Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của đường lên sự tạo rễ bất địn hở phiến lá và

Một phần của tài liệu khảo sát môi trường và điều kiện nuôi cấy tạo rễ in vitro của cây đương quy nhật bản (angelica acutiloba kitagawa) (Trang 46 - 49)

cuống lá cây Đương quy Nhật Bản in vitro

2.2.4.1. Thí nghiệm 4a: Mẫu cấy phiến lá

Vật liệu

Mẫu cấy xuất phát từ chồi in vitro được nuôi cấy trước đó trên môi trường khoáng MS, vitamin Morel có bổ sung 30 g l-1

sucrose. Mỗi mẫu là 1 phiến lá của lá thứ 2 tính từ chồi ngọn xuống được cắt thành 3 phần, rạch 3 đường tạo thành 3 vết thương trên mỗi phần (Hình 2.1).

Thí nghiệm kế thừa kết quả của thí nghiệm trước, môi trường thí nghiệm gồm có thành phần khoáng B5, vitamin B5 có bổ sung 8 mg l-1

agar, 6 mg l-1 NAA và 0,1 mg l-1 BA.

Thí nghiệm 2 yếu tố:

- Yếu tố A là loại đường, có 2 mức độ: glucose hoặc sucrose

- Yếu tố B là nồng độ đường, có 3 mức nồng độ: 10, 30 hoặc 50 g l-1 Bảng 2.7. Bố trí thí nghiệm 4a

Số TT

Tên

Nghiệm thứcx Loại đường Nồng độ đường mg l-1 1 G10 Glucose 10 2 G30 Glucose 30 3 G50 Glucose 50 4 S10 Sucrose 10 5 S30 Sucrose 30 6 S50 Sucrose 50

Ghi chú: xG hoặc S bên trái đại diện cho glucose hoặc sucrose; số bên phải G hoặc S đại diện cho nồng độ 10, 30 hoặc 50 mg l-1

Điều kiện thí nghiệm

- Môi trường nuôi cấy có thành phần khoáng B5, vitamin B5, 8 g l-1 agar, 6 mg l-1 NAA, 0,1 mg l-1 BA. Môi trường được điều chỉnh pH đến 5,8 và hấp vô trùng ở 121 oC, 1 atm trong thời gian 20 phút.

- Bình nuôi cấy dạng chai nước biển (V = 130 ml) chứa 18 ml môi trường. Sau khi hấp, môi trường được đặt nằm ngang.

- Thí nghiệm có 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 5 chai, được lặp lại 3 lần, mỗi chai chứa 1 mẫu cấy (1 phiến lá). Tổng số mẫu cấy là 90 mẫu.

- Mẫu được nuôi trong tối, ở nhiệt độ phòng 24 + 2 o

C, độ ẩm 65 + 5 %. - Thời gian thí nghiệm: 42 ngày.

Chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo - Tỷ lệ mẫu tạo rễ

2.2.4.2. Thí nghiệm 4b: Mẫu cấy cuống lá

Vật liệu

Mẫu cấy xuất phát từ chồi in vitro được nuôi cấy trước đó trên môi trường khoáng MS, vitamin Morel có bổ sung 30 g l-1 sucrose. Mỗi mẫu là 1 phiến lá (lá thứ 2 tính từ chồi ngọn xuống) được cắt thành 3 phần, rạch 3 đường tạo thành 3 vết thương trên mỗi phần (Hình 2.1).

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm kế thừa kết quả của thí nghiệm trước, môi trường thí nghiệm gồm có thành phần khoáng B5, vitamin B5 có bổ sung 8 mg l-1 agar, 6 mg l-1 NAA và 0,1 mg l-1 BA.

Thí nghiệm 2 yếu tố:

- Yếu tố A là loại đường, có 2 mức độ: glucose hoặc sucrose

- Yếu tố B là nồng độ đường, có 3 mức nồng độ:10, 30 hoặc 50 g l-1 Bảng 2.8. Bố trí thí nghiệm 4b

Số TT

Tên

nghiệm thứcx Loại đường Nồng độ đường mg l-1 1 G10 Glucose 10 2 G30 Glucose 30 3 G50 Glucose 50 4 S10 Sucrose 10 5 S30 Sucrose 30 6 S50 Sucrose 50

Ghi chú: xG hoặc S bên trái đại diện cho glucose hoặc sucrose; số bên phải G hoặc S đại diện cho nồng độ 10, 30 hoặc 50 mg l-1

Điều kiện thí nghiệm

- Môi trường nuôi cấy có thành phần khoáng B5, vitamin B5, 8 g l-1

agar, 6 mg l-1 NAA, 0,1 mg l-1BA. Môi trường được điều chỉnh pH đến 5,8 và hấp vô trùng ở 121 oC, 1 atm trong thời gian 20 phút.

- Bình nuôi cấy dạng chai nước biển (V = 130 ml) chứa 18 ml môi trường. Sau khi hấp, môi trường được đặt nằm ngang.

- Thí nghiệm có 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 5 chai, được lặp lại 3 lần, mỗi chai chứa 1 mẫu cấy (1cuống lá). Tổng số mẫu cấy là 90 mẫu.

- Mẫu được nuôi trong tối, ở nhiệt độ phòng 24 + 2 oC, độ ẩm 65 + 5 % - Thời gian thí nghiệm: 25 ngày.

Chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo - Tỷ lệ mẫu tạo rễ

Một phần của tài liệu khảo sát môi trường và điều kiện nuôi cấy tạo rễ in vitro của cây đương quy nhật bản (angelica acutiloba kitagawa) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)