TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN lớp 6 môn Tin học (Trang 112 - 115)

Hãy tìm hiểu xem trong công việc và cuộc sống hàng ngày bố mẹ và những người thân của em sử dụng máy tính vào việc gì?

Theo em thì hiện nay máy tính vẫn kém con người trong những công việc nào? A. Sáng tác bài hát

B. Điều khiển một dây chuyền sản xuất với rất nhiều máy móc đang hoạt động C. Làm thơ

D. Sáng tác một bức tranh trừu tượng

E. Tham gia một cuộc trò chuyện với con người F. Làm các phép tính

HƯỚNG DN DY DÀNH CHO GIÁO VIÊN

BÀI 3. KHẢ NĂNG CỦA MÁY TÍNH

1. Mục tiêu bài học

a) Kiến thc, kĩ năng, thái độ:

Sau khi học xong bài, HS

Nêu được tóm tắt những khả năng của máy tính

Biết những ứng dụng thực tế của máy tính trong khoa học kỹ thuật và đời sống, qua đó thấy được vai trò quan trọng của máy tính.

b) Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

Bài học góp phần hình thành và phát triển năng lực năng lực trí tuệ chung như thu thập, phân tích thông tin, liên tưởng, suy luận và tổng hợp.

Bài học phát triển năng lực nhận biết ứng dụng thực tế của máy tính và tầm quan trọng của Tin học trong mọi mặt: học tập, kinh tế, khoa học kỹ thuật, đời sống - xã hội.

2. Tổ chức hoạt động học của học sinh

a) Hướng dẫn chung:

Bài học thông qua chuỗi hoạt động. Bắt đầu từ hoạt động khởi động nhằm nêu vấn đề

và gây hứng thú cho HS, tạo nên động cơ tìm biết đầy đủ hơn về khả năng của máy tính.

Để hình thành kiến thức, HS được cung cấp thông tin và yêu cầu thu thập thêm, phân tích thông tin để hoàn thành các bài tập, GV có thể gợi ý để giúp HS vượt qua khó khăn, làm sâu sắc hơn kiến thức vừa tiếp thu, như giải thích thêm một số khái niệm, cho ví dụ minh họa, đặt thêm câu hỏi, tạo điều kiện cho các em tìm thông tin và trải nghiệm. Hoạt động tranh luận, đưa ra minh chứng, so sánh kết quả của các cá nhân với nhau, các nhóm với nhau được khuyến khích và đem đến hiệu quả tiếp thu kiến thức. Cần tôn trọng ý kiến các em, không phủ định mà chỉ nêu câu hỏi phản biện, cung cấp thêm thông tin hoặc gợi ý tranh luận.

Hoạt động vận dụng là bài tập dạng mở, nhằm làm các em liên hệđến khả năng sử

dụng máy tính trong tương lai của mình, từđó các em có động cơ hoàn thiện kỹ năng sử

dụng máy tính để nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống. Qua đó, các em cũng hiểu rằng để sử dụng được máy tính hiệu quả, cần phải biết khả năng của máy tính.

Hoạt động tìm tòi mở rộng thông qua nhiệm vụ cụ thể làm cho HS tự nhận ra được vấn đề lớn hơn chưa giải đáp được: vì sao máy tính còn có những mặt hạn chế (so với con người) ? Trong tương lai con người có thể khắc phục được những hạn chế đó không, bằng cách nào? Mối quan hệ giữa máy tính và con người sẽ ra sao trong xã hội tương lai?

b) Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động

Hot động ca HS

Định hướng hot động ca GV

Khi HS hc vi tài liu Khi HS kết thúc hot động 1. Hot động khi động

- Ý tưởng sư phạm: HS được gợi động cơ tìm hiểu về khả năng của máy tính thông qua một ví dụ về trí tuệ nhân tạo (máy tính đánh cờ thắng con người) và sự tranh luận giữa các nhóm khi trả lời 2 câu hỏi đặt ra.

- Kết quả mong đợi: HS có nhu cầu hiểu biết đầy đủ hơn về khả năng của máy tính, muốn biết máy tính có thể/chưa thể làm được những gì, từđó có động cơ và hứng thú tham gia các hoạt động tiếp theo.

Hoạt động nhóm: thảo luận và báo cáo trước lớp ý kiến của nhóm mình - Khuyến khích HS liên hệ với những gì các em biết trong thực tế, liên hệ với thông tin có được từ sách báo, phim ảnh…; - Khuyến khích thảo luận trong nhóm và tranh luận giữa các nhóm. GV khen ngợi các nhóm trả lời với những lập luận và ví dụ (minh chứng) kèm theo. Giáo viên dẫn dắt rằng: hai ý kiến A và B đều cực đoan và không chính xác. Máy tính đã

được ứng dụng hiệu quả

trong rất nhiều công việc thường ngày, nhưng máy tính chưa phải là vạn năng, khả

năng của chúng còn hạn chế

trong một số lĩnh vực. Năng lực của máy tính cụ thể ra sao sẽ được mô tả chi tiết hơn trong hoạt động tiếp theo.

Hot động ca HS

Định hướng hot động ca GV

Khi HS hc vi tài liu Khi HS kết thúc hot động 2. Hot động hình thành kiến thc và luyn tp

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới VNEN lớp 6 môn Tin học (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)