- Anh ơi, 5T25T ở mặt trận có bận lắm không anh? Sao anh không bớt ra một vài phút nghỉ trưa mà viết cho em.
g. Hô ngữ ẩn dụ
2.1.6. Trong tiếng Hán hiện đại, hô ngữ phi định danh có số lượng rất ít, thường chỉ do tiểu từ (ê) đảm nhiệm, nhưng phạm vi sử dụng của hô ngữ này lại khá rộng Thông thường
từ (ê) đảm nhiệm, nhưng phạm vi sử dụng của hô ngữ này lại khá rộng. Thông thường nó được dùng trong lối nói suồng sã, có khi biểu thị thái độ thân mật, thường là để gọi người không quen biết (trong tình huống cấp bách / không cấp bách) hoặc để gọi bạn bè thân thiết.
43T
Ví dụ:
43T
(Úy, nhĩ thượng ná khứ?)
43T
(Ê, anh đi đâu đó?)
2.2. So sánh hô ngữ trong tiếng Việt và hô ngữ trong tiếng Hán hiện đại
43T
Chúng tôi đã trình bày những đặc điểm của hô ngữ trong Tiếng Việt và trong Tiếng Hán hiện đại. Sau đây, chúng tôi xin trình bày sự so sánh đối chiếu những điểm giống và khác nhau trong cấu tạo và trong chức năng ngữ dụng của hô ngữ trong hai ngôn ngữ nói trên.
43T
Về vai trò, chức năng, trong tiếng Việt và trong tiếng Hán hiện đại, hô ngữ là yếu tố thường không thể thiếu để mở đầu các văn bản thư tín, để dẫn nhập hay chuyển đề tài, định hướng cuộc thoại, hướng phát ngôn của người nói vào đúng đối tượng tiếp nhận, xác lập và điều chỉnh mối quan hệ xã hội giữa các nhân vật tham gia vào hành động lời nói, đặt người nhận phát ngôn vào một mối quan hệ xã hội nào đó.
42T
Về 42T43Tvị trí, trong cả hai ngôn ngữ, hô ngữ là thành phần biệt lập trong câu (có thể là một phát ngôn độc lập), có thể xuất hiện ở đầu câu giữa câu hoặc cuối câu và được đánh dấu bằng phương tiện hình thức là dấu phẩy, hoặc dấu chấm than (trong ngôn ngữ viết), hay đoạn nghỉ ở trước và sau đó (trong ngôn ngữ nói).
42T
Về 42T43Tcấu tạo, do tiếng 42T43TViệt 42T43Tvà tiếng Hán hiện 42T43Tđại 42T43Tđều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập nên cấu tạo hô ngữ của chúng cũng có nhiều điểm tương đồng. Có thể khái quát các yếu tố cấu thành hô ngữ trong cả hai ngôn ngữ như sau :
43T
43T
Như vậy, ngoài những nét tương đồng về thành phần định danh trong cấu tạo hô ngữ như đại từ nhân xưng ngôi thứ hai; tên người; danh từ thân tộc; danh từ chỉ danh hiệu, chức vụ, nghề nghiệp; danh từ thân tộc; danh từ chỉ sự vật được nhân cách hóa; danh ngữ; cũng có sự khác biệt trong các phương tiện cụ thể như:
43TCác đại từ nhân xưng ngôi thứ hai trong tiếng Việt: Mày ơi! ; Bạn ơi! ; Anh ơi!... mang đậm sắc thái thân mật, lịch sự hay sỗ sàng và có phạm vi sử dụng hạn chế. Trong khi đó lại mang sắc thái trung hòa hơn và được dùng trong tất cả các tình huống giao tiếp và quan hệ xã hội giữa những người tham gia vào hoạt động lời nói. 42TVề 42T43Ttên người trong hô ngữ, trong tiếng Hán hiện đại tồn tại hai cách gọi tên người, một
là theo tên riêng, hai là theo họ. Tên riêng thường chỉ được gọi giữa những người thân trong gia đình nhưng là vai lớn gọi vai nhỏ, những người ngang hàng gọi nhau, và thường có từ (A) dùng kèm phía trước. Ví dụ như: (A Liên). Còn đa số trong các tình huống giao tiếp ngoài xã hội, người Trung Quốc gọi tên riêng theo họ. Từ chỉ họ kèm theo ở phía trước nếu gọi người nhỏ tuổi hoặc ngang hàng; từ chỉ họ kèm theo ở phía trước nếu gọi người lớn tuổi, thể hiện sự thân mật. Còn trong giao tiếp có tính xã giao hoặc kính trọng thường kết hợp các danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ, danh hiệu hoặc một số những danh từ chuyên biệt dùng để gọi như
43TMột số danh từ thân tộc như: (chị dâu) (anh rể) được dùng làm hô ngữ trong tiếng Hán hiện đại nhưng ở tiếng Việt chúng không được sử dụng ở chức năng này.
43TTrong tiếng Hán hiện đại có một số danh từ chung như
(chàng trai) được dùng trong hô ngữ để định danh người nhận phát ngôn không có quan hệ xã hội trước đó với người phát ngôn, nhưng trong tiếng Việt, cách dùng này hầu như không có (hoặc rất hiếm khi sử dụng). Trong khi đó, từ "đồng chí" trong tiếng Việt được sử dụng trong hô ngữ trong phạm vi khá hạn hẹp (trong quân đội, trong nội bộ Đảng, cơ quan, giữa những người đã từng có quan hệ đồng đội...) thì trong tiếng Hán hiện đại lại được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp xã hội.
43TV42T43Tề 42T43Tthành phần đi kèm với các từ định danh người nhận phát ngôn để cấu tạo hô ngữ cũng có những khác biệt quan trọng.
43TTrong tiếng Việt, có sự kết hợp giữa các từ định danh người nhận phát ngôn với các động từ như: thưa, bẩm... , với các tiểu từ như : ạ, ơi, à, nhỉ, nhé... và ngữ điệu đi kèm trong cấu tạo hô ngữ định danh. Trái lại trong tiếng Hán hiện đại, ngoài ngữ điệu đi kèm, không có sự kết hợp với các động từ đi trước, các tiểu từ đi kèm theo ngoài và một vài trợ từ ngữ khí như thì không còn tiểu từ nào khác. Hầu hết các sắc thái ý nghĩa như kính trọng, thân mật, xã giao, suồng sã đều thể hiện qua các danh từ đi kèm.
43TTrong tiếng Hán hiện đại chỉ có một từ để hô gọi cấu tạo nên hô ngữ phi định danh là (wéi) (ê). Từ này có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các thành phần định danh khác để tạo hô ngữ và cũng chỉ được dùng trong ngôn ngữ nói hàng ngày, khi người nói và người nhận phát ngôn có quan hệ gần gũi, hay không quen biết và không có tính chất nghi thức.
43T
Trên đây là một vài tóm tắt về những nét tương đồng và khác biệt trong cấu tạo hô ngữ của hai ngôn ngữ đơn lập khá gần gũi nhau: tiếng Việt và tiếng Hán hiện đại. Sự so sánh trên mới chỉ là những khái quát hết sức đơn giản của người viết, do điều kiện tài liệu tham khảo thiếu thốn và vốn kiến thức ngoại ngữ trong ứng dụng còn hạn chế. Chúng tôi hy vọng sẽ được tiếp tục nghiên cứu đề tài thú vị này trong một công trình nghiên cứu khác.
KẾT LUẬN
43T
Như vậy, xét về mặt bản chất trong mối quan hệ với giao tiếp, hô ngữ là một yếu tố phức tạp liên quan đến nhiều nhân tố trong và ngoài ngôn ngữ, từ những gì đã trình bày ở các chương trước, đến đây có thể rút ra một số nhận xét sau:
43T