Nuôi cấy in vitro tạo rễ bất định

Một phần của tài liệu khảo sát môi trường và điều kiện nuôi cấy tạo rễ in vitro của cây đương quy nhật bản (angelica acutiloba kitagawa) (Trang 27 - 28)

Năm 1957, Skoog và Miller đã chỉ ra rằng tỷ lệ auxin/cytokinin trong môi trường nuôi cấy có tác dụng quyết định sự phân hóa mô sẹo thuốc lá theo hướng ra rễ hay chồi. Tỷ lệ auxin/cytokinin cao sẽ kích thích sự ra rễ, ngược lại sẽ kích thích sự tạo chồi. Từ đây, các nghiên cứu về nuôi cấy mô tế bào thực vật tập trung nghiên cứu chế tạo các loại môi trường nuôi cấy và sự phát sinh hình thái của mô nuôi cấy.

Quá trình phát sinh rễ bất định được khởi động nhờ auxin nội sinh tập trung cao ở nơi có vết thương để thúc đẩy quá trình phân bào (Blačková và cs, 1997; Caboni và cs, 1997). Do đó, trong nuôi cấy mô thực vật, auxin ngoại sinh sẽ thẩm thấu vào mô nuôi cấy và sẽ tập trung tại vị trí vết thương và đạt đỉnh sau vài giờ hoặc vài ngày khi có vết thương để cảm ứng tạo rễ với nồng độ cao (Gaspar và cs, 1996; Gatineau và cs, 1997).

Năm 1995, Yang và cs đã nuôi cấy rễ, phiến lá, cuống lá, chồi, trụ thượng diệp và trụ hạ diệp của cây Đương quy Trung Quốc để tạo mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 20 mg l-1 sucrose, 14 mg l-1 NAA, sau đó mô sẹo được nuôi trên môi trường MS có bổ sung 14 mg l-1 NAA và 2 mg l-1kinetin đã phát sinh rễ bất định.

Nguyễn Trung Thành và cs (2008) đã mô tả 4 giai đoạn hình thành rễ bất định từ nuôi cấy mô sẹo ở cây Nhân sâm Panax Ginseng C.A Meyer sau 28 ngày nuôi cấy gồm: 1) sự hình thành các vị trí mô phân sinh, 2) sự phân hoá tế bào non, 3) sự phân chia các tế bào già để hình thành nên các cơ quan và mô phân sinh rễ, 4) sự phát triển rễ từ mô phân sinh.

Nguyễn Thị Ngọc Hương và Võ Thị Bạch Mai (2009) đã nuôi cấy trụ hạ diệ ở cây Nhàu và nhận thấy rằng rễ bất định có nguồn gốc nội sinh từ trong chu luân, còn ở lá, rễ bất định có nguồn gốc từ nhu mô cạnh bó libe (ở vị trí tương đồng với nhu mô chu luân của trụ hạ diệp). Nhóm tế bào nhu mô này trải qua sự phân chia

song song với bề mặt và tạo thành sơ khởi rễ, sơ khởi này tiếp tục phát triển, hoàn thiện cấu trúc trước khi xuất hiện ra bên ngoài.

Năm 2011, Nguyễn Thị Liễu và cs đã thành công trong việc nuôi cấy tạo rễ bất định cảm ứng từ mẫu cấy củ sâm Ngọc Linh, sau 2 tháng, mẫu cấy cảm ứng tạo mô sẹo và được chuyển sang môi trường B5 có bổ sung 50 mg l-1

sucrose và 5 mg l- 1 IBA, sau 30 ngày mẫu cấy cảm ứng và phát sinh rễ bất định (Hình 1.7).

Hình 1.7.Rễ bất định từ mô sẹo rễ Sâm Ngọc linh (Nguyễn Thị Liễu và cs, 2011)

Một phần của tài liệu khảo sát môi trường và điều kiện nuôi cấy tạo rễ in vitro của cây đương quy nhật bản (angelica acutiloba kitagawa) (Trang 27 - 28)