Thí nghiệm 2: Sự phát sinh rễ từ mẫu cấy phiến lá và cuống lá ở các vị

Một phần của tài liệu khảo sát môi trường và điều kiện nuôi cấy tạo rễ in vitro của cây đương quy nhật bản (angelica acutiloba kitagawa) (Trang 70 - 98)

khác nhau của cây Đương quy Nhật Bản in vitro dưới sự ảnh hưởng của thành phần khoáng và vitamin trong môi trường nuôi cấy

3.2.1. Kết quả

3.2.1.1. Thí nghiệm 2a: Mẫu cấy phiến lá

Thành phần khoáng và vitamin ảnh hưởng rõ rệt lên sự hình thành mô sẹo và rễ bất định ở mẫu cấy phiến lá ở các vị trí khác nhau (hình 3.9).

Hình 3.8. Ảnh hưởng của thành phần khoáng, vitamin lên mẫu cấy phiến lá ở các vị trí khác nhau đến khả năng sống và hình thành mô sẹo của cây Đương quy Nhật Bản ở ngày thứ 42.

Ghi chú: M hoặc B bên trái đại diện cho khoáng MS , vitamin Morel hoặc khoáng B5, vitamin B5, các số bên phải đại diện cho vị trí lá thứ 2, 3 hoặc 4.

Tỷ lệ mẫu chết (%)

Tỷ lệ mẫu chết không có sự khác biệt ở ngày thứ 42 về mặt thống kê giữa các nghiệm thức. Tỷ lệ mẫu chết cao khi mẫu cấy phiến lá ở vị trí thứ 4 (11,11%). Các phiến lá ở vị trí thứ 2 và 3 đều có tỷ lệ chết thấp. Mẫu cấy ở nghiệm thức B2 (lá ở vị trí thứ 2 cấy trên môi trường có thành phần khoáng B5 kết hợp với vitamin B5) không có mẫu chết. Tỷ lệ mẫu chết tăng dần khi vị trí lá càng xa chồi ngọn khi cấy

trên 2 loại môi trường (khoáng MS kết hợp với vitamin Morel hoặc khoáng B5 kết hợp với vitamin B5) (Hình 3.8).

Tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo (%)

Ở ngày thứ 42, tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt về mặt thống kê. Mẫu cấy ở nghiệm thức có thành phần môi trường khoáng B5 và vitamin B5 cho mô sẹo với tỷ lệ cao ở phiến lá của lá thứ 2 cho tỷ lệ tạo mô sẹo cao nhất. Tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo giảm dần ở các vị trí lá càng xa chồi ngọn (Hình 3.8).

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thành phần khoáng và vitamin lên tỷ lệ mẫu tạo rễ, số rễ/mẫu, chiều dài rễ/mẫu và TLT, TLK của rễ đối với mẫu cấy phiến lá ở các vị trí khác nhau của cây Đương quy Nhật Bản ở ngày thứ 42.

Nghiệm thứcz Tỷ lệ mẫu tạo rễ (%) Số rễ/mẫu Chiều dài rễ/mẫu (mm) TLT rễ (mg) TLK rễ (mg) M2 73,61 4,25 8,75 3,04 ex 0,87 M3 44,44 4,50 6,25 5,36 de 0,80 M4 55,56 14,33 9,50 16,52 d 4,10 B2 100,00 39,47 23,47 132,74 a 17,65 B3 90,00 36,40 20,67 71,35 c 11,89 B4 88,89 42,53 21,27 103,36 b 14,10 ANOVAy

Khoáng - Vitamin (A) ** ** ** ** **

Vị trí lá (B) * * ns ** ns

A x B ns ns ns ** ns

CV (%) 13,25 19,09 13,08 9,12 31,45

Ghi chú: z

M hoặc B bên trái đại diện cho khoáng MS và vitamin Morel hoặc khoáng B5 và vitamin B5, các số bên phải đại diện cho vị trí lá thứ 2, 3 hoặc 4

y

ns,*, **: không khác biệt hoặc khác biệt có ý nghĩa ở p ≤ 0,05 hoặc 0,01.

x Các trị số có chữ cái giống nhau trên cùng một cột thì không có sự khác biệt theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Range Test.

Theo quan sát, đa số các mẫu cấy xuất hiện rễ đầu tiên ở ngày thứ 21 của thí nghiệm ở các nghiệm thức. Mẫu cấy xuất hiện rễ muộn nhất (ngày thứ 28) là các nghiệm thức phiến lá 3 cấy trong môi trường có thành phần khoáng MS kết hợp với vitamin Morel.

Tỷ lệ mẫu tạo rễ (%)

Tỷ lệ mẫu tạo rễ ở ngày thứ 42 không có sự khác biệt rõ rệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức có tỷ lệ tạo rễ cao (100%) là phiến lá thứ 2 trên môi trường khoáng B5 kết hợp với vitamin B5. Mẫu cấy ở nghiệm thức trên môi trường có thành phần khoáng MS và vitamin Morel có tỷ lệ hình thành rễ thấp hơn so với mẫu cấy ở môi trường có thành phần khoáng B5 và vitamin B5 (Bảng 3.3).  Số rễ/mẫu

Số rễ/mẫu hình thành ở ngày thứ 42 không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức. Mẫu được nuôi cấy trên môi trường có thành phần khoáng B5 và vitamin B5 cho số lượng rễ nhiều hơn (>30 rễ/mẫu) so với mẫu cấy trên môi trường có thành phần khoáng MS kết hợp với vitamin Morel (<15 rễ/mẫu) (Bảng 3.3).

Chiều dài rễ/mẫu (mm)

Chiều dài rễ/mẫu không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức, tuy nhiên, mẫu cấy trong môi trường có thành phần khoáng B5 và vitamin B5 cho chiều dài rễ tốt hơn (>30 rễ/mẫu) mẫu cấy trong môi trường có thành phần khoáng MS kết hợp với vitamin Morel (<10 rễ/mẫu) (Bảng 3.3). Vị trí lá thứ 2 cho rễ dài hơn rễ của các phiến lá ở các vị trí khác.

Trọng lượng tươi rễ/mẫu (mg)

Ở ngày thứ 42, TLT rễ/mẫu có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các nghiệm thức về mặt thống kê. Các mẫu cấy ở nghiệm thức B2 cho rễ có TLT cao nhất 132,74 mg/mẫu). TLT ở nghiệm thức B4 cũng cho rễ có TLT cao hơn mẫu cấy ở nghiệm thức B3 (Bảng 3.3). Mẫu cấy trên môi trường có thành phần khoáng MS kết

hợp với vitamin Morel cho TLT rễ thấp, thấp nhất là ở nghiệm thức M2 (3,04 mg/mẫu).

Trọng lượng khô rễ/mẫu (mg)

TLK rễ/mẫu ở ngày thứ 42 của các mẫu cấy ở các nghiệm thức trên môi trường MS và vitamin Morel cho rễ có TLK không cao. Trong khi các mẫu cấy ở các nghiệm thức trên môi trường khoáng B5 và vitamin B5 cho rễ có TLK cao, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Hình 3.9. Ảnh hưởng của thành phần khoáng và vitamin trên trong môi trường nuôi cấy lên sự hình thành rễ ở các vị trí khác nhau của phiến lá của cây Đương quy Nhật Bản ở ngày thứ 42. Thanh ngang: 3 mm

Ghi chú: M hoặc B bên trái đại diện cho khoáng MS và vitamin Morel hoặc khoáng B5 và vitamin B5, các số bên phải đại diện cho vị trí lá thứ 2, 3 hoặc 4

Trọng lượng tươi mẫu (mg)

Ở ngày thứ 42, TLT mẫu có sự khác biệt rõ rệt và có ý nghĩa giữa các nghiệm thức, các mẫu cấy trong môi trường có thành phần khoáng B5 và vitamin B5 có TLT lớn, phiến lá của lá thứ 2 có TLT mẫu cao nhất (530,67 mg), các mẫu cấy trên

môi trường có thành phần khoáng MS kết hợp vơi vitamin Morel cho mẫu có TLT thấp, phiến lá có TLT thấp nhất là ở nghiệm thức M4 (181,26 mg) (Bảng 3.4).  Trọng lượng khô mẫu (mg)

Mẫu cấy ở các nghiệm thức trên môi trường có thành phần khoáng MS và vitamin Morel có TLK của mẫu không cao, trong khi mẫu cấy ở các nghiệm thức trong môi trường khoáng B5 và vitamin B5 cho mẫu có TLK cao, nhưng khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa về mặt thống kê (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thành phần khoáng và vitamin và vị trí mẫu cấy của cây Đương quy Nhật Bản lên TLT, TLK mẫu, tỷ lệ TLT rễ/TLT mẫu, TLK rễ/TLK mẫu và % chất khô rễ ở ngày thứ 42. Nghiệm thứcz TLT mẫu (mg) TLK mẫu (mg) TLT rễ /TLT mẫu (%) TLK rễ/TLK mẫu (%) (%) chất khô rễ M2 194,18 cdx 34,64 1,69 2,60 30,40 M3 196,78 cd 30,73 2,44 2,58 21,59 M4 181,26 d 34,40 9,14 12,45 27,85 B2 530,67 a 74,31 25,06 23,88 13,29 B3 323,98 bc 52,23 22,51 23,25 16,69 B4 339,98 b 51,41 30,68 27,59 13,65 ANOVAy

Khoáng - Vitamin (A) ** ** ** ** ns

Vị trí lá (B) ** * ** ns ns

A x B ** ns ns ns Ns

CV (%) 17,50 17,99 16,87 36,49 60,14

Ghi chú: z

M hoặc B bên trái đại diện cho khoáng MS , vitamin Morel hoặc khoáng B5, vitamin B5, các số bên phải đại diện cho vị trí lá thứ 2, 3 hoặc 4

y

ns,*, **: không khác biệt hoặc khác biệt có ý nghĩa ở p ≤ 0,05 hoặc 0,01.

x Các trị số có chữ cái giống nhau trên cùng một cột thì không có sự khác biệt theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Range Test.

TLT rễ/TLT mẫu (%)

Ở ngày thứ 42, TLT rễ/TLT mẫu không có sự khác biệt về mặt thống kê, mẫu có tỷ lệ này khá cao ở mẫu cấy trong môi trường có thành phần khoáng B5 và vitamin B5 (25 – 30 %), trong khi tỷ lệ TLT rễ/TLT mẫu ở các nghiệm thức trên môi trường có thành phần khoáng MS kết hợp với vitamin Morel thấp hơn nhiều (Bảng 3.4)

TLK rễ/TLK mẫu (%)

TLK rễ/TLK mẫu ở ngày thứ 42 không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức, mẫu cấy là phiến lá thứ 4 trên môi trường MS kết hợp với vitamin Morel có tỷ lệ 12,45% cao hơn hẳn các nghiệm thức còn lại trên cùng môi trường (M3 và M4), tuy nhiên ở các mẫu cấy trên môi trường có thành phần khoáng B5 và vitamin B5 cao hơn như ở nghiệm thức B4 (27,59 %) (Bảng 3.4).

Phần trăm chất khô rễ (%)

Phần trăm chất khô của rễ không khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức ở ngày thứ 42, tuy nhiên, % chất khô của các mẫu cấy ở nghiệm thức có thành phần môi trường khoáng MS và vitamin Morel cao hơn so với các mẫu cấy trong môi trường có thành phần khoáng và vitamin Gamborg B5 (Bảng 3.4).

3.2.1.2. Thí nghiệm 2b: Mẫu cấy cuống lá

Thành phần khoáng và vitamin kết hợp với vị trí của lá có ảnh hưởng rõ rệt lên sự hình thành rễ ở cuống lá của cây Đương quy Nhật Bản (Hình 3.11). Theo quan sát, các mẫu cấy xuất hiện rễ đầu tiên ở ngày nuôi cấy thứ 21 của thí nghiệm ở đa số các nghiệm thức. Mẫu cấy xuất hiện rễ muộn nhất (ngày thứ 28) là phiến lá 3 cấy trên môi trường có thành phần khoáng MS kết hợp với vitamin Morel.

Tỷ lệ mẫu chết (%)

Tỷ lệ mẫu chết không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức về mặt thống kê. Tỷ lệ mẫu chết cao khi sử dụng môi trường có thành phần khoáng MS và vitamin

Morel so với các mẫu cấy trên môi trường có thành phần khoáng B5 kết hợp với vitamin B5. Mẫu cấy là cuống lá ở vị trí lá thứ 4 cho tỷ lệ mẫu chết cao và giảm dần ở các vị trí 3 và 2. Tỷ lệ mẫu cấy chết trên môi trường Gamborg B5 thấp (Hình 3.10).

Hình 3.10. Ảnh hưởng của thành phần khoáng và vitamin lên mẫu cấy cuống lá ở các vị trí khác nhau đến khả năng tạo mô sẹo của cây Đương quy Nhật Bản ở ngày thứ 42.

Ghi chú: M hoặc B bên trái đại diện cho khoáng MS và vitamin Morel hoặc khoáng B5 và vitamin B5, các số bên phải đại diện cho vị trí lá thứ 2, 3 hoặc 4

Tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo (%)

Tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt về mặt thống kê. Mẫu cấy là cuống lá của lá thứ 2 trên môi trường có thành phần khoáng MS kết hợp với vitamin Morel hoặc trên môi trường có thành phần khoáng Gamborg B5 và vitamin Gamborg B5 cho mô sẹo với tỷ lệ cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ mô sẹo tăng dần khi vị trí cuống của lá càng ở gần chồi ngọn đối với cả hai loại môi trường (Hình 3.10).

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thành phần khoáng và vitamin lên tỷ lệ mẫu tạo rễ, số lượng rễ/mẫu và chiều dài rễ/mẫu đối với mẫu cấy cuống lá ở các vị trí khác nhau của cây Đương quy Nhật Bản ở ngày thứ 42

Nghiệm thứcz Tỷ lệ mẫu tạo rễ (%) rễ/mẫu Số Chiều dài rễ/mẫu (mm) TLT rễ/mẫu (mg) TLK rễ/mẫu (mg) M2 46,67 7,87 cx 9,87 c 8,50 d 2,40 c M3 25,00 4,33 c 4,93 d 5,00 d 0,60 c M4 26,11 2,40 c 3,60 d 1,90 d 0,49 c B2 85,00 48,40 a 24,00 a 82,59 b 11,99 b B3 83,89 35,80 b 19,47 b 45,63 c 9,30 b B4 84,44 46,40 a 25,60 a 123,43 a 16,59 a ANOVAy

Khoáng – Vitamin (A) ** ** ** ** **

Vị trí lá (B) ns ** * ** *

A x B ns * * ** *

CV (%) 20,21 12,47 15,27 22,91 29,06

Ghi chú: z M hoặc B bên trái đại diện cho khoáng MS và vitamin Morel hoặc khoáng B5 và vitamin B5, các số bên phải đại diện cho vị trí lá thứ 2, 3 hoặc 4

y ns,*, **: không khác biệt hoặc khác biệt có ý nghĩa ở p ≤ 0,05 hoặc 0,01.

x

Các trị số có chữ cái giống nhau trên cùng một cột thì không có sự khác biệt theo trắc nghiệm phân hạng Duncan’s Multiple Range Test.

Tỷ lệ mẫu tạo rễ (%)

Ở ngày thứ 42 của thí nghiệm, tỷ lệ mẫu tạo rễ không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức về mặt thống kê. (Bảng 3.5) Các mẫu cấy trên môi trường có thành phần khoáng B5 và vitamin B5 cho tỷ lệ mẫu tạo rễ cao (>80%) trong khi các mẫu

cấy trên môi trường có thành phần khoáng MS và vitamin Morel cho tỷ lệ mẫu tạo rễ thấp hơn (<50%) (Hình 3.11).

Số rễ/mẫu

Số rễ/mẫu được hình thành ở ngày thứ 42 có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức. Mẫu được nuôi cấy trên môi trường có thành phần khoáng B5 kết hợp với vitamin B5 cho số lượng rễ nhiều nhất ở các vị trí cuống lá của lá thứ 2 và lá thứ 4, cuống lá ở vị trí lá thứ 3 cũng cho số lượng rễ cao hơn các nghiệm thức được nuôi cấy trong môi trường có thành phần khoáng MS kết hợp với vitamin Morel. Các nghiệm thức trong môi trường có thành phần khoáng MS kết hợp với vitamin Morel cho số lượng rễ thấp nhất (Bảng 3.5).

Chiều dài rễ/mẫu (mm)

Sự khác biệt về chiều dài rễ/mẫu giữa các nghiệm thức rất có ý nghĩa về mặt thống kê (Bảng 3.5). Mẫu cấy trên môi trường có thành phần khoáng B5 và vitamin B5 cho chiều dài rễ lớn nhất ở cuống lá ở các vị trí lá thứ 2 và thứ 4 (24 – 25,6 mm/rễ). Các mẫu cấy trong môi trường có thành phần khoáng MS và vitamin Morel tạo rễ ngắn hơn so với rễ của các mẫu cấy trong môi trường có thành phần khoáng B5 và vitamin B5, trong đó mẫu cấy ở nghiệm thức M3 và M4 là thấp nhất (Bảng 3.5).

Trọng lượng tươi rễ/mẫu (mg)

Kết quả thống kê cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về TLT rễ/mẫu giữa các nghiệm thức, mẫu cấy trong môi trường có thành phần khoáng B5 và vitamin B5 cho rễ có TLT lớn nhất ở cuống lá của lá thứ 4 (123,43 mg). TLT rễ/mẫu ở các nghiệm thức có thành phần khoáng MS kết hợp với vitamin Morel là rất thấp (1,90 mg) (Bảng 3.5).

Trọng lượng khô rễ/mẫu (mg)

Ở ngày thứ 42, TLK rễ/mẫu giữa các nghiệm thức có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê. Mẫu cấy ở các nghiệm thức trên môi trường có thành phần

khoáng B5 và vitamin B5 cho rễ có TLK cao nhất ở nghiệm thức B4. Trong khi các mẫu cấy trên môi trường có thàng phần khoáng MS và vitamin Morel cho mẫu có TLK rễ thấp nhất (Bảng 3.5)

Hình 3.11. Ảnh hưởng của thành phần khoáng và vitamin trong môi trường nuôi cấy lên sự hình thành rễ ở các vị trí khác nhau của mẫu cấy cuống lá của cây Đương quy Nhật Bản. Thanh ngang: 3 mm

Ghi chú: M hoặc B bên trái đại diện cho khoáng MS và vitamin Morel hoặc khoáng B5 và vitamin B5, các số bên phải đại diện cho vị trí lá thứ 2, 3 hoặc 4

Trọng lượng tươi mẫu (mg)

Kết quả thống kê cho thấy sự khác biệt rõ rệt về TLT của mẫu giữa các nghiệm thức, các mẫu cấy ở các nghiệm thức trên môi trường có thành phần khoáng B5 và vitamin B5 có TLT lớn nhất, cuống lá ở lá thứ 2 và 4 có TLT cao nhất (351,87 và 354,95 mg). Mẫu cấy có TLT thấp nhất (72,02 mg) ở nghiệm thức có thành phần khoáng MS kết hợp với vitamin Morel với vị trí cuống lá của lá thứ 4 (Bảng 3.6)

Trọng lượng khô mẫu (mg)

TLK của mẫu giữa các nghiệm thức có sự khác biệt rất rõ rệt và có ý nghĩa về mặt thống kê. Mẫu cấy ở các nghiệm thức trên môi trường có thành phần khoáng

MS và vitamin Morel có TLK đều thấp hơn so với mẫu cấy ở các nghiệm thức trên môi trường có thành phần khoáng B5 và vitamin B5. Các nghiệm thức B2 và B4 cho mẫu có TLK cao nhất (53,05 và 53,50 mg) (Bảng 3.6).

Một phần của tài liệu khảo sát môi trường và điều kiện nuôi cấy tạo rễ in vitro của cây đương quy nhật bản (angelica acutiloba kitagawa) (Trang 70 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)