Đẩy mạnh XHHGD trong quản lý công tácGDĐĐ choHS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS THPT huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 78 - 84)

- Dối với chính quyền địa phương:

3.2.6. Đẩy mạnh XHHGD trong quản lý công tácGDĐĐ choHS

Đây là giải pháp then chốt trong hoạt động GDĐĐ cho HS, vì sự nghiệp GD là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tố chức đoàn thể. Vì thế, đê công tác GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả cao, không một cơ quan đơn vị hay một cá nhân nào có thể độc lập phụ trách mà phải phối kết hợp cả một hệ thống chính trị xã hội, phải có sự phôi hợp tôt giữa ba môi trường: Gia đình — Nhà trường — Xã hội.

3.2.6.1. Mục tiêu giải pháp

Nhà trường, gia đình và xã hội có sự thống nhất về mục tiêu GDĐĐ cho HS. Có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo được sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác GDĐĐ cho HS. Tạo ra ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu GD, thực hiện các chuẩn mực đạo đức của HS, xây dựng môi trường học tập và sinh hoạt trong sạch, lý tưởng góp phần thực hiện thành công kế hoạch quản lý công tác GDĐĐ cho HS

3.2.6.2. Nội dung thực hiện giải pháp

Phân rõ trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội. Qua việc thống nhất mục tiêu GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay. Từ đó thống nhất về nội dung, phưong pháp, hình thức tố chức GDĐĐ cho HS. Nhà trường chủ động chỉ cho HS thấy những khả năng, ưu thế của các em trong việc GD, giúp HS nhận thức một cách sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc GDĐĐ. Nhà trường cần kết hợp cả một hệ thống chính trị trong và ngoài nhà trường để quản lý và GD HS, tìm ra những biện pháp tốt nhất trong việc GDĐĐ cho HS.

3.2.6.3. Cách thực hiện giải pháp

Đẻ huy động sức mạnh tổng họp trong công tác GDĐĐ cho HS, phải có sự phối họp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Trong đó, nhà trường có chức năng GD, giữ vai trò chủ đạo trong công tác GD thế hệ trẻ, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của HS. Điều này đã được khắng định trong tính chất, nguyên lý GD: “Học đi đôi với hành, GD kết hợp với lao động sản xuất, lý luận kết hợp với thực tiễn, GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội”. Ba môi trường, ba yếu tố này có quan hệ tưong đối chặt chẽ với nhau, nếu coi nhẹ một yếu tố nào đều làm suy giảm hiệu quả của việc GD này. Do đó cân tập trung một sô việc như sau:

Gia đình gắn bó với các em trong phần lớn cuộc đời, ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời đến khi trưởng thành, trẻ em thường hay tiếp xúc với các chuán mực đạo đức, các thói quen ứng xử của gia đình. Cha mẹ là hình mẫu nhân cách, là người thầy đầu tiên của con cái, là người xây dựng nền tảng nhân cách đầu tiên cho các em.

Gia đình là môi trường GD đầu tiên, gần gũi nhất và lâu dài trong quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách của HS. Do đó, mỗi gia đình cần phải định hướng GD con cái theo những chuẩn mực giá trị đạo đức chung của xã hội. Những chuẩn mực đạo đức đó là: Kính trọng Ông bà, Cha mẹ, Anh em ruột thịt phải biết thương yêu, nhường nhịn, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, những đức tính cá nhân; tính trung thực, tính khiêm tốn,... Khi các em có những phẩm chất đạo đức này thì khi ra xã hội các em mới có thể chung sống với những người xung quanh.

HT cần chỉ đạo cho GVCN, GVBM thường xuyên phối hợp với CMHS, giúp CMHS nâng cao nhận thức một cách sâu sắc về trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển cơ bản về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ. Đối với những gia đình không quan tâm đến con cái, GVCN cần thường xuyên gặp gỡ với gia đình HS, giải thích cho họ hiểu và thấy rõ trách nhiệm của gia đình trong việc GD con cái. Đối với những HS mồ côi, GVCN phải thực sự GD HS bằng tình thương như cha mẹ, nhằm bù đắp những tình cảm mà các em đang thiếu thốn. Đối với những gia đình HS mà cha mẹ thiếu gương mẫu, nhà trường cần phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện và giúp đỡ họ, thuyết phục họ sống mẫu mực, đê làm gương cho con của họ. Đối vói những gia đình GD không đúng phương pháp, GVCN có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp họ thay đối phương pháp GD cho đúng, cho phù hợp.

Đối với gia đình, cần xây dựng môi trường thân thiện, mọi thành viên đều thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, người lớn gương mẫu về cách sống, làm việc, nói năng và hành vi ứng xử, nên dành thời gian nói chuyện, lắng nghe, chia sẻ các ý kiến và nguyện vọng của các em. Kịp thời động viên, an ủi khi các em gặp khó khăn, chú ý uốn nắn những hành vi lệch chuẩn đạo đức. Xây dựng cho các em tính cách thân thiện, chan hòa với mọi người, sống có ước mơ, hoài bảo. Hàng ngày nên quan tâm nhắc nhở, dành thời gian thích họp để kiểm tra việc học của các em. Xem sổ liên lạc của nhà trường gửi về cho gia đình CMHS bằng các phiên họp định kỳ’ theo tháng, điểm, là điều kiện để CMHS nắm bắt được tình hình học tập và rèn luyện đạo đức của HS trong nhà trường mà có cách phối hợp tốt hon trong việc GDĐĐ cho HS ỏ nhà.

- về phía nhà trường:

HT cần xây dựng tập thể CB-GV-NV đoàn kết, nhất trí và vững mạnh cùng hướng đến một mục tiêu chung về công tác GD của nhà trường nói chung và công tác GDĐĐ cho HS nói riêng, bởi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không thê “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” được. HT cần có kế hoạch, nội dung cụ thể phù hợp vói sự chỉ đạo phối hợp nhịp nhàng đồng bộ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo nên sức mạnh tổng họp đế hiệu quả GDĐĐ cho HS ngày càng cao và bền vững.

Nhà trường là cái nôi của trí tuệ, là nơi giúp các hành vi đạo đức của HS chuyển từ tự phát sang tự giác. GDĐĐ cho HS là phải làm cho các chuẩn mực giá trị đạo đức trở thành nhu cầu khát khao bên trong của HS. Muốn vậy, tất cả các hoạt động trong nhà trường phải mang tính GD một cách có mục đích, có kế hoạch rõ ràng. Mỗi Thầy, Cô giáo và NV trong nhà trường thật sự là tấm gương sáng cho HS noi theo, gương mẫu trong lời nói, việc làm, trong ứng xử, giao tiếp trong cuộc sông của nhà GD. Muôn làm được điều này, môi CB-GV-NV phải luôn luôn học tập và rèn luyện đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,

thực hiện đúng quy định những điều GV không được làm trong điều lệ của trường Trung học, không vi phạm đạo đức nhà giáo. Tất cả, điều được thể chế trong nội dung thi đua của nhà trường.

HT cần xây đựng nhà trường nề nếp, kỷ cương, chặt chẽ theo quy định của nội quy, điều lệ của trường Trung học, luật GD năm 2005, chuẩn mực nhà giáo...

Đối với GVBM, cần xác định trách nhiệm dạy chữ, dạy người, xác định GD vừa truyền thụ kiến thức vừa hình thành và phát triển nhân cách, rèn luyện kỷ năng sống cho HS. Trong quá trình GDĐĐ cho HS, Thầy cô giáo hãy là người tư vấn, chia sẻ, gần gũi với các em, biết lắng nghe những tâm sự, những khúc mắc, rồi hướng HS tự tìm ra cách giải quyết các mâu thuẫn. GV nên có cách nghĩ và ứng xử sao cho đúng đạo nghĩa là Thầy, đừng để cho hệ thống luật pháp xử mạnh đối vói những hành vi bạo lực đối với HS. Các Thầy cô giáo hãy ứng xử sao cho hình ảnh của Thầy Cô giáo luôn in đậm mãi trong tâm trí của HS, làm cho HS thêm yêu mến trường lớp hơn, hăng hái học tập hơn, góp phần phát triển nhân cách của các em sau này.

Mỗi tuần trong tiết sinh hoạt chào cờ, HT cần có kế hoạch dành khoảng 10-15 phút cho nội dung sinh hoạt đạo đức cho HS. Nội dung, trong đó cần khuyến khích nêu gương những HS có hoàn cảnh khó khăn, có đạo đức tốt vượt khó học giỏi và đồng thời phân tích những hành động xấu, tốt, phê bình những HS có đạo đức chưa tốt đế GD và ngăn ngừa những HS khác vi phạm.

HT cần xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; có kế hoạch tổ chức cam kết cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường, gia đình và xã hội tham gia vào quá trình GDĐĐ cho HS. HT phối hợp với chính quyền địa phương nơi cư trú của HS để tổ chức tốt việc rèn luyện trong hè cho HS có hạnh kiếm yếu, không khoán trăng việc này cho địa phương và gia

Ngoài ra, HT phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ phong trào “Xây dựng khóm ấp và gia đình văn hóa”, xây dựng câu lạc bộ “Người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan”, “Ngày gia đình Việt Nam”, góp phần củng cố, bền vững và hạnh phúc của gia đình, thúc đẩy các thành viên trong gia đình làm tốt chức năng GD cho con em họ.

- về phía xã hội:

GD của xã hội là sự tiếp tục phát triển những giá trị đạo đức của HS được hình thành từ trong gia đình và nhà trường. GD xã hội là GD bằng cơ chế chính sách xã hội, bằng kỷ cương, luật pháp, bằng hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội. Muốn cho công tác GD của xã hội có hiệu quả thì vai trò của nhà trường cũng rất quan trọng. Nhà trường thường xuyên với tham mưu với chính quyền địa phương và các tố chức chính trị cùng tham gia công tác GDĐĐ cho HS của nhà trường như sau:

HT tham mưu vói các cơ quan chức năng ở địa phương làm sạch môi trường GD ở địa phương với tinh thần “Người lớn gương mẫu” nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực của xã hội ảnh hưởng đến công tác GDĐĐ cho HS như tình trạng những dịch vụ Internet mở ra như nấm ở địa phương quanh những khu vực trường học, tình trạng bán rượu, thuốc hút cho HS, những tụ diêm chiếu phim thiếu lành mạnh, chơi bi da, những trường gà, tụ điểm danh bài, lắc tài xỉu...

HT tham mưu với chính quyền địa phương đầu tư cơ sở vật chất xây dựng các khu vui chơi, giải trí, thành lập các CLB thể dục thể thao dành riêng cho thanh thiếu niên; đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, hưởng ứng cuộc vận động lớn “Xây dựng các khu dân cư văn hóa”, “Ngày gia đình Việt Nam”, thông qua hệ thống đài truyền thanh ở địa phương đế tuyên truyền về công tác GDĐĐ cho HS trong gia đình.

HT phối hợp với ĐTN, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội người Cao tuổi, Hội Phật giáo, Ban đại diện cha mẹ HS, nhà trường nên có những thông báo

về những hành vi sai trái của HS về cho gia đình và địa phương biết, để những tố chức này tiếp tục giúp đỡ phụ huynh giải quyết những khó khăn, vướng mắc của gia đình nhằm GD HS tốt hơn.

HT cần phối hợp với ngành y tế tuyên truyền về sức khỏe sinh sản vị thành niên, GD về giới tính, GD về phòng chống một số bệnh khác trong các chương trình ngoại khóa. Phối hợp với ngành công an tuyền truyền về pháp luật, về an toàn giao thông, phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác. Phối hợp với ĐTN, các đơn vị quân đội tổ chức tốt các buổi lễ sinh hoạt truyền thống, các buổi cấm trại, nói chuyện về truyền thống của quân đội, về lịch sử, về lối sống, kỷ cương của bộ đội.

Nói chung, nếu thực hiện tốt việc phối hợp GDĐĐ cho HS ở ba môi trường: Gia đình - Nhà trường - Xã hội sẽ tạo nên những sức mạnh tổng hợp giúp cho việc GDĐĐ cho HS ở các trường sẽ đạt kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS THPT huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w