III. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG MÔ HÌNH
b) Báo cáo kết quả nghiên cứusáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng
Các sáng kiến kinh nghiệm hay đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng chủ yếu đề cập đến việc điều chỉnh nội dung trong tài liệu Hướng dẫn học và hướng dẫn hoạt động giáo dục hoặc những chủ đề chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm liên quan trực tiếp tới mô hình trường học mới. Nội dung các báo cáo được viết dưới dạng một đề tài về nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, có thể cấu trúc theo ba phần cơ bản sau:
- Trải nghiệm qua dạy học: Qua thực tế dạy học, giáo viên quan sát, tìm hiểu học sinh và đặt các câu hỏi:
+ Vì sao hoạt động/nội dung này không thu hút học sinh tham gia?
+ Vì sao kết quả học tập của học sinh sụt giảm khi thực hiện hoạt động hai học nội dung này?
+ Kỹ thuật/phương pháp này có nâng cao kết quả học tập của học sinh không? + Có cách nào tốt hơn để thay đổi nhận thức của cha mẹ học sinh về giáo dục trong
nhà trường không?
Từđó, xác định nguyên nhân gây ra thực trạng và chọn một hoặc vài nguyên nhân để tiến hành nghiên cứu, tìm sáng kiến để tác động thay đổi thực trạng.
- Thử nghiệm trực tiếp tại các trường: Thử nghiệm sáng kiến, giải pháp thay thế trong lớp/trường học.
- Kiểm chứng kết quả sáng kiến trong quá trình thực tế dạy học: Tìm xem sáng kiến, giải pháp thay thế có hiệu quả hay không và hiệu quả được khẳng định qua những minh chứng cụ thể nào.
Việc thực hiện theo cấu trúc ba phần cơ bản trên giúp giáo viên phát hiện được các vấn đề mới, làm cho bài học của thầy và trò cuốn hút và hiệu quả hơn. Các sáng kiến, giải pháp do chính giáo viên nghiên cứu và được điều chỉnh từ mô hình trường học mới hoặc
có thể từ mô hình nhà trường truyền thống. Không nên chọn những nội dung để nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm hay đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng mà không liên quan trực tiếp đến quá trình dạy học hàng ngày của giáo viên.