Thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào do Nhà nước và Ngành GD phát động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS THPT huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 67 - 78)

- Dối với chính quyền địa phương:

3.2.4. Thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào do Nhà nước và Ngành GD phát động

và Ngành GD phát động

Theo sự khảo sát, nếu các trường học thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào do Nhà nước và Ngành GD phát động thỉ công tác GDĐĐ ỏ những nơi đó sẽ đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”.

3.2.4.1. Mục tiêu giải pháp

Làm cho CB-GV-NV và HS nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và ý nghĩa của các cuộc vận động, phong trào mà Nhà nước và Ngành GD đề ra. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong CB-GV-NV và HS về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, học tập những phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ, xây dựng môi trường sư phạm than thiện, để mỗi thầy cô giáo thực sự là một tấm gương tốt cho HS noi theo, mỗi HS là một cá nhân tự giác, tích cực trong học tập cũng như trong rèn luyện.

3.2.4.2. Nội dung thực hiện giải pháp

a) Cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Lồng ghép các nội dung học tập và làm theo gắn với những lời dạy, đức tính cao quý của Bác Hồ. Phát huy lòng yêu tổ quốc, quý trọng truyền thống quý báu của dân tộc trong đoàn viên, thanh niên. GDĐĐ lối sống lành mạnh, phòng chống các tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật cho đoàn viên, thanh niên. Xây dựng môi trường học tập văn minh, kỷ cương, rèn luyện tác phong học đường trong đoàn viên, thanh niên và hướng HS đến với các hoạt động tình nguyện.

b) Cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”

CB-GV-NV trong nhà trường có nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và ý nghĩa về “Tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực sự là tấm gương đế HS học tập và noi theo.

- về đạo đức nhà giáo:

Phấm chất chính trị; đạo đức nghề nghiệp: lối sông, tác phong: giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo; không vi phạm chính sách, pháp luật, quy định về đạo đức nhà giáo và quy chế hoạt động của cơ quan; có ý thức

trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và yên tâm công tác; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; được CMHS và nhân dân tin tưởng, được HS thưotig yêu và tôn trọng.

- về tự học của nhà giáo:

Tham gia các hoạt động bồi dưỡng đẻ nâng cao trình độ lý luận chính trị; tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, kỷ năng sư phạm, học tập để nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học đế đáp ứng nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

- về sự sáng tạo của nhà giáo:

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp quản lý, cải tiến lề lối làm việc, phát hiện được các tình huống sư phạm và đề xuất biện pháp giải quyết, có sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác. Có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới phương pháp dạy học của đồng nghiệp; có ảnh hưởng tích cực đến việc học tập và rèn luyện của HS.

c) Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” - Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn

Xây dựng, tôn tạo cơ sở vật chất, môi trường, cảnh quan nhà trường; tổ chức cho HS tham gia trồng, chăm sóc cây xanh, giữ gìn vệ sinh, đảo bảo trường lớp luôn sạch sẽ, thoáng mát; HS tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, nhà vệ sinh giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân; phòng học có đủ bàn ghế chuẩn của GV và HS, có tủ trưng bày sản phẩm học tập của HS, bảng chống lóa. Hệ thống điện, quạt, ánh sáng, được tu bổ thường xuyên, đảm bảo an toán; an ninh, an toàn trong trường học được đảm bảo, không có bạo lực, tệ nạn xã hội xâm nhập học đường; có nhà vệ sinh riêng cho GV và HS, được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan môi trường, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

Thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích sự chuyên cần, tích cực chủ động, sáng tạo cho HS, giúp các em tự tin trong học tập.

HS cùng thầy cô giáo thực hiện các giải pháp phù hợp để việc dạy và học đạt hiệu quả cao.

- Rèn kỹ năng sống cho HS

Rèn cho HS kỹ năng ứng xử hợp với tình huống trong cuộc sống, kỹ năng làm việc sinh hoạt theo nhóm; rèn kỹ năng ứng xử có văn hóa, nếp sống văn minh đo thị, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội; không mắc các tệ nạn xã hội. Có thói quen rèn sức khỏe, biết chơi các môn thể thao dành cho HS trung học; có kỹ năng phòng chống ma túy, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.

- Tổ chức các hoạt động tập thế vui chơi, lanh mạnh

Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các sân chơi năng khiếu một cách thiết thực; tố chức các trò chơi dân gian theo chương trình và các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp lứa tuổi.

- HS tham gia chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa Tổ chức cho HS các hoạt động tuyên truyền, tìm hiểu truyền thống cách mạng của dân tộc, tham gia lễ hội truyền thống của địa phương, hoạt động kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ. Nhận chăm sóc, vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ tỉnh, các nhà bia chiến thắng, bia tử niệm, giúp đỡ các bạn là con gia đình chính sách (có hoàn cảnh khó khăn). Giói thiệu truyền thống lịch sử văn hóa huyện Châu Thành với bạn bè, khách du lịch.

3.2.4.3. Cách thực hiện giải pháp

a) Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Để công tác GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả cao thì việc xây dụng các chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng và cần thiết. Dựa trên cơ sở các chuẩn mực đạo đức được xây dựng đế HS phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống, qua đó nhằm GD HS thành con người có nhân cách toàn diện.

- Việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức cho HS phải dựa trên cơn sở các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính của ngành GD và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Nội dung tiêu chuẩn đạo đức phải được đưa ra thảo luận dân chủ, công khai, thẳng thắn trong hội đồng nhà trường, ban đại diện CMHS và HS, sau đó thống nhất thành các chuẩn mực đạo đức để các em thực hiện.

- Sau khi xây dựng và thống nhất các chuẩn mực đạo đức để HS rèn luyện, phấn đấu thì nhà trường, gia đình và xã hội phải có biện pháp theo dõi, giám sát để đánh giá xếp loại đúng, chính xác, khách quan đạo đức của các em. Có như vậy mới động viên, khuyến khích được sự nỗ lực phấn đấu, rèn luyện tư cách đạo đức của HS trong quá trình học tập ở trường cũng như mọi sinh hoạt tại gia đình và cộng đồng nơi cư trú. Trên cơ sở các tiêu chí đã đặt ra, trong các buổi sinh hoạt Đoàn, sinh hoạt lớp phải tố chức kiêm diêm những việc đã làm được và biện pháp để thực hiện những việc chưa làm được.

Việc xây dựng chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm làm cho HS thấy rõ được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong quá trình rèn luyện, tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật... đế từ đó HS coi chuán mực là hướng phấn đấu, là quy tắc ứng xử trong học tập và cuộc sống hằng ngày.

b/ Cuộc vận động “Môi thây cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”

Trong nhà trường muốn HS luôn tuân thủ tốt các quy định của nhà nước, nội qui của Nhà trường, phấn đấu thành người tốt, trước hết mỗi CB - GV - NV phải là tấm gương sáng cho mỗi HS học hỏi và noi theo. Do đó nhà trường mà đứng đầu là HT phải có giải pháp tốt nhất để thực hiện nội dung này.

- HT ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động do HT trực tiếp là trưởng ban. Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, phát động phong trào thi đua trong toàn trường. Nội dung cuộc vận động phải được quán triệt trong CB - GV - NV và cuộc vận động này phải được gắn liền với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- HT và các cán bộ chủ chốt, thành viên trong ban chỉ đạo phải là những người gương mẫu thực hiện, gương mẫu trong tu dưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo trong công tác quản lý và công tác chuyên môn.

- Công đoàn, ĐTN và GV phải phối kết hợp nhau thực hiện tốt cuộc vận động. Công đoàn phải xây dựng chương trình, kế hoạch và phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt tọa đàm trong CB-GV-NV về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. ĐTN phối hợp với các bộ phận tổ chức sinh hoạt và GD truyền thống địa phương, truyền thống tôn sư trọng đạo trong những dịp lễ trong năm. GV tiến hành ký cam kết với nhà trường, tích cực hưởng ứng, thực hiện nội dung chương trình cuộc vận động, không ngừng học tập, rèn luyện phẩm chất nhà giáo, có lối sống lành mạnh, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng tin học, ngoại ngữ, đạt chuẩn nghề nghiệp GV.

- Để triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”, Lãnh đạo trường phải kiện toàn ban chỉ đạo, tố chức học tập nghiêm túc các chỉ đạo về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” trong các trường phố thông giai đoạn 2010-2013.

- Lãnh đạo trường phát động phong trào thi đua xây dựng trường lớp “Xanh - sạch - đẹp, an toàn”. Có nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập cho HS. Xây dựng môi trường GD lành mạnh, an toàn cho HS, đảm bảo cơ sở vật chất cho nhà trường, đáp ứng các tiêu chí trường học thân thiện, HS tích cực. Lồng ghép chương trình GD vệ sinh môi trường trong các lớp học. ... và các hoạt động ngoại khóa để nâng cao ý thức gìn, bảo vệ cảnh quan môi trường, vệ sinh công cộng.

- Đảm bảo an ninh, an toàn trường học, không có bạo lực, tệ nạn xã hội xâm nhập học đường. Xây dựng bầu không khí sư phạm tốt đẹp mọi người yêu thương và tôn trọng lẫn nhau và làm sao cho HS thấy được nhà trường là ngôi nhà thứ hai của các em.

- GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với thực tiễn, áp dụng hình thức sinh hoạt chuyên môn đê tích hợp những kiến thức liên quan. Khuyến khích sự chuyên cần, tích cực chủ động sáng tạo và có ý thức vươn lên, giúp HS tự tin trong học tập. Khuyến khích HS đề xuất ý kiến và cùng GV thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả GD.

- Phát huy tinh thần trách nhiệm của ĐTN, cán bộ lóp trong việc tuyên truyền, vận động HS thực hiện nghiêm túc nội quy trường lớp hiểu và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.

- Thông qua các môn học, sân chơi ngoại khóa, các buối giao lưu,... rèn luyện cho HS kỹ năng ứng xử, sinh hoạt theo nhóm, phòng ngừa bạo lực

và các tệ nạn xã hội. Đa dạng hóa nội dung và hình thức các hoạt động tập thể, tổ chức các sân chơi ngoại khóa, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục - thể thao, các buổi sinh hoạt chuyên đề, các trò chơi dân gian, khuyến khích sự tham gia chủ động của HS, giúp HS biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.

- Kết hợp với chính quyền, các đoàn thể địa phương tổ chức các buổi giao lưu cho HS tham gia tìm hiểu truyền thống cách mạng của dân tộc, của địa phương. Thành lập đội xung kích nhận chăm sóc Đen thờ liệt sỹ huyện Châu Thành, Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, có chế độ khen thưởng tích cực những tập thể và cá nhân thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng

tnrờng học thân thiện, HS tích cực ”

3.2.4.4. Điểu kiện thực hiện giải pháp

HT, chủ tịch công đoàn có vai trò quan trọng và có trách nhiệm tổ chức, triển khai các cuộc vận động và phong trào trong nhà trường. Trên cơ sở xác định đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động và phong trào sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS trong nhà trường. Việc nêu gương và làm theo các cuộc vận động của CB- GV-NV, đặc biệt là của HT là cách GD tốt nhất đối vói HS.

3.2.5. Thực hiên tốt việc rèn luyện kỹ năng sống cho HS

Rèn luyện kỹ năng sống cho HS trong giai đoạn hiện nay là một hoạt động GD cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc GDĐĐ cho HS. Rèn luyện kỹ năng sống cho HS đạt nhiều mục tiêu GD, trong đó quan trọng nhất là nhằm rèn luyện những thói quen tốt, những kiến thức cơ bản, kỹ năng thích ứng cần thiết cho cuộc sông sau này.

Qua đó nhằm GD tư tưởng đạo đức, phẩm chất, nhân cách cho HS. Đây là một hoạt động mang tính tự giác, tự quản cao nên không thể áp đặt, rập khuôn máy móc, cho nên nhà trường cần chú ý nguyện vọng, hứng thú, năng khiếu của HS để việc rèn luyện kỹ năng sống cho HS đạt hiệu quả cao.

3.2.5.1. Mục tiêu giải pháp

Rèn luyện kỹ năng sống có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người, nếu chúng ta có kỹ năng sống tốt có thể đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống và hoàn thiện bản thân mình hơn.

Rèn luyện kỹ năng sống cho HS phong phú đa dạng như cuộc sống. Nhà trường đặc biệt là HT phải tố chức các chương trình hoạt động rèn luyện kỹ năng cho HS phải thật phù hợp với lứa tuổi, phong phú đa dạng và đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của HS, tạo nên sức hấp dẫn thu hút HS tham gia một cách tích cực và tự giác. Từ đó tạo điều kiện cho HS phát huy năng lực bản thân, tự quản sáng tạo, phát triển những phẩm chất đạo đức, các hành vi thói quen đạo đức và ý thức vươn lên hoàn thiện nhân cách nhằm GD tư tưởng đạo đức phấm chất, nhân cách cho HS.

3.2.5.2. Nội dung thực hiện giải pháp

- Đê rèn luyện kỹ năng sống cho các em HS, nhà trường phải thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa với các trò chới dân gian, trò chơi vận động, trò chơi đối kháng, trò chơi tương tác... Ngoài ra còn cho các em đi tham quan các di tích lịch sử, tham quan thắng cảnh, tham gia các hoạt động thu dọn vệ sinh bảo vệ môi trường, mùa hè xanh...Thông qua những hoạt động này sẽ rèn luyện cho HS tính đoàn kết tập thê, khả năng làm việc nhóm. Đồng thời xây tinh thần chia sẽ, ý thức trách nhiệm cho HS, thông tin qua các giờ học, môn sức khỏe, môn tự nhiên xã hội cho các em có sức khỏe bảo vệ bản thân.

- HS cấp trung học cần được rèn luyện các kỹ năng như: kỹ năng phòng chống tai nạn, kỹ năng ứng xử các tình huống hợp lý trong lớp, trong trường,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS THPT huyện châu thành, tỉnh an giang (Trang 67 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w