Các kiểu cấu trúc chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Thực hiện dạy học tin học đại cương theo mô đun một cách có hiệu quả tại trường cao đẳng công nghiệp thái nguyên (Trang 28)

1.2.5.1. Kiểu chương trình đào tạo theo môn học.

Đây là kiểu chương trình truyền thống, theo thời gian, lớp bài, khóa học. Chương trình thường được xây dựng theo các môn học, chương, mục... ít bám sát với nghề. Giáo viên tập trung vào bao quát tài liệu giảng dạy. Người học hiếm khi biết chính xác họ sẽ học cái gì trong mỗi phần của chương trình và ít có cơ hội để

kiểm tra quá trình và không gian giờ học. Vì vậy chương trình thiếu linh hoạt và mềm dẻo. Cuối mỗi học kỳ một số sinh viên hoàn thành tốt chương trình, còn một số khác thì không hoàn thành tốt hoặc có thể không hoàn thành chương trình đặt ra.

Trong kiểu chương trình môn học, các môn học được tạo thành bởi "lát cắt" ngang (xem hình 1.7). Các môn chung, văn hóa phổ thông, các môn học kỹ thuật cơ

sở, phần lý thuyết chuyên môn, phần thực hành nghề được cấu trúc riêng biệt, chúng liên kết với nhau một cách tương đối độc lập. [6]

Chương trình kiểu này thường có hạn chế:

- Kỹ năng hành nghề chỉ được hình thành sau một thời gian học tập trung tương đối dài ở trường ( thường là sau khóa học).

- Không tạo điều kiện cho người học tự lựa chọn cho phù hợp với điều kiện cá nhân (về học vấn, tài chính)

- Khó khăn khi cần phải thay đổi chương trình.

- Không tạo điều kiện cho sự liên thông giữa các trình độ cũng như các phương thức đào tạo.

1.2.5.2. Kiểu chương trình đào tạo theo Mô đun kỹ năng hành nghề.

Đây là một phương thức đào tạo nhằm cung cấp cho người học có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, hành vi thái độ tương ứng với một nghề nghiệp nào đó trong xã hội ở các trình độ khác nhau.

Mỗi Mô đun là sự tích hợp của nhiều lĩnh vực khoa học, ở nhiều mức độ

khác nhau và hướng tới một mục tiêu rõ rệt, thường đó là thao tác nghề nghiệp để

làm được một công việc nào đó. Nội dung của các Mô đun được soạn thảo đảm bảo tính lắp lẫn ( để có thể dùng chung cho nhiều nghề) và tính xếp chồng (theo các trình độ khác nhau). (xem hình 1.8)

Thực hành nghề

Các môn học lý thuyết chuyên môn

Các môn kỹ thuật cơ sở

Các môn chung

"Lát cắt" ngang

Trong chương trình đào tạo theo Mô đun kỹ năng hành nghề, khái niệm môn học bị phá vỡ. Toàn bộ nội dung kiến thức khoa học đã tích hợp lý thuyết và thực hành, giúp cho người học nhanh chóng hình thành được các năng lực hoạt động nghề nghiệp. Chương trình được xây dựng trên các vấn đề trọn vẹn của Mô đun. Trong trường hợp này, ranh giới giữa các lĩnh vực kiến thức và kỹ năng không còn nữa. Tiêu chí đánh giá của nó chính là kỹ năng hành nghề hay cũng chính là các năng lực thực hiện của người học. [3, tr.13]

Ưu đim ca cu trúc này:

- Mục tiêu đào tạo và cấu trúc nội dung đa dạng, thời gian đào tạo ngắn, phù hợp với nhu cầu người học cũng như người sử dụng lao động.

Thực hành nghề

Các môn học lý thuyết chuyên môn

Các môn kỹ thuật cơ sở

Các môn chung

"Lát cắt"

dọc

Hình 1.8: Kiểu chương trình đào tạo theo Mô đun kỹ năng hành nghề

- Đào tạo ban đầu và nâng cao là một quy trình được thực hiện thường xuyên, tạo điều kiện cho người học có thể nhanh chóng đi vào nghề nghiệp cũng như có thể nâng cao trình độ nghề tới đỉnh cao khi có điều kiện.

- Nội dung đào tạo được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nghề, thực hiện tốt nguyên lý "học đi đôi với hành", nâng cao chất lượng và hiệu quảđào tạo.

- Nhanh chóng kịp thời bổ sung được những kiến thức và kỹ năng nghề phù hợp với sự biến đổi nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, có

điều kiện bám sát với yêu cấu sản xuất. Vì đây là hệ thống mở, có thể bổ sung hoặc thay đổi các đơn nguyên học tập một cách dễ dàng.

- Nâng cao tính mềm dẻo, linh hoạt của quá trình đào tạo nghề, tạo điều kiện liên thông giữa một nghề, đặc biệt đối với những nghề cùng một lĩnh vực kỹ thuật nhờ vào việc sử dụng chung một số Mô đun đơn vị.

- Hiệu quả kinh tế cao, các kiến thức và kỹ năng đều có thể được sử dụng ngay để hành nghề sau khi học xong mỗi Mô đun kỹ năng hành nghề.

- Người học có thể tự học, tự đánh giá nhờ vào các hướng dẫn, các bài tập kiểm tra, trắc nghiệm sau khi học xong mỗi đơn nguyên, mỗi Mô đun.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, trong quá trình dạy học nhờ vào những quy định và hướng dẫn cụ thể.

- Có điều kiện thực hiện "cá nhân hoá" cao trong đào tạo, nhờ việc đánh giá khả năng, trình độ từng học viên trước khi học và việc hướng dẫn lựa chọn các Mô

đun thích hợp để đạt yêu cầu học tập của họ cũng như mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Nhược đim ca kiu cu trúc này:

- Cấu trúc nội dung đào tạo hoàn chỉnh cho toàn khoá của một nghề kém phần logic.

- Việc trang bị kiến thức kỹ thuật cơ bản cho một nghề diện rộng để tạo khả

năng phát triển lâu dài bị hạn chế bởi thời gian đào tạo và cấu trúc logic của quá trình đào tạo. Kiến thức lý thuyết ở mức thấp, người học khó có thể đạt trình độ

phân tích, đánh giá các vấn đề.

- Đào tạo theo cấu trúc này có thể kém hiệu quả đối với những Mô đun kỹ

năng hành nghề mà phần thực hành chiếm quá ít, hoặc khi các chuẩn đánh giá không được quy định rõ ràng.

- Tốn kém hơn phương thức đào tạo truyền thống vì biên soạn tài liệu giảng dạy phức tạp, phương tiện, thiết bị giảng dạy cần hoàn chỉnh theo quy định.

- Giáo viên cần có trình độ cao và phải được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy theo Mô đun kỹ năng hành nghề.

Vi nhng ưu đim và hn chế nêu trên thì đào to ngh theo Mô đun k năng hành ngh s rt thun li cho loi hình đào to ngn hn, còn loi hình đào to dài hn thì cn vn dng mt cách linh hot và khéo léo tng bước mt và phi hp vi phương thc đào to truyn thng hin nay.

1.2.5.3. Kiểu chương trình đào tạo kết hợp.

Thực chất của kiểu chương trình này là sự kết hợp giữa chương trình đào tạo theo môn học (kiểu truyền thống) và chương trình theo Mô đun kỹ năng hành nghề (xem hình 1.9) [6].

Theo kiểu chương trình này, khối kiến thức các môn chung, các môn kỹ

thuật cơ sở là một thành phần của chương trình đào tạo theo Mô đun và được Mô

đun hoá thành các học phần. Phần lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề được tích hợp thành các Mô đun ( Mô đun kỹ năng).

Chương trình đào tạo kết hợp giữa môn học và Mô đun gọi là chương trình đào to theo Mô đun (CTM), có nhiều ưu điểm do kết hợp được hai kiểu chương trình đào tạo nói trên. Với chương trình đào tạo nghề kiểu này nó sẽ tạo khả năng tốt để tổ chức quá trình đào tạo nghề một cách linh hoạt, mềm dẻo, năng động, giảm thiểu tối đa sự trùng lặp nội dung do có sự tích hợp giữa lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề, đặc biệt là nâng cao năng lực thực hiện của người học.

Hiện nay các trường dạy nghề bắt đầu giảng dạy theo chương trình khung của Tổng cục dạy nghề - Chương trình đào tạo theo Mô đun. Một trong những yêu cầu đối với giáo viên khi thực hiện giảng dạy theo chương trình này là:

Thực hành nghề

Các môn học lý thuyết chuyên môn Các môn kỹ thuật cơ sở

Các môn chung

Hình 1.9: Kiểu chương trình đào tạo kết hợp

- Phi có năng lc dy lý thuyết kết hp vi dy thc hành. Vn dng linh hot kết hp hiu qu các phương pháp dy hc truyn thng, tích cc và hin đại.

Với phương thức dạy học tích hợp đòi hỏi người giáo viên dạy nghề có trình

độ chuyên môn sâu rộng, có kỹ năng thực hành, năng lực sư phạm: một mặt đó là sự

nắm vững phương pháp khoa học của môn học, mặt khác là khả năng sử dụng phương pháp dạy học thích ứng với mục tiêu và nội dung có sự gắn kết giữa lý thuyết với thực hành, cạnh đó còn đòi hỏi giáo viên có khả năng tổ chức để tổ chức quá trình dạy học, tổ chức các hoạt động học tập theo logic của nhận thức kiến thức, kỹ năng và theo cấu trúc của hoạt động.

Tuy nhiên, hiện nay các giáo viên dạy nghề đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với quan đim tích hp trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dạy học.

1.3. Quan điểm tích hợp trong đào tạo nghề.

1.3.1 Khái nim tích hp

- Tích hợp trong dạy học là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc một vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.

- Tích hợp trong dạy học một nghề cụ thể là quá trình thống nhất các thành phần lý thuyết và thực hành thành một chỉnh thể thống nhất nhằm đạt được yêu cầu của mục tiêu đào tạo.

1.3.2 Đặc đim ca dy hc theo quan đim tích hp

- Tính khoa học, ứng dụng thực tiễn: vận dụng đúng quan điểm duy vật biện chứng với quá trình nhận thức các sự vật, hiện tượng.

- Tính đa chức năng, đa phương án: chỉ rõ phạm vi ứng dụng, cách khai thác những chức năng của mỗi đối tượng kỹ thuật và hướng dẫn người học lựa chọn công nghệ hợp lý trong mỗi điều kiện cụ thể.

- Tính tiêu chuẩn hoá: coi trọng và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, qui trình thao tác thực hành.

- Tính kinh tế: sử dụng hợp lý nhân lực, vật lực và thời gian - Tính cụ thể và trừu tượng

- Tính tổng hợp và tích hợp.

1.3.3. Nguyên tc xây dng phương pháp dy hc theo quan đim tích hp (QĐTH). hp (QĐTH).

Dy hc theo QĐTH là mt chnh th thng nht trong ni dung chương trình đào to nhm tng bước thc hin mc tiêu đào to:

- Hình thành kiến thức kỹ năng cơ bản nhất để trên cơ sở đó người học sẽ

thích nghi được những vấn đề khác nhau trong thực tiễn sản xuất.

- Khai thác mối quan hệ hữu cơ giữa kiến thức cơ sở với kiến thức chuyên ngành để lĩnh hội vững chắc tri thức, kỹ năng….

- Vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực tế sản xuất, hình thành năng lực tư duy kỹ thuật và khả năng vận dụng lý thuyết khoa học vào thực tiễn.

Dy hc theo QĐTH cn tho mãn các nguyên tc sư phm:

- Kết hợp tính giáo dục với giáo dưỡng; - Kết hợp tính khoa học với tính vừa sức - Kết hợp lý luận với thực tiễn

- Kết hợp dạy với học

- Nội dung tích hợp phải bảo đảm tính hiệu quảđạt mục tiêu đào tạo - Dạy học theo QĐTH phải có cấu trúc mềm dẻo, linh hoạt và tạo khả

năng đa dạng hoá quá trình đào tạo nghề, tạo sự liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo.

1.3.4 Mt s quan nim chưa đúng hin nay v dy hc tích hp:

- Bài dạy tích hợp là sự ghép cơ học lý thuyết và thực hành.

- Dạy học tích hợp chỉ áp dụng cho những nội dung dạy kỹ năng đơn giản trong một vài giờ.

- Chỉ là bài dạy hướng dẫn ban đầu trong dạy thực hành.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương này tác giảđã nghiên cứu: - Đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện. - Chương trình đào tạo nghề theo Mô đun. - Quan điểm tích hợp trong đào tạo nghề

Để nâng cao chất lượng dạy và học nhằm cung cấp nguồn nhân lực cao cho thị trường lao động hiện nay. Khoa CNTT - Trường CĐCN Thái Nguyên cần phải đổi mới cách vận hành chương trình đào tạo theo Mô đun của tổng cục dạy nghề một cách có hiệu quả hơn.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN. 2.1. Giới thiệu chung về trường Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên

Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái nguyên đã trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ thày và trò luôn luôn thi đua, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học của mình phục vụđắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Trong suốt 50 năm qua, Nhà trường đã có nhiều thành tích trong các lĩnh vực

đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý có trình độ cao, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất công nghiệp.

Trải qua những bước thăng trầm về lịch sử, về cơ chế, nhà trường đã từng bước vươn lên để phấn đấu và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trường đã đào tạo

được gần 50.000 cán bộ Trung cấp kỹ thuật và công nhân kỹ thuật. Lực lượng lao

động được đào tạo tại nhà trường hiện đang lao động, công tác khắp mọi miền đất nước.

Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên tiền thân là một cơ sở dạy nghề

của Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ được thành lập năm 1959. Ngày 31/01/1975 trường được tách ra khỏi nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ thành một trường độc lập trực thuộc Bộ công nghiệp lấy tên là Trường công nhân kỹ thuật Cơ điện Công nghiệp nhẹ Bắc Thái.

Năm 1994 trường được đổi tên thành trường Kỹ nghệ thực hành Bắc Thái. Năm 1998 trường được nâng cấp và đổi tên thành trường Trung học Công nghiệp Thái Nguyên theo Quyết định số 14/1998/QĐ - BCN ngày 26 tháng 02 năm 1998.

Năm 2006 trường được nâng cấp và đổi tên thành trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên theo Quyết định số 5618/QĐ - BCN ngày 9 tháng 10 năm 2006.

Trường Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng kỹ thuật, kinh tế công nghiệp và trình

độ thấp hơn, gồm các chuyên ngành chủ yếu: Công nghệ kỹ thuật cơ khí , công nghệ cơ khí động lực, Điện tự động hoá, công nghệ kỹ thuật điện, công nghệ kỹ

thuật điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ May, công nghệ thiết kế thời trang, kế toán theo quy định của pháp luật; Là cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học – Công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất – Kinh doanh của ngành công nghiệp và yêu cầu phát triển của xã hội.

Trường Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên đào tạo đa bậc học và đa ngành nghề, cho ngành công nghiệp và cho cả nền kinh tế đất nước nói chung, quy mô Nhà trường ngày càng mở rộng. Hiện nay trường là một cơ sởđào tạo có uy tín của các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.

Trường chịu sự lãnh đạo và quản lý toàn diện, trực tiếp của Bộ công nghiệp; chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ

lao động – TB&XH, các Bộ, ngành có liên quan; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đóng trụ sở. Trường hoạt động theo điều lệ trường Cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, quy chế tổ chức và hoạt động của trường do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành; Trường được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước áp

Một phần của tài liệu Thực hiện dạy học tin học đại cương theo mô đun một cách có hiệu quả tại trường cao đẳng công nghiệp thái nguyên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)