Vào đầu năm học, nhà trường có kế hoạch tổ chức họp CMHS. Nội dung ngoài việc bình bầu Ban đại diện của nhà trường, của lớp, triển khai những văn bản của cấp trên về công tác GD, kết quả chất lượng GD, những thuận lợi và khó khăn trong công tác phối hợp đê GDĐĐ trong năm học vừa qua, nhằm tác động đến CMHS hiểu công tác GDĐĐ là công tác của toàn xã hội, trong đó có vai trò của gia đình rất lớn. HT tham mưu và phối hợp với chính quyền địa phương tùy vào thời điểm thích hợp mời những CMHS không chịu phối họp với nhà trường trong công tác GDĐĐ cho HS.
Ngoài ra, HT cần triển khai những văn bản có liên quan đến công tác GDĐĐ cho HS và cung cấp thêm một số kiến thức về những vấn đề tâm lý đê GD con em như: không nên nuông chiu con quá mức, không nên bao che và dung túng những việc làm sai trái của HS, GD con em bằng tình thương và trách nhiệm không được phạt nặng, hay quá nghiêm khắc làm cho trẻ phải nói dối có thể sinh ra tai họa khác, về lâu dài là trẻ sẽ thiếu tự tin, vì thế đối với gia đình việc GD con em nghiêm minh thì được chứ không nghiêm khắc, không được để trẻ mất niềm tin, không nên xao lãng việc theo dõi và GD con em...HT phải làm sao cho CMHS hiểu được rằng: công tác GDĐĐ cho HS của nhà trường là giúp HS trở thành những con người phát triển toàn diện có phẩm chất đạo đức, có kiến thức phổ thông cơ bản, có kỹ năng bước đầu vận dụng kiến thức đã học đẻ giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống, bản thân và cộng đồng. Việc cho con học nên người, ngoài việc mang lại lợi ích cho bản thân các em, cho gia đình mà còn mang lại lợi ích cho xã hội.
CMHS cũng cần hiểu gia đình là tổ ấm của các em, là trường học đầu đời của em. Trẻ em từ tờ giấy trăng, nêu chúng được nuôi dưỡng trong một môi trường GD tốt, được sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ và nhà trường thì
cái tốt sẽ được phát huy. Ngược lại, nếu thiếu sự quan tâm chăm sóc dạy bảo, uốn nắn, không có sự phối hợp tốt giữa cha mẹ và nhà trường trong việc GD nhân cách, đạo đức tất yếu các em sẽ rất dễ lạc lối và dẫn đến sa ngã.