Một số quan niệm chưa đúng hiện nay về dạy học tích hợ p

Một phần của tài liệu Thực hiện dạy học tin học đại cương theo mô đun một cách có hiệu quả tại trường cao đẳng công nghiệp thái nguyên (Trang 35)

- Bài dạy tích hợp là sự ghép cơ học lý thuyết và thực hành.

- Dạy học tích hợp chỉ áp dụng cho những nội dung dạy kỹ năng đơn giản trong một vài giờ.

- Chỉ là bài dạy hướng dẫn ban đầu trong dạy thực hành.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương này tác giảđã nghiên cứu: - Đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện. - Chương trình đào tạo nghề theo Mô đun. - Quan điểm tích hợp trong đào tạo nghề

Để nâng cao chất lượng dạy và học nhằm cung cấp nguồn nhân lực cao cho thị trường lao động hiện nay. Khoa CNTT - Trường CĐCN Thái Nguyên cần phải đổi mới cách vận hành chương trình đào tạo theo Mô đun của tổng cục dạy nghề một cách có hiệu quả hơn.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN. 2.1. Giới thiệu chung về trường Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên

Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái nguyên đã trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ thày và trò luôn luôn thi đua, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học của mình phục vụđắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Trong suốt 50 năm qua, Nhà trường đã có nhiều thành tích trong các lĩnh vực

đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý có trình độ cao, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất công nghiệp.

Trải qua những bước thăng trầm về lịch sử, về cơ chế, nhà trường đã từng bước vươn lên để phấn đấu và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trường đã đào tạo

được gần 50.000 cán bộ Trung cấp kỹ thuật và công nhân kỹ thuật. Lực lượng lao

động được đào tạo tại nhà trường hiện đang lao động, công tác khắp mọi miền đất nước.

Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên tiền thân là một cơ sở dạy nghề

của Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ được thành lập năm 1959. Ngày 31/01/1975 trường được tách ra khỏi nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ thành một trường độc lập trực thuộc Bộ công nghiệp lấy tên là Trường công nhân kỹ thuật Cơ điện Công nghiệp nhẹ Bắc Thái.

Năm 1994 trường được đổi tên thành trường Kỹ nghệ thực hành Bắc Thái. Năm 1998 trường được nâng cấp và đổi tên thành trường Trung học Công nghiệp Thái Nguyên theo Quyết định số 14/1998/QĐ - BCN ngày 26 tháng 02 năm 1998.

Năm 2006 trường được nâng cấp và đổi tên thành trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên theo Quyết định số 5618/QĐ - BCN ngày 9 tháng 10 năm 2006.

Trường Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng kỹ thuật, kinh tế công nghiệp và trình

độ thấp hơn, gồm các chuyên ngành chủ yếu: Công nghệ kỹ thuật cơ khí , công nghệ cơ khí động lực, Điện tự động hoá, công nghệ kỹ thuật điện, công nghệ kỹ

thuật điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ May, công nghệ thiết kế thời trang, kế toán theo quy định của pháp luật; Là cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học – Công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất – Kinh doanh của ngành công nghiệp và yêu cầu phát triển của xã hội.

Trường Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên đào tạo đa bậc học và đa ngành nghề, cho ngành công nghiệp và cho cả nền kinh tế đất nước nói chung, quy mô Nhà trường ngày càng mở rộng. Hiện nay trường là một cơ sởđào tạo có uy tín của các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.

Trường chịu sự lãnh đạo và quản lý toàn diện, trực tiếp của Bộ công nghiệp; chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ

lao động – TB&XH, các Bộ, ngành có liên quan; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đóng trụ sở. Trường hoạt động theo điều lệ trường Cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, quy chế tổ chức và hoạt động của trường do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành; Trường được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước áp dụng cho hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công lập.

Trường là đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và ngân hàng Nhà nước, có con dấu ( kể cả con dấu nổi và con dấu thu nhỏ) để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.

Với bề dày lịch sử và thành tích trong đào tạo, trường đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng:

- 01 Huân chương lao động hạng nhất - 01 Huân chương lao động hạng nhì

- 01 Huân chương lao động hạng ba

Nhiều năm trường được Bộ công nghiệp và Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là trường tiên tiến xuất sắc.

- 02 cá nhân được phong danh hiệu Nhà giáo ưu tú

- 01 người được tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba

Và nhiều thành tích khen thưởng khác của các cấp lãnh đạo thưởng cho tập thể và cá nhân trong trường.

Nhiệm vụ chủ yếu của trường theo quyết định số 2895/QĐ - BCN ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp (nay là Bộ công thương), Trường Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên:

1. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật - Kinh tế công nghiệp và các trình độ thấp hơn, gồm các chuyên ngành chủ yếu: Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ cơ khí động lực, Điện tự động hoá, Công nghệ kỹ thuật điện, công nghệ kỹ

thuật điện tử, Công nghệ thông tin, công nghệ May, công nghệ thiết kế thời trang, kế toán theo quy định của pháp luật.

2. Đào tạo lại, đào tạo chuyển nghề, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức quản lý kỹ thuật, kinh tế, công nhân bậc cao theo yêu cầu của các thành phần kinh tế.

3. Xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với ngành nghề trường được phép đào tạo theo chương trình khung do Nhà nước quy định.

4. Thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo, công nhân tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của luật giáo dục.

5. Xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giáo viên theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

6. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chuyên ngành; thực hiện gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao động, sản xuất.

7. Thực hiện các hoạt động dịch vụ khoa học – Kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, sản xuất thực nghiệm, sản xuất – Kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo.

8. Tổ chức các hoạt động thông tin bằng các hình thức in ấn tài liệu, giáo trình phục vụđào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.

9. Phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế; liên kết, liên thông về đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, triển khai khoa học – Công nghệ chuyên ngành với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

10. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn được Nhà nước, Bộ Công nghiệp giao.

11. Quản lý tổ chức, biên chế theo quy định của Bộ công nghiệp.

12. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường, bảo vệ tài sản và thực hiện các biện pháp bảo hộ, an toàn lao động.

13. Báo cáo định kỳ và đột xuất theo chếđộ quy định.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

2.1.1. Quy mô, hình thc đào to.

- Đào tạo hệ cao đẳng kỹ thuật tập trung 3 năm, lưu lượng học sinh 1500 sinh viên (tuyển 750 sinh viên/năm). Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Đào tạo hệ cao đẳng nghề kỹ thuật tập trung 3 năm, lưu lượng học sinh 900 sinh viên (tuyển 460 sinh viên/năm). Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Đào tạo hệ trung học kỹ thuật tập trung 02 năm, lưu lượng 800 học sinh (tuyển sinh 400 học sinh/năm). Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Đào tạo hệ trung cấp nghề kỹ thuật tập trung 02 năm, lưu lượng 1.200 học sinh (tuyển sinh 660 học sinh/năm). Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Liên kết đào tạo đại học tại chức với đại học Bách khoa Hà Nội, đại học Công Đoàn, đại học Công nghiệp Thái Nguyên, đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, ... (800 sinh viên/năm).

- Đào tạo ngắn hạn 3 – 6 tháng (150 học sinh/năm).

2.1.2. Nghđào to. Gm có 08 ngh

- Nghề Kỹ thuật điện tử

- Nghề Công nghệ thông tin

- NghềĐiện xí nghiệp và dân dụng - NghềĐộng lực - Nghề Cơ khí chế tạo - Nghề Hàn - Nghề Kế toán - Nghề May 2.1.3. Thi gian đào to - Cao đẳng: Ba năm với tổng 2535 giờ - Cao đẳng nghề: Ba năm với tổng 3750 giờ - Trung cấp: Hai năm với tổng 1425 giờ - Trung cấp nghề: Hai năm với tổng 2.550 giờ

2.1.4. Chương trình, giáo trình đào to

2.2. Phân tích điều kiện đáp ứng cho việc dạy học theo Mô đun của khoa Công nghệ thông tin - trường Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên. Công nghệ thông tin - trường Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên.

2.2.1 Đội ngũ giáo viên

Nhà trường luôn xác định rõ vai trò rất quan trọng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, coi đây là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Việc xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được thực hiện theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng. Đội ngũ giáo viên của nhà trường hiện nay đạt chuẩn 100%, có bản lĩnh chính trị, phẩm chấp đạo đức, lối sống, lương tâm nghề

nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ. nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả như:

- Có chính sách ưu tiên, khuyến khích trong tuyển dụng đối với những người có trình độđại học chính quy đạt loại khá về giảng dạy tại trường.

- Cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện sinh hoạt chuyên môn, hội thảo, dự giờ, tổ chức hội giảng. Tổ chức cho giáo viên đi tham quan, giao lưu học tập kinh nghiệm tại các trường bạn và các doanh nghiệp.

- Số giáo viên đang được đào tạo và bồi dưỡng (Tiến sĩ: 02, Thạc sỹ: 05). Trong đó số người được đào tạo bồi dưỡng trong năm học này ( Tiến sỹ: 01, Thạc sỹ: 01 )

Hiện tại nhà trương đang nghiên cứu bổ xung lực lượng giáo viên còn thiếu và bố trí sắp xếp lại giáo viên cho hợp lý.

Hiện tại khoa Công nghệ thông tin có 10 giáo viên, trong đó: - Giáo viên cơ hữu: 8

- Giáo viên hợp đồng: 2.

Tất cả giáo viên trong khoa đều được đào tạo cơ bản từ các trường đại học kỹ thuật và sư phạm kỹ thuật trong nước (bảng 2.1), tất cảđều có trình độ ngoại ngữ và tin học đảm bảo để tham gia học tập, nghiên cứu và giảng dạy (bảng 2.2). Bng 2.1. Trình độ hc vn ca giáo viên. Trình độ Khoa Tổng số Thạc sỹ và đang học cao học Đại học Ghi chú Giáo viên 10 04 06 Cộng 10 04 06 Bng 2.2. Trình độ ngoi ng, tin hc. Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học Khoa Tổng số Đại học A B C Đại học CNTT Đại học SP Tin Công nghệ thông tin 10 6 4 8 2

Cng 10 6 4 8 2

¾ Nhận xét: Đối chiếu với điều kiện, tiêu chuẩn của giáo viên dạy nghề thì đội ngũ giáo viên của khoa Công nghệ thông tin đảm bảo

2.2.2 Phương pháp dy hc

Hiện nay, qua khảo sát tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đang chủ yếu sử dụng nhóm các phương pháp dạy học truyền thống để giảng dạy. Hầu như giáo viên của trường chưa sử dụng nhóm các phương pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, quá trình giảng dạy chưa lấy học sinh làm trung tâm, nên không phát huy được tính chủ động sáng tạo của người học. Hoạt

động dạy học thường diễn ra theo xu hướng một chiều. Chính vì vậy đã phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. (Xem bảng 2.3)

Bng 2.3. Nhóm các phương pháp dy hc Nhóm phương pháp Các phương pháp giảng dạy Mức độ áp dụng Phương pháp thuyết trình 80% Tài liệu tham khảo 20% Phương pháp trình bày mẫu 100%

Phương pháp hướng dẫn học sinh quan sát 20% Nhóm Truyền

thống

Phương pháp luyện tập. 100%

Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề 50% Phương pháp dạy học Algorith hóa

Dạy học chương trình hoá

Phương pháp bốn giai đoạn

Phương pháp sử dụng phiếu hướng dẫn Phương pháp dạy học theo dự án Nhóm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh Phương pháp dạy học sử dụng tình huống 2.2.3 Cơ s vt cht

Với tổng diện tích khuôn viên cơ sởđào tạo quản lý sử dụng: 10ha Trong đó 13.595 m2 xây dựng, bao gồm 5 khu:

- Khu giảng đường: 3.546 m2

- Khu nhà văn hoá và hội trường: 308 m2 - Khu ký túc xá: 2.014 m2 - Khu giáo dục thể chất: 5.970 m2

- Số diện tích còn lại được xây dựng cho 5 khoa (Điện - Điện tử, Công nghệ

thông tin, Cơ khí, Kế toán, Khoa may)

™ PHÒNG HỌC THỰC HÀNH (bảng 2.4)

Ngoài các phòng học lý thuyết, Khoa Công nghệ thông tin có phòng tin học chung cho các khoa trong toàn trường với diện tích 350 m2 được phân bổ như sau:

Bng 2.4. S lượng phòng thc hành STT Phòng thực hành Số lượng (máy tính) 1 Phòng Internet 30 2 Phòng máy số 1 20 3 Phòng máy số 2 22 4 Phòng máy số 3 25 5 Phòng máy số 4 20 6 Phòng máy số 5 25 7 Phòng máy số 6 (Sửa chữa và bảo trì) 15

Với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, khoa được xây dựng trên khuôn viên rộng. Toàn bộ thiết kế, xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị máy móc do Nhà nước cung cấp. Công trình thể hiện tính khoa học, đồng bộ, đáp ứng được các yêu cầu của một trường đào tạo nghề kỹ thuật. Xưởng thực hành khoa được thiết kế khoa học, mỗi phòng thực hành được lắp đặt máy móc, thiết bị, hệ thống chiếu sáng phù hợp cho các lớp thực hành từ 20- 25 học sinh. Khoa có 02 phòng hướng dẫn lý thuyết ban

đầu với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy, văn phòng khoa được trang bịđầy đủ tiện nghi làm việc cho giáo viên, cùng với các loại máy móc thiết bị phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy. Hệ thống máy tính của khoa được kết nối mạng Internet, mạng LAN đảm bảo phục vụ tốt cho học tập của học sinh và nghiên cứu của giáo viên.

™ Thư viện:

Trường có 01 thư viện với trên 5500 đầu sách trong đó có trên 500 đầu sách cho chuyên ngành Tin, có phòng khai thác Internet tại thư viện, khoảng 10% là sách tham khảo của nước ngoài.

Hiện nay về cơ sở vật chất của nhà trường đã phần nào đáp ứng đủ số lượng

Một phần của tài liệu Thực hiện dạy học tin học đại cương theo mô đun một cách có hiệu quả tại trường cao đẳng công nghiệp thái nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)