảng tính như trong Hình 6.
Trong bảng tính 1 ở Hình 6, cột “Giá trị gạo xuất khẩu (USD)” được tính dựa trên hai cột ngay trước nó và theo công thức “Giá trị gạo xuất khẩu (USD) = “Số lượng gạo xuất khẩu (tấn)” × “Giá gạo xuất khẩu (USD)”. Ba số liệu ở hàng cuối cùng của bảng tương ứng là tổng số lượng gạo xuất khẩu (tấn), giá gạo trung bình (USD) và tổng giá trị gạo xuất khẩu (USD).
Từ bảng tính 1 trên đây, các nhà phân tích và thống kê có thể tạo ra những thông tin hữu ích để phục vụ cho việc đánh giá tình hình xuất nhập khẩu lương thực của quốc gia, để từ đó có chiến lược phát triển tốt hơn đối với vấn đề này. Dưới đây là một số
bảng tính và một biểu đồ phản ánh những thông tin hữu ích đó:
(1) Bảng tính 2: Nhận được từ bảng tính 1 bằng cách bổ sung thêm hai cột sau
đây (xem Hình 7):
- Cột “Số lượng xuất khẩu (nghìn tấn)” được tính bởi công thức:
“Số lượng xuất khẩu (nghìn tấn)” = “Số lượng xuất khẩu (tấn)” / 1.000 - Cột “Giá trị gạo xuất khẩu (tỷ USD)” được tính bởi công thức:
“Giá trị gạo xuất khẩu (tỷ USD)” = “Giá trị gạo xuất khẩu (USD)”/1.000.000 Hai cột mới này là những thông tin giản lược (dễđọc, dễ hiểu) được sử dụng để công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc để gửi đến các tổ chức có liên quan.
(2) Biểu đồ “Xuất khẩu gạo Việt Nam 2014” (xem Hình 8): biểu thị đồng thời hai loại dữ liệu “Số lượng gạo xuất khẩu” (tính theo đơn vị “nghìn tấn”) và “Giá trị gạo xuất khẩu” (tính theo đơn vị “tỷ USD”). Mỗi loại dữ liệu này được gắn với một hệ trục tọa độ riêng, nhưng chúng có chung trục hoành.
Hình 8. Biểu đồ “Xuất khẩu gạo Việt Nam”
(3) Bảng tính 3: Nhận được từbảng tính 2 bằng cách ẩn đi một số cột số liệu chi tiết và bổ sung thêm hai cột sau đây (xem Hình 9):
- Cột thứ nhất biểu thị “Tỷ lệ tăng/giảm số lượng gạo xuất khẩu” theo từng tháng. Ví dụ, số lượng gạo xuất khẩu cuối năm 2013 và đầu năm 2014 tương ứng là 540.38 và 307.26 nghìn tấn. Khi đó số lượng gạo xuất khẩu tháng 1/2014 giảm 43.14% (hay tăng - 43.14%) so với tháng trước.
- Cột thứ nhất biểu thị “Tỷ lệ tăng/giảm giá trị gạo xuất khẩu” theo từng tháng. Ví dụ, giá trị gạo xuất khẩu tháng 1 và tháng năm 2014 tương ứng là là 0.13 và 0.20 tỷ
USD. Do đó giá trị gạo xuất khẩu của tháng 2 năm 2014 tăng 57.18% so với tháng trước.
- Trong bảng, các hàng được tô nền vàng nhằm nhấn mạnh số lượng gạo và giá trị
Hình 9. Bảng tinh 3: Mức tăng của Xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2014
2.2.2. Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc
• Phác thảo kế hoạch
• Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm
Có thể phân công mỗi bảng tính cần tạo hoặc mỗi biểu đồ cần xây dựng là một công việc; Khi thực hiện một công việc, HS cần:
- Phân tích yêu cầu của tổ chức thông tin của bảng tính hoặc yêu cầu biểu diễn thông tin của biểu đồ.
- Tiến hành tạo bảng tính và thực hiện các tính toán hoặc vẽ biểu đồ
- Tập thuyết trình sản phẩm đã thực hiện;
2.2.3. Thực hiện
- HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch.
- Viết báo cáo và chuẩn bị các bảng tính để trình bày trước lớp.
2.2.4. Giới thiệu sản phẩm trước lớp
Mỗi nhóm cử một sốđại diện lên trình chiếu và trình bày các vấn đềđã tìm hiểu sau đây: - Các bảng tính được tạo ra trong phần mềm chương trình bảng tính;
- Các tính toán thống kê;
- Các biểu đồ và ý nghĩa của chúng
2.2.5. Đánh giá
- Tổ chức cho HS tựđánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm. - GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết quả của các vấn
đềđã được nghiên cứu và trình bày của từng nhóm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Tự Ân – Mô hình trường học mới tại Việt Nam, hỏi – đáp, NXB Giáo dục Việt Nam
2. Công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.
3. Công văn số 7162/BGDĐT- GDTrH ngày 10/12/2014 về việc đánh giá kết quả
bước đầu thực nghiệm mô hình VNEN cấp THCS.
4. Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013 của liên Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc dạy học thông qua di sản.
5. Công văn số 3535 /BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác.
7. Công văn số số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn vềđổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng./.