Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học hóa học lớp 11 theo hướng dạy học tích cực (Trang 145 - 163)

3.3.2.1. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm về mặt định lượng

Dựa trên các kết quả TNSP cho thấy chất lượng học tập của HS lớp TN cao

hơn HS lớp ĐC, thể hiện

+ Tỉ lệ % HS điểm dưới trung bình (từ 0 ÷ 4 điểm) của lớp TN thấp hơn ở lớp ĐC .

+ Tỉ lệ (%) HS điểm khá (từ 7 ÷8) của lớp TN cao hơn ở lớp ĐC.

+ Tỉ lệ (%) HS điểm giỏi (từ 9 ÷10) của lớp TN cao hơn ở lớp ĐC .

+ Đồ thị đường luỹ tích của lớp TN nằm bên phải và phía dưới đường luỹ tích của lớp ĐC.

+ Điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn HS lớp ĐC.

+ Hệ số biến thiên V của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC, chứng tỏ độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của lớp TN nhỏ hơn, tức là chất lượng lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC.

Kiểm tra độ tin cậy của kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student

Giá trị tới hạn của td là tα. Chọn xác suất α( từ 0,00 ÷ 0,05 ) và bậc tự do

k = n1 + n2 - 2.

Tra trong bảng phân phối Student với α = 0,05, ta có tα, k = 1,96 ÷ 2,00

Từ bảng tổng hợp kết quả kiểm tra ta thấy td của các bài kiểm tra ở 2 trường

THPT (4 cặp lớp TN và ĐC) đều lớn hơn tα, k = 1,96 ÷ 2,00. Như vậy sự khác nhau

về kết quả học tập giữa hai khối lớp TN và ĐC do tác động của phương án thực nghiệm có độ tin cậy với mức ý nghĩa 0,05.

3.3.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm về mặt định tính

Ở lớp thực nghiệm

- Đa số HS đã nắm được nội dung bài học tương đối đầy đủ, chính xác thể hiện ở

việc nắm được những trọng tâm, những nội dung cơ bản của bài học.

- HS lập kế hoạch học tập bằng sơ đồ tư duy là một sự đổi mới trong học tập

hóa học, rất cần được phát huy và nhân rộng cho các ngành học và cấp học phổ thông

- Trong bài làm của các em đã thể hiện việc nắm vững các mối liên hệ bên trong của các sự vật hiện tượng nghiên cứu. Khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các kiến thức được nâng lên (qua tìm hiểu, điều tra và thể hiện ở kết quả thực nghiệm).

- Các em đã nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài

tập của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

- Các em tích cực tham gia phát biểu ý kiến…….

Ở lớp đối chứng

- Các em mới chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhớ, tái hiện nội dung học tập, trình

bày như lời giảng của GV hoặc sách giáo khoa.

- Các nội dung kiến thức quan trọng, bản chất chưa nêu được hoặc nêu thiếu chính

xác do chưa thiết lập được các mối liên quan trong nội dung bài học.

- Việc xử lí các tình huống còn hạn chế, vận dụng kiến thức chưa linh hoạt.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Nội dung của chương 3 gồm các phần sau:

- Phần 1: Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm.

- Phần 2 : Nội dung thực nghiệm sư phạm

+ Lập kế hoạch thực nghiệm sư phạm. + Tiến hành thực nghiệm sư phạm.

+ Tổ chức kiểm tra và kết thúc thực nghiệm

- Phần 3: Kết quả thực nghiệm sư phạm.

+ Tổng hợp và xử lý kết quả thực nghiệm.

+ Kết luận và đề xuất ý kiến về kết quả thực nghiệm. Quá trình thực nghiệm sư phạm đã cho thấy:

- Việc tăng cường sử dụng PTTQ, phương tiện kĩ thuật trong dạy học Hóa học

có tác dụng thiết thực giúp HS được học trong hoạt động, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực, bản chất, do đó chất lượng DH Hóa học được nâng cao.

- Sử dụng phối hợp PTTQ với các PPDH hợp lý sẽ thu được kết quả cao trong QTDH.

- Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hóa học có tác dụng thiết thực

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Với sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn và toàn thể quý thầy cô cùng bạn bè, cộng thêm sự nổ lực của bản thân, tôi đã cơ bản hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau:

1.1. Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn làm cơ sở nền tảng cho việc

nghiên cứu nội dung của đề tài.

- Chúng tôi đã tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu của đề tài trong lĩnh vực

giáo dục học và nhận thấy rằng chưa có đề tài nào nghiên cứu về cách sử dụng PTTQ theo hướng dạy học tích cực trong dạy học hóa học. Vì vậy việc triển khai đề tài là rất cần thiết.

- Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học cho thấy phương pháp dạy

học trong giai đoạn hiện nay phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm và “hoạt động hoá người học”.

- Hệ thống được cơ sở lý luận về các phương pháp dạy học tích cực và

phương tiện trực quan trong dạy học.

- Tổ chức điều tra, khảo sát “Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan

trong dạy học môn hóa học lớp 11” với 80 giáo viên tại một số trường THPT trên địa bàn TPHCM và tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả điều tra đã tạo cơ sở thực tiễn vững chắc của đề tài là tính khả thi để thực hiện việc sử dụng phương tiện trực quan theo hướng dạy học tích cực, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học hóa học ở trường THPT nói chung và hóa học 11 phần hiđrocacbon nói riêng.

1.2. Nghiên cứu việc sử dụng PTTQ trong DHHH lớp 11 theo hướng dạy học

tích cực:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về sử dụng PTTQ trong dạy học hóa

học.

- Nghiên cứu một số phương tiện trực quan nhằm thúc đẩy tính tích cực

- Nghiên cứu nội dung chương trình SGK hóa học lớp 11 - nâng cao phần hiđrocacbon.

- Hệ thống được phương tiện trực quan sử dụng trong dạy học hóa học lớp

11 phần hiđrocabon, đề xuất các danh mục thiết bị dạy học gồm: 7 mô hình tĩnh, 23 mô hình động, 8 tranh ảnh và hình vẽ, 18 sơ đồ, 6 biểu bảng, 7 thí nghiệm, 18 phim thí nghiệm.

- Nghiên cứu các nguyên tắc và quy trình sử dụng PTTQ trong dạy học hóa

học.

- Luận văn đã phân tích việc sử dụng 7 mô hình; 7 tranh ảnh, hình vẽ; 3 sơ

đồ; 4 biểu bảng; 6 thí nghiệm, theo các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp nghiên cứu, phương pháp kiểm chứng, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề…

- Thiết kế 4 giáo án minh họa cho việc sử dụng PTTQ theo hướng dạy học

tích cực: giáo án ankan; giáo án anken; giáo án ankin; giáo án benzen và ankylbenzen.

1.3. Tiến hành thực nghiệm tại 8 lớp của 2 trường THPT Trần Quốc Tuấn và

THPT Nghĩa Hành I trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Với sự tham gia thực nghiệm sư phạm của 3 GV, 364 HS. Thực nghiệm sư phạm đã chứng minh tính đúng đắn của đề tài. Kết quả thực nghiệm phản ánh được chất lượng kết quả kiểm tra của các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC, việc sử dụng phương tiện trực quan theo hướng dạy học tích cực đã mang lại hiệu quả to lớn, học sinh có thể hiểu vấn đề thấu đáo và sâu sắc. Hình thành cho học sinh khả năng tư duy, khao khát học, chủ động vận dụng những kiến thức được tích lũy vào các tình huống. Học sinh đã chủ động thể hiện khả năng sáng tạo, mạnh dạn đưa ra ý kiến, những ý tưởng để giải quyết vấn đề được đặt ra.

1.4. Điểm mới của luận văn: Có thể khẳng định đề tài nghiên cứu là luận văn

thạc sĩ giáo dục học đầu tiên nghiên cứu về sử dụng phương tiện trực quan theo hướng dạy học tích cực trong dạy học hóa học, đáp ứng được nguyện vọng của GV và HS, cũng như chủ trương mới hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo là từng bước

đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường phổ thông.

Đóng góp quan trọng của luận văn là hệ thống hóa các phương tiện trực quan trong dạy học học phần hiđrocacbon. Đưa ra phương pháp sử dụng phương tiện trực quan theo hướng dạy học tích cực. Đề tài nghiên cứu khoa học đã cho thấy sử dụng phương tiện trực quan theo hướng dạy học tích cực là một trong những giải pháp

nâng cao chất lượng dạy học hóa học bằng con đường tư duy.

2. Kiến nghị

Từ các kết quả của đề tài nghiên cứu, để góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học ở trường THPT, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tạo điều kiện để GV có thể tăng cường áp dụng các PPDH tích cực

- Kết hợp với Bộ Tài chính có những chính sách ưu đãi với giáo viên: tăng

lương; giảm giờ dạy... để GV có thời gian đầu tư nội dung và PPDH tốt hơn.

- Đầu tư cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cơ bản cho việc sử

dụng các phương tiện trực quan.

- Tiếp tục cải cách chương trình sao cho khoa học, hiện đại, không nặng về kiến

thức hàn lâm, lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng mềm cho HS vào trong chương trình dạy học.

- Tiếp tục đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá. Cụ thể là không chỉ đánh giá

trên nền tảng kiến thức và kĩ năng hoá học, cần đề ra các tiêu chí đánh giá được kĩ năng hoạt động, năng lực xã hội và thái độ học tập của HS thông qua các hoạt động nhóm và cá nhân xoay quanh chủ đề của môn học.

2.2. Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến rộng rãi các PPDH tích cực cho giáo viên,

các phương tiện trực quan cho giáo viên và học sinh

- Tổ chức thi đua, khen thưởng kịp thời các cá nhân, đơn vị sử dụng PPDH theo

xu hướng đổi mới hiệu quả.

2.3. Đối với các trường THPT

cao chất lượng bài lên lớp.

- Tổ chức thường xuyên các giờ dạy có sử dụng PPDH tích cực để các GV tham

khảo và học tập lẫn nhau.

- Thiết kế tổ chức lớp học có sĩ số từ 30 - 35 HS/ lớp để đảm bảo hoạt động

nhóm tác động tích cực đến mọi đối tượng HS. Thành viên nào cũng có cơ hội tham gia hoạt động, thể hiện tiềm năng và rèn luyện những kĩ năng quan trọng cho cuộc sống và công việc tương lai.

2.4. Đối với giáo viên

- Tăng cường sử dụng các PPDH hiện đại, thiết kế các hoạt động dạy học tích

cực để HS có cơ hội chủ động, sáng tạo trong học tập, HS có môi trường hoạt động rèn luyện các kĩ năng mềm và thể hiện bản thân.

- Tích cực khai thác đồ dùng và các thiết bị dạy học có hiệu quả. Áp dụng công

nghệ thông tin vào việc thiết kế, soạn giảng bài lên lớp.

Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải ngày càng năng động, sáng tạo. Đây là nhiệm vụ hàng đầu mà ngành Giáo dục chúng ta quan tâm. Cốt lõi của việc đổi mới PPDH cũng là đào tạo nên một thế hệ con người có khả năng hội nhập và hợp tác tốt. Bên cạnh áp dụng những PPDH hiện đại còn phải biết kết hợp với các phương tiện trực quan mang nhằm lại cho người học những điều cơ bản về kiến thức và kĩ năng sống. Mong rằng trong tương lai việc sử dụng phương tiện trực quan theo phương pháp dạy học tích cực sẽ phổ biến rộng rãi và được nhiều người sử dụng hơn.

Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp, để giúp tác giả bổ sung vào công trình nghiên cứu và hoàn thiện hơn trong các công trình nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Trần Thị Lan Anh (1996), Lựa chọn, sử dụng hệ thống băng hình và một số

phương tiện trực quan để nâng cao chất lượng dạy - học môn hóa học lớp 10, 11 PTTH,Luận văn tốt nghiệp cử nhân sư phạm, Trường ĐHSP Hà Nội.

2. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, ĐHSP Tp.HCM.

3. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học

Sư phạm TPHCM.

4. Trịnh Văn Biều (2005), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học

Quốc gia Tp. HCM.

5. Trịnh Văn Biều (2000), Lí luận dạy học Hóa học, NXB Đại học Sư phạm

TPHCM.

6. Trịnh Văn Biều (2002), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng

dạy học hóa học cho sinh viên trường ĐHSP, Luận án tiến sĩ giáo dục học.

7. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học,

ĐHSP TpHCM.

8. Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường trung học

phổ thông môn Hoá học, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Duy Bảo (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và thực hiện

đề tài nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Bưu Điện - Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục

Trung học phổ thông – môn Hóa học, NXB Giáo dục.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương

trình, sách giáo khoa lớp 11 – môn Hóa học, NXB Giáo dục.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Dự án Việt Bì, Tập huấn giảng viên Trung

ương về dạy và học tích cực, Hà Nội

13. Nguyễn Thạc Cát (2003), Từ điển hóa học phổ thông, NXB Giáo dục.

14. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông và

15. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2001), Phương pháp dạy học hóa học tập 1, NXB Giáo dục.

16. Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh, Trần Trọng Dương (1980), Thí nghiệm

thực hành lí luận dạy học hóa học, NXB Giáo dục.

17. Nguyễn Đức Dũng (2008), Sử dụng phương tiện trực quan và phương tiện kĩ

thuật dạy học để nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học lớp 10, 11 ở trường trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội.

18. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Hà Nội.

19. Trần Quốc Đắc (Chủ biên), Nguyễn Cảnh Chi,…., Lê Ngọc Thu (2002), Một số

vấn đề lí luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy - học ở trường phổ thông Việt Nam,NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

20.Vũ Gia (2000), Làm thế nào để viết luận văn, luận án, biên khảo, NXB Thanh

Niên.

21. Cao Cự Giác (Chủ biên), Nguyễn Xuân Dũng, Cao Thị Văn Giang, Hoàng

Thanh Phong (2007), Thiết kế bài giảng Hóa học 11, tập II, NXB Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Hà (2005), Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao về hợp chất hữu cơ

nhóm chức nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong dạy học Hóa học ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN.

23. Thái Hải Hà (2008), Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học lớp 10 theo định

hướng tích cực hóa hoạt động của HS,Luận văn thạc sĩ. ĐHSP TPHCM.

24. Nguyễn Thị Hoa (2003), Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện kỹ thuật dạy

học để nâng cao tính tích cực, chủ động của HS trong học tập hóa học lớp 10, lớp 11 trường THPT ở Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN.

25. Phó Đức Hòa, Ngô Quan Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy

Một phần của tài liệu sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học hóa học lớp 11 theo hướng dạy học tích cực (Trang 145 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)