Trong ngôn ngữ nó

Một phần của tài liệu hô ngữ tiếng việt (trong so sánh với tiếng hán hiện đại) (Trang 59 - 63)

- Anh ơi, 5T25T ở mặt trận có bận lắm không anh? Sao anh không bớt ra một vài phút nghỉ trưa mà viết cho em.

1.7.2. Trong ngôn ngữ nó

43T

Trong ngôn ngữ nói, hô ngữ được đánh dấu bằng ngữ điệu ( thể hiện ở sự ngừng nghỉ ở sau hoặc trước lời hô gọi, sự lên giọng, xuống giọng) hay trọng âm (thể hiện ở sự phát âm một âm tiết nào đó trong từ với sự nhấn giọng kết hợp với sự tăng cường độ dài, độ mạnh, độ vang của âm tiết đó).

43T

Ở mục 1.3.2.2, chúng tôi đã đề cập đến ngữ điệu với vai trò thành phần đi kèm phi tuyến tính trong kết cấu hô ngữ. Ở đây chỉ xin được bàn đến vấn đề trọng âm trong hô ngữ tiếng Việt.

43T

Trong câu nói tiếng Việt, có sự tương phản giữa các tiếng (các âm tiết) kế tiếp nhau về độ dài, độ mạnh và tính trọn vẹn của đường nét thanh điệu. Sự tương phản này không có tác dụng trực tiếp phân biệt các tiếng (hay các từ) về nghĩa mà có tác dụng đánh dấu chỗ phân giới các ngữ đoạn và góp phần xác định quan hệ giữa các tiếng. Ta gọi sự tương phản đó là sự đối lập về trọng âm. (Cao Xuân Hạo :1998)

43T

Trong tiếng Việt, trọng âm không được sử dụng để phân biệt hô ngữ.

43T

Ví dụ:

5T

♦ Anh này, 5T25Tvào đi chứ. (Hô ngữ)

25T

→4T25T"Này" 4T43Tlà tiểu từ đi kèm thành phần định danh, không mang trọng âm.

25T

♦ Anh 5T25Tnày 5T25Tvào đi chứ (chứ không phải anh kia)

43T

→ "Này" là đại từ chỉ định chỉ người đã được xác định và ở ngay hoặc tựa như ở ngay trước mặt vào lúc đang nói, có mang trọng âm.

♦ 5TNày anh, này chị, 5T25Tvào đi kìa. 25T43T(Hô ngữ)

43T

→ "Này" là tiểu từ đi kèm thành phần định danh, không mang trọng âm. ♦ 5TNày anh, này chị, này bà, 5T25Tđủ cả.

43T

→"Này" dùng lặp lại nhiều lần trước danh từ, biểu thị ý nhấn mạnh tính cụ thể, có hoặc tựa như có ở ngay trước mặt vào lúc đang nói, của những sự vật, sự việc, tính chất nào đó đang được liệt kê ra, có mang trọng âm.

5T

♦ Này, 5T25Tmày láo! 25T43T(Hô ngữ)

43T

→ "Này" là tiếng thốt ra như để gọi người đối thoại chú ý, không mang trọng âm.

5T

♦ Này, 5T25Tmày láo này! 25T43T(Không phải hô ngữ)

43T

→ "Này" là từ biểu thị thái độ nghiêm khắc của lời nói, có hàm ý đe đọa trước một sự chống đối nào đó của người đối thoại.

43T

Theo Cao Xuân Hạo (1998), đại danh từ và danh từ chỉ tên người bao giờ cũng biểu thị một đối tượng xác định, vì vậy kết cấu "vị từ + bổ ngữ" có đại danh từ (hay danh từ thân thuộc dùng làm đại danh từ) và tên người làm bổ ngữ, cũng như kết cấu "danh từ + định ngữ" có đại danh từ (hay danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng làm đại danh từ) và tên người làm định ngữ (chỉ có thể là định ngữ chỉ sở hữu) bao giờ cũng có mô hình trọng âm [ 1 1 ] . Các hô ngữ định danh hai thành phần cũng nằm trong trường hợp này.

43T

Ví dụ:

43T

Mày ơi! Mày cho tao đi với!

43T

[ 1(0) 1 0 0 0 1 0 ] (Cao Xuân Hạo: 1998)

43T

Như vậy, trọng âm trong tiếng Việt có mối liên quan mật thiết đến quan hệ ngữ pháp, cũng chính nhờ vào trọng âm, chúng ta có thể phân biệt các từ loại khác nhau và như đã phân tích sơ lược ở trên, dựa vào trọng âm, ta có thể nhận ra những đoạn nào là hô ngữ và ngược lại.

1.8. Quan hệ cá nhân và các quy tắc lịch sự trong hội thoại thể hiện qua hô ngữ.

43T

Hô ngữ là một yếu tố quan trọng thể hiện mối quan hệ giữa những người đối thoại với nhau. Những quan hệ này thay đổi theo các nền văn hóa và theo từng ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, sự đa dạng, phong phú của hệ thống các đại từ, những từ nhân xưng, những kính ngữ...

thể hiện sắc thái quan hệ cá nhân rất rõ ràng. Những hô ngữ dùng trong câu chuyện tâm tình, cởi mở đối lập với những hô ngữ dùng trong cách nói xã giao, khách sáo.

43T

Hô ngữ cũng có thể được điều chỉnh trong quá trình hội thoại, khi quan hệ khoảng cách giữa người nói và người nghe thay đổi. Có thể từ quan hệ bình thường đến quan hệ thân ái hoặc ngược lại. Trong hô ngữ, cách gọi một người theo tên, theo tên riêng, tên tục, theo chức vụ, ngành nghề hay gọi tên kèm theo một chức danh, một danh từ tôn xưng nào đó cũng thể hiện mối quan hệ trọng - khinh, thân - sơ.

43T

Ở Việt Nam cũng như các nước phương Đông, người ta đặc biệt coi trọng phương diện tuổi tác. Vì thế, các danh từ, đại từ dùng trong hô gọi cùng các tiểu từ đi kèm có tác dụng rất quan trọng trong việc xác định quan hệ xã hội của các cá nhân. Để tránh sự vi phạm về quan hệ vị thế, người tham gia hoạt động giao tiếp cần tuân theo phương châm lịch sự trong hội thoại.

43T

Lịch sự là tôn trọng nhau. Nó là một biện pháp dùng để giảm bớt trở ngại trong tương tác giao tiếp giữa các cá nhân. Phép lịch sự mang bản chất trừu tượng, có ngay trong các lối nói cụ thể, các từ ngữ, biểu thức cụ thể. Biểu hiện lịch sự qua ngôn ngữ được xác định trong những tình huống cụ thể. Trước hết, vị thế xã hội của người nói trong quan hệ với người đối thoại tạo ra những thang độ xã hội khác nhau. Điều này ảnh hưởng tới những yếu tố lịch sự trong giao tiếp. Những tôn ti và qui ước trong từng tiểu xã hội có thể tác động, ngăn chặn hoặc sử dụng những lối nói mà trong tình huống khác có thể coi là bất lịch sự hoặc lịch sự. Thứ hai, phép lịch sự còn liên quan đến hiệu quả tích cực hay tiêu cực xảy ra đối với người chịu tác động của một hành vi ngôn ngữ. Đặc biệt là trong việc lựa chọn hô ngữ, những điều kiện này tác động rất mạnh mẽ đến quá trình hội thoại, tạo không khí thuận lợi hay không thuận lợi để đạt đến mục đích giao tiếp. Chính vì thế mà giữa những người có sự khác biệt về nền văn hóa không khỏi có những trục trặc trong quá trình sử dụng hô ngữ trong hội thoại, thậm chí có lúc gây nên những hậu quả tai hại.Có thể khẳng định rằng, ngôn ngữ là phương tiện thể hiện nhân cách, trình độ văn hóa và phép lịch sự. Các hô ngữ có thành phần đi kèm thành phần định danh là các động từ ngữ vi như: 5T43TThưa ông, Chào anh...5T25Tđược 25T43Txem là các phát ngôn chào hỏi, một trong những nghi thức giao tiếp không thể thiếu được ở bất kỳ một xã hội nào. Cũng như những phát ngôn nghi thức khác, những phát ngôn này giúp cho các thành viên trong xã hội thiết lập, duy trì và củng cố các mối quan hệ xã hội đối với

người cùng giao tiếp nhằm làm nảy sinh ở họ những phản ứng tích cực đối với họat động giao tiếp đó.

43T

Như vậy, ở chương này, luận văn đã lần lượt điểm qua vai trò, chức năng và cấu tạo của hô ngữ, cũng như đã phân loại các kết cấu của chúng. Ngoài ra, trong một chừng mực nhất định, chúng tôi cũng đã phân tích đặc điểm ngữ dụng của 3T43Thô 3T43Tngữ trong họat động giao tiếp. Có thể nói được rằng, thoạt nhìn, hô ngữ là một vấn đề đơn giản, nhưng quả nhiên như luận văn đã chỉ ra, hô ngữ liên quan đến nhiều yếu tố trong và ngoài ngôn ngữ, thậm chí đến yếu tố văn hóa.Các đặc điểm vừa xác lập sẽ là cơ sở để chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu với tiếng Hán hiện đại.

Một phần của tài liệu hô ngữ tiếng việt (trong so sánh với tiếng hán hiện đại) (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)