Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học hóa học lớp 11 theo hướng dạy học tích cực (Trang 30 - 31)

Khả năng phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực cần thiết đảm bảo sự thành đạt trong cuộc sống. Vì vậy, tập cho HS biết phát hiện, nêu ra và giải quyết những vấn đề cần nhận thức trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà còn đặt ra trong mục tiêu đào tạo của giáo dục phổ thông.

Nét đặc trưng của dạy học nêu vấn đề hay còn gọi là dạy học đặt và giải quyết vấn đề là sự lĩnh hội kiến thức diễn ra thông qua quá trình giải quyết vấn đề. GV đưa HS vào các tình huống có vấn đề rồi giúp HS tự lực giải quyết vấn đề đặt ra. Bằng cách đó, HS vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp nhận thức tri thức đó, phát triển được tư duy sáng tạo, và khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề.

Cấu trúc một bài học (hoặc một phần trong bài học) theo phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề thường gồm các bước sau:

a) Đặt vấn đề:Xây dựng bài toán nhận thức

- Tạo tình huống có vấn đề.

- Phát biểu vấn đề cần giải quyết.

b) Giải quyết vấn đề đặt ra

- Đề xuất các giả thuyết.

- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề (theo các giả thuyết đặt ra).

- Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề.

c) Kết luận

- Thảo luận kết quả và đánh giá.

- Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.

- Phát biểu kết luận.

- Đề xuất vấn đề mới.

Khâu quan trọng của phương pháp dạy học này là tạo tình huống có vấn đề, điều chưa biết là yếu tố trung tâm gây ra sự hứng thú nhận thức, kích thích tư duy, tính tự giác tích cực trong hoạt động nhận thức của HS. Trong dạy học hóa học, GV có thể sử dụng thí nghiệm hóa học, bài tập nêu vấn đề để tạo tình huống có vấn đề.

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề có các mức độ như:

- Mức độ 1: GV nêu và giải quyết vấn đề.

- Mức độ 2: GV và học sinh cùng nhau thực hiện toàn bộ quy trình của

phương pháp.

+ GV nêu vấn đề và tổ chức cho HS tham gia giải quyết vấn đề. + GV nêu vấn đề và gợi ý cho HS đề xuất cách giải quyết vấn đề.

+ GV cung cấp thông tin, tạo tình huống để HS phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Mức độ 3: HS tự phát hiện vấn đề, tự lực giải quyết vấn đề và đánh giá.

Tùy vào trình độ nhận thức của HS mà GV áp dụng ở các mức độ cho phù hợp. Với lớp HS trung bình, GV nên áp dụng từ mức độ thấp nhất tương ứng với phương pháp thuyết trình nêu vấn đề để HS nắm bắt được phương pháp nhận thức, cách nêu vấn đề, cách giải quyết vấn đề, cách lập luận, xây dựng giả thuyết… qua phần trình bày mẩu của GV. Từ đó, GV sẽ nâng dần lên các mức độ cao hơn của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học hóa học lớp 11 theo hướng dạy học tích cực (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)