Thành phần đi kèm phi tuyến tính

Một phần của tài liệu hô ngữ tiếng việt (trong so sánh với tiếng hán hiện đại) (Trang 49 - 52)

- Kìa con này!

1.3.2.2.Thành phần đi kèm phi tuyến tính

43T

a. Ngữ điệu

43T

Ngữ điệu của lời nói là một tổng thể phức tạp bao gồm những yếu tố như âm điệu (giọng cao hay thấp), nhịp điệu (độ nhanh hay chậm, liên tục hay có ngừng ngắt của lời nói), cường độ (mạnh hay yếu), tiết điệu (sự luân phiên, chuyển đổi giữa các đoạn dài ngắn của lời nói, giữa độ mạnh hay yếu, độ nhanh hay chậm của lời nói)...

43T

Các yếu tố ngữ điệu nói trên thuộc về câu và lời nói nói chung, và đóng vai trò là các phương tiện biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Trong nhiều ngôn ngữ, ngữ điệu dùng để phân biệt các mục đích phát ngôn khác nhau của các câu có cùng thành phần từ vựng và trật tự sắp xếp từ. Bằng ngữ điệu, ta có thể phân biệt các quan hệ ý nghĩa và ngữ pháp khác nhau của các từ trong câu và do đó xác định các chức năng ngữ pháp khác nhau của từ. Nói chung, ngữ điệu được sử dụng với tư cách là phương thức ngữ pháp trong nhiều ngôn ngữ, nó cũng có vai trò quan trọng trong các ngôn ngữ không có biến hóa hình thức của từ như tiếng Việt.

43T

Trong tiếng Việt, sự phân biệt về hình thái của hành động phát ngôn không được mã hóa trong hệ thống ngữ pháp như nhiều ngôn ngữ Châu Âu. Và dĩ nhiên, những hành động bằng lời cụ thể như hô gọi cũng không phân biệt với nhau bằng phương tiện ngữ pháp. Chính vì thế mà không có cơ sở để tách các ý nghĩa trên thành ý nghĩa ngữ pháp riêng. Nhiều nhà nghiên cứu như Peshkovski, Nemeshailova, Wierzbicka nhấn mạnh đến vai trò của ngữ điệu trong việc giải thích các ý nghĩa khác nhau đó và cho rằng có thể xem chúng là ý nghĩa ngữ pháp bộ phận, bởi vì ngữ điệu chuyên biệt cũng cần được xem là phương tiện ngữ pháp. Thế nhưng quan điểm này chưa được chứng minh một cách thuyết phục bằng các luận cứ ngữ âm học thực nghiệm.

43T

Nói chung, tất cả các hành động bằng lời có đánh dấu một cách hiển ngôn đều cần được mô tả và phân tích. Việc nghiên cứu hô ngữ theo hướng này trên cứ liệu tiếng Việt không thể không nói đến vai trò khá quan trọng của ngữ điệu. Đây là phương tiện đi kèm quan trọng để các từ có thể hành chức với tư cách là hô ngữ, nhằm đáp ứng chức năng đặc biệt là hô gọi và chuyển tải nhiều thông tin quan trọng về sắc thái tình cảm của người nói và đặc điểm của tình huống giao tiếp. Trong tiếng Việt, từ không biến đổi hình thái, không có hậu tố để cấu tạo hô ngữ nên chính vì thế mà ngữ điệu càng đóng vai trò quan trọng. Đặc

biệt là khi đi kèm với các từ định danh người được gọi dùng độc lập (không kết hợp với động từ hay tiểu từ) cấu tạo hô ngữ. (Bùi Mạnh Hùng: 1998)

43T

Xét về phương diện ngữ dụng, có thể thấy tầm quan trọng của ngữ điệu trong việc cấu tạo hô ngữ ở những mặt sau:

43T

Trong hô gọi bình thường, không thể hiện thái độ tình cảm của người nói, khi đi kèm với các từ định danh người được dùng độc lập, phần lớn là đại từ nhân xưng (mày, chúng mày), danh từ thân tộc (cha, mẹ, anh, em...), tên riêng của người nhỏ tuổi hơn hay ngang bằng với người nói, một số danh từ chuyên biệt thường dùng để gọi như 4T43T"đồng chí, 4T43Tsếp...",

các tính từ được danh hóa như 4T43T"nhỏ, cưng, lão,..." 4T43Tvà những danh từ dùng để biểu thị người nhận phát ngôn nhưng thường không có những chức năng cú pháp trên như 4T43T"anh công nhân, chị áo tím..." 4T43Tcó thể dùng độc lập với tư cách là hô ngữ, thường kèm theo ngữ điệu phát âm có sự nhấn giọng và đoạn nghỉ ở sau đó (hoặc ở trước đó nếu hô ngữ nằm cuối phát ngôn).

♦ 25TVí dụ1:

5T

Nam,/ 5T25Tcó người kiếm kìa!

♦ 25TVí dụ 2:

5T

Mẹ,/ 5T25Tba gọi mẹ đấy!

43T

Khi người nhận phát ngôn ở xa hoặc để thể hiện một tình cảm đặc biệt nào đó, thường có sự kéo dài âm tiết ngay trên từ định danh người nhận phát ngôn hoặc kéo dài ở tiểu từ kết hợp với từ định danh đứng ở phía sau, thông thường là tiểu từ "ơi" nhằm mục đích hô gọi.

♦ 25TVí dụi:

5T

A.. a... nh !5T25TChờ em với !

♦ 25TVí dụ 2:

25T

N.. 5T25Ta... m !5T25TBây giờ con đang ở đâu?

5T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Anh gì... ơ... ơ... ơi !

43T

Khi biểu thị thái độ giận dữ, đặc biệt là đối với người có quan hệ xã hội thấp hơn mình, ngữ điệu trong hô ngữ của người nói thường nhanh, cao giọng, to như tiếng quát.

43T

Ví dụ:

25T

♦ ... Bà cầm cây roi quất xuống đất kêu đen đét rồi hỏi:

- 5TNẫm !

- 25TDạ!

- 25TTừ nay con còn trốn mẹ để xuống sông tắm nữa hay thôi?

- 25TThưa mẹ, con chừa rồi ạ.

43T

(Bến đợi - Nguyễn Mạnh Trinh)

43T

Khi người nói muốn trình bày một sự việc, thổ lộ tâm sự với người nghe, họ thường mở đầu lời thoại bằng một hô ngữ với ngữ điệu trầm, và đoạn nghỉ sau đó như để chờ đợi sự chú ý của người nghe.

43T

Ví dụ:

♦25T Anh à , ngày mai em có việc về quê, anh chăm sóc con bé hộ em nhé.

43T

Trong lời hô gọi người cấp dưới để sai bảo, ngữ điệu trong hô ngữ thường nhanh, mạnh, rõ, thể hiện quyền uy của người nói.

43T

Ví dụ:

♦5TBơ, 5T25Trót cho tao chén nước.

43T

Trong hô ngữ thể hiện thái độ vui mừng của người nói, ngữ điệu thường cao, vang.

43T

Ví dụ:

43T

(Trẻ con không được ăn thịt chó - Nam Cao)

43T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi hô ngữ mở đầu lời thoại của người nói mang ý nghĩa trang trọng, lịch sự, thể hiện thái độ kính trọng 25T43Tđối 25T43Tvới người tiếp nhận, ngữ điệu thường thấp dần ở cuối, nhịp điệu chậm rãi, từ tốn.

43T

Ví dụ:

5T

♦ Thưa mẹ, 5T25Tmai con về dưới rồi ạ.

43T

Trong phát ngôn thông báo một sự việc gì đối với người nghe, hô ngữ thường đặt cuối câu, ngữ điệu trầm, nhẹ.

43T

Ví dụ:

25T

Trở trời đây mà! Khí tiết này độc lắm đấy, 5T25Tbà nó ạ!

43T

(Con mã mái - Kim Lân)

43T

Khi biểu thị thái độ ngạc nhiên, sợ hãi, thể hiện tâm trạng thảng thốt, xúc động, ngữ điệu trong hô ngữ thường cao, có chỗ ngừng sau đó.

43T

Ví dụ:

25T

Tần thoáng nghe thấy, sợ tái xanh hẳn mặt đi, lắp bắp kêu:

5T

Một phần của tài liệu hô ngữ tiếng việt (trong so sánh với tiếng hán hiện đại) (Trang 49 - 52)