Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học hóa học

Một phần của tài liệu sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học hóa học lớp 11 theo hướng dạy học tích cực (Trang 41 - 44)

Sử dụng là mục đích cuối cùng của trang bị phương tiện trực quan. Vì vậy,

một trong những vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của lĩnh vực PTTQ hiện nay là nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các PTTQ đã được trang bị.

Trong QTDH, người ta có thể sử dụng PTTQ theo nhiều phương pháp khác

nhau, nhưng thường sử dụng theo các phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu gồm có 4 giai đoạn và mỗi giai đoạn lại chia ra một

số bước [15, tr.107-109]:

Giai đoạn I: Định hướng (gồm hai bước).

Bước 1: Đặt vấn đề.

Bước 2: Phát biểu vấn đề.

Giai đoạn II: Lập kế hoạch (gồm hai bước).

Bước 3: Đề xuất giả thuyết .

Bước 4: Lập kế hoạch giải ứng với giả thuyết.

Giai đoạn III: Thực hiện kế hoạch.

Bước 5: Thực hiện kế hoạch giải.

Bước 6: Đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Bước 7: Phát biểu kết luận về cách giải.

Giai đoạn IV: Kiểm tra và đánh giá cuối cùng (kết luận).

Sau khi thể nghiệm bằng cách ứng dụng kết luận của kế hoạch giải, nếu xét thấy đề tài đã được giải quyết trọn vẹn ta kết thúc việc nghiên cứu. Nếu thấy xuất hiện vấn đề mới thì tùy theo mức độ của nó có thể chuyển lên bước 1 hay bước 2.

Theo những yêu cầu đầy đủ của phương pháp nghiên cứu thì phương pháp này khó có thể ứng dụng rộng rãi trong dạy học hóa học. Nét bản chất của phương pháp nghiên cứu trong dạy học hóa học là: HS phải giành lấy kiến thức qua tư duy độc lập sáng tạo hoặc hoạt động thực hành. Nhờ sự hướng dẫn của giáo viên, HS được đặt vào điều kiện, hoàn cảnh phải tự giành lấy kiến thức. Tùy theo trình độ kiến thức, sự chuẩn bị của HS và các tính chất tài liệu nghiên cứu ... phương pháp nghiên cứu trong dạy học có thể chỉ thể hiện được những yêu cầu tối thiểu - nó được coi là phương pháp nghiên cứu từng phần - hoặc cả những yêu cầu cao hơn trong phương pháp nghiên cứu.

Quy trình sử dụng PTTQ theo phương pháp nghiên cứu:

- GV sử dụng PTTQ.

- GV hướng dẫn HS quan sát PTTQ, gợi ý đặt câu hỏi để HS tái hiện kiến

thức cũ hoặc tự tiếp thu kiến thức mới.

- GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận (hoặc GV đưa ra kết luận - mức độ thấp).

Phương pháp minh họa

- Giáo viên thông báo, giới thiệu các kiến thức cho học sinh.

- Giáo viên giải thích và đưa ra kết luận.

- Giáo viên sử dụng PTTQ để minh họa.

PPDH theo phương pháp kiểm chứng

- Làm cho HS hiểu rõ vấn đề: nêu mục đích sử dụng PTTQ.

- Xác định phương hướng giải quyết. Nêu giả thuyết: yêu cầu HS dự đoán

những kiến thức khai thác được, hiện tượng thí nghiệm, những phản ứng hóa học có thể xảy ra, lí do….

- Xác nhận giả thuyết đúng: tiến hành sử dụng PTTQ để kiểm chứng những

nội dung đã nêu, kết luận về lời giải.

- GV kiểm tra kiến thức vừa tiếp thu và dạy HS vận dụng kiến thức.

Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

* Bản chất: GV dùng PTTQ để tạo ra mâu thuẫn nhận thức, gây ra nhu cầu tìm kiếm kiến thức mới trong HS. Trước tiên GV yêu cầu HS dự đoán kiến thức, các hiện tượng xảy ra trên cơ sở kiến thức đã có. GV hoặc HS sử dụng PTTQ. HS

quan sát PTTQ, đối chiếu thấy không đúng với điều dự đoán. Khi đó sẽ tạo ra mâu

thuẫn nhận thức, kích thích HS tìm tòi giải quyết vấn đề. Kết quả là HS nắm vững kiến thức, tìm ra con đường giải quyết vấn đề và có niềm vui vào sự nhận thức.

* Kết luận:

Việc sử dụng PTTQ sẽ đem lại hiệu quả sư phạm khác nhau khi GV sử dụng theo các PP khác nhau. Việc sử dụng phương pháp nào trong dạy học còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mục đích của PTTQ, trình độ của học sinh, tính chất của vấn đề cần nghiên cứu.

Nói chung giai đoạn dạy học trước lý thuyết chủ đạo thì nên sử dụng theo

PPNC. Lúc này coi PTTQ là nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Sau khi học các lý thuyết chủ đạo, nên sử dụng theo PP đối chứng.Lúc này có thể gợi ý cho HS dựa vào cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, độ âm điện, ... để dự đoán trước tính chất của các chất, sau đó làm thí nghiệm. Ở đây thí nghiệm có tác dụng kiểm chứng cho những dự đoán dựa vào tính chất của chất.

Khi sử dụng PTTQ theo PP nghiên cứu cần hướng dẫn HS quan sát và gợi ý để họ cả thể tự rút ra được các kiến thức mới. Cần khai thác triệt để các hiện tượng quan sát được để khắc sâu kiến thức cho học sinh.

Nếu khi sử dụng bất kỳ PTTQ nào chúng ta cũng khai thác triệt để các hiện tượng thí nghiệm tức là chúng ta đã ôn tập, củng cố, khắc sâu và rèn luyện cho HS khả năng vận dụng kiến thức. Đó là cách dạy học tích cực, tự lực và là sự tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.

Trong giảng dạy môn hóa học ở THPT có thể sử dụng: phương pháp nghiên cứu, phương pháp đối chứng và các phương pháp khác như nêu vấn đề, phương pháp so sánh đối chiếu... Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp nào trong dạy học

còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mục đích của PTTQ, trình độ của học sinh, tính chất của vấn đề cần nghiên cứu.

Một phần của tài liệu sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học hóa học lớp 11 theo hướng dạy học tích cực (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)