Tính khả thi của biện pháp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 79 - 97)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Tính khả thi của biện pháp

Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý XHHCTGD ở các trường THCS huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long từ năm 2008 - 2012, đề tài đưa ra mốt số biện pháp đẩy mạnh quản lý XHHCTGD ở các trường THCS huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long. Để khẳng định tính khả của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến với 200 phiếu trong đó bao gồm:

Cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền huyện, xã: 20 phiếu Cán bộ quản lý ở các trường THCS: 54 phiếu

Giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường THCS: 36 phiếu Cha mẹ HS và đại diện LLXH khác: 90 phiếu

Bảng 3.2. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Biện pháp

Tính khả thi

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % 3.2.1 172 86.0 28 14.0 0 0 0 0,0 3.2.2 145 72.5 41 20.5 14 7.0 0 0,0 3.2.3 153 76.5 43 21.5 2 1.0 0 0,0 3.2.4 156 78.0 35 18.5 9 3.5 0 0,0 3.3.5 154 77.0 46 23.0 0 0 0 0,0

Qua điều tra trưng cầu ý kiến về tính khả thi của một số biện pháp đẩy mạnh quản lý XHHCTGD ở các trường THCS huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long, kết quả

78

thu được là đa số ý kiến đánh giá biên pháp có tính khả thi cao, cụ thể: Biện pháp 3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội tham gia XHHCTGD (100%); Biện pháp 3.2.2. Tổ chức huy động các lực lượng xã hội tham gia XHHCTGD ở trường THCS (93.0%); Biện pháp 3.2.3. Xây dựng hệ thống các văn bản chỉ đạo thực hiện XHHCTGD và quản lý điều hành XHHCTGD hợp lý của các cấp quản lý giáo dục ở địa phương (98.0%); Biện pháp 3.2.4. Xây dựng kế họach thực hiện tốt XHHCTGD đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, kinh tế, xã hội của địa phương (95.5%). Biện pháp 3.2.5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch XHHCTGD (100%).

Một ít ý kiến yến cho rằng ít khả thi: Biện pháp 3.2.2. Tổ chức huy động các lực lượng xã hội tham gia XHHCTGD ở trường THCS (7.0%); Biện pháp 3.2.3. Xây dựng hệ thống các văn bản chỉ đạo thực hiện XHHCTGD và quản lý điều hành XHHCTGD hợp lý của các cấp quản lý giáo dục ở địa phương (1.0%); Biện pháp 3.2.4. Xây dựng kế họach thực hiện tốt XHHCTGD đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, kinh tế, xã hội của địa phương ( 3.5%).

Các biên pháp áp dụng có hiệu quả trong việc đẩy mạnh quản lý XHHCTGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết chương 3

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng XHHGD và quản lý XHHCTGD ở các trường THCS, từ những kinh nghiệm của các nước trên thế giới và những công trình khoa học trong nước về XHHCTGD và kết quả nghên cứu thực trạng XHHGD và quản lý XHHCTGD ở các trường THCS huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long những năm qua.

Để góp phần thực hiện có chất lượng mục tiêu giáo dục THCS huyện Vũng Liêm giai đoạn hiện nay; chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp nâng cao hiệu quản lý xã hội hoá công tác giáo dục ở các trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS của huyện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay là:

79

- Quản lý việc tăng cường công tác tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội tham gia XHHCTGD và quản lý XHHCTGD .

- Quản lý việc tổ chức huy động các lực lượng xã hội tham gia XHHCTGD và quản lý XHHCTGD ở trường THCS.

- Xây dựng hệ thống các văn bản chỉ đạo thực hiện XHHCTGD và quản lý điều hành XHHCTGD hợp lý của các cấp quản lý giáo dục ở địa phương.

- Quản lý việc xây dựng kế họach thực hiện tốt XHHCTGD đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, kinh tế, xã hội của địa phương.

-Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch XHHCTGD

Các biện pháp trên được các đối tượng tham gia khảo sát khẳng định là cần thiết và khả thi, có thể vận dụng các biện pháp đó không những trong huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long mà có thể vận dụng ở các nơi có đặc điểm tương tự.

80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về cơ sở lý luận của việc thực hiện quản lý XHHCTGD ở trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, chúng tôi đã phân tích và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản đối với XHHGD và quản lý XHHCTGD THCS như: khái niệm về quản lý giáo dục, nhà trường và nhiệm vụ nhà trường, xã hội hoá công tác giáo dục và quản lý xã hội hoá công tác giáo dục. Những nội dung cơ bản của việc quản lý XHHCTGD ở các trường THCS hiện nay như: nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và xã hội; huy động các lực lượng xã hội xây dựng môi trường thuận lợi nhất để phát triển giáo dục; tổ chức các lực lượng xã hội để cùng tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục ở trường THCS; huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng, phát triển hệ thống trường lớp và các loại hình giáo dục THCS; huy động các lực lượng xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục phát triển; các nhân tố tác động đến nội dung XHHGD và quản lý XHHCTGD ở các trường THCS. Từ đó làm cơ sở để nghiên cứu, đánh giá đầy đủ thực trạng quản lý XHHCTGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

1.2. Về thực trạng của việc quản lý XHHCTGD ở trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lý XHHCTGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long. Cho thấy, nhận thức của LLXH về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục THCS và quản lý XHHCTGD THCS được nâng lên, tuy nhiên so với yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục THCS thì hiện tại vẫn cần phải tiếp tục tuyên truyền, làm chuyển biến không chỉ trong nhận thức mà phải trong hành động.

Để thực hiện XHHCTGD THCS đã có nhiều biện pháp thiết thực và bước đầu đạt hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế một số hoạt động như:

+ Tuyên truyền, cung cấp thông tin để nâng cao nhận thức về Xã hội hoá công tác giáo dục THCScho các lực lượng xã hội.

81

+ Huy động toàn xã hội xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi để phát triển giáo dục.

+ Huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục THCS

+ Huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng phát triển hệ thống trường lớp

+ Huy động các lực lượng xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục phát triển,…

Để phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục những yếu kém, tồn tại trong quá trình thực hiện XHHCTGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm, đòi hỏi phải có các biện pháp đồng bộ, khả thi.

1.3. Về các biện pháp thực hiện quản lý XHHCTGD ở trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý XHHCTGD ở các trường THCS, từ những kinh nghiệm của các nước trên thế giới và những công trình khoa học trong nước về XHHCTGD và kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý XHHCTGD ở các trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long những năm qua. Để giải quyết những tồn tại trong thực hiện XHHGD và quản lý XHHCTGD ở các trường THCS huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long thời gian qua, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục THCS huyện Vũng Liêm giai đoạn hiện nay; chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả xã hội hoá công tác giáo dục ở các trường THCS huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long hiện nay là:

- Quản lý việc tăng cường công tác tuyên truyền vận động các lực lượng xã hội tham gia XHHCTGD và quản lý XHHCTGD .

- Quản lý việc tổ chức huy động các lực lượng xã hội tham gia XHHCTGD và quản lý XHHCTGD ở trường THCS.

- Xây dựng hệ thống các văn bản chỉ đạo thực hiện XHHCTGD và quản lý điều hành XHHCTGD hợp lý của các cấp quản lý giáo dục ở địa phương.

82

- Quản lý việc xây dựng kế họach thực hiện tốt XHHCTGD đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, kinh tế, xã hội của địa phương.

-Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch XHHCTGD

Các biện pháp trên được khẳng định là cần thiết và khả thi, có thể vận dụng đạt hiệu quả cao trong thực hiện XHHCTGD và quản lý XHHCTGD THCS.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với các cấp ủy Đảng

Cần quan tâm đúng mức và tạo cơ chế cho việc triển khai quản lý XHHCTGD có hiệu quả. Chỉ đạo các cấp chính quyền, ngành giáo dục và đào tạo cần có đề án triển khai XHHCTGD THCS. Đẩy mạnh vai trò lãnh đạo, quản lý trực tiếp của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, trước hết là các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân ở địa phương, để thực hiện huy động các nguồn lực cho giáo dục THCS một cách đồng bộ.

2.2. Ủy Ban Nhân Dân huyện Vũng Liêm

Căn cứ điều kiện, tình hình thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch cụ thể. Phân bổ hợp lý các nguồn lực huy động để xây dựng CSVC, đào tạo đội ngũ, khuyến học, khuyến tài, phát triển nền giáo dục địa phương. Cần có cơ chế, chính sách, chủ trương, văn bản pháp quy về XHHCTGD và quản lý XHHCTGD phù hợp địa phương.

Chỉ đạo các tổ chức, ban ngành, đoàn thể, các địa phương phối hợp chặt chẽ, đẩy mạnh XHHCTGD và quản lý XHHCTGD THCS hơn nữa, nhằm không ngừng nâng cao sự quan tâm tới sự nghiệp phát triển giáo dục. Xây dựng kế hoạch XHHCTGD từ nay đến năm 2015 và 2020. Khảo nghiệm các nguồn lực xã hội trong và ngoài quận để có phương án huy động cho hợp lý và vừa sức.

2.3. Đối với ngành giáo dục

2.3.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phát huy vai trò chủ đạo tham mưu cho Quốc hội, Chính phủ có sự đầu tư về ngân sách nhà nước để sớm hoàn thiện chương trình giáo dục THCS và ban hành các văn bản

83

liên quan tạo ra một hành lang pháp lý về XHHCTGD và quản lý XHHCTGD THCS để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS.

2.3.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long

Chỉ đạo các trường học tiếp tục phát huy vai trò trong việc thực hiện XHHCTGD và quản lý XHHCTGD. Hướng dẫn các nhà trường THCS xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng xã hội học tập, thực hiện đa dạng hoá loại hình trường lớp trên cơ sở phát huy các nguồn lực xã hội để thúc đẩy tiến trình.

Phát huy mạnh mẽ những thành tích ngành giáo dục đã đạt được trong nhiều năm qua, làm tốt công tác tham mưu với tỉnh ủy, UBND tỉnh, phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với các ban ngành đoàn thể để tổ chức và thực hiện tốt XHHCTGD và quản lý XHHCTGD THCS.

2.3.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vũng Liêm

Chủ động tham mưu với UBND huyện về xã hội hoá công tác giáo dục. Cụ thể hoá và hoàn thiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường theo phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Tổ chức và chỉ đạo các trường THCS sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác tuyên truyền về XHHCTGD và quản lý XHHCTGD để rút kinh nghiệm; Phối hợp với các lực lượng chức năng thanh tra, kiểm tra chất lượng và hiệu quả giáo dục các đơn vị trường học; Phối hợp với Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức trong việc vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tài lực, vật lực, trí lực cho giáo dục; Củng cố hoạt động của các hội đồng giáo dục cấp xã, thị trấn, chỉ đạo thống nhất các hoạt động XHHCTGD và quản lý XHHCTGD ở các xã, thị trấn trong huyện. Ưu tiên phát triển giáo dục ở những xã, những vùng cao khó khăn.

2.3.4. Với cán bộ, giáo viên các trường THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Hiệu trưởng nhà trường chủ động tham mưu với Đảng ủy, UBND xã về xã hội hoá công tác giáo dục trong việc xây dựng nghị quyết về phát triển giáo dục địa phương.

Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác tuyên truyền về XHHCTGD và quản lý XHHCTGD để rút kinh nghiệm; Phối hợp với các lực lượng chức năng thanh

84

tra, kiểm tra chất lượng và hiệu quả giáo dục các đơn vị trường học; Phối hợp với Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức trong việc vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tài lực, vật lực, trí lực cho giáo dục của địa phương. Đề xuất cấp trên tuyên dương, khen thưởng tập thể, cá nhân thực hiện tốt XHHCTGD và quản lý XHHCTGD.

Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động XHHCTGD và quản lý XHHCTGD cụ thể, không chỉ nhìn từ lợi ích của nhà trường mà còn phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích thiết thực của gia đình, địa phương và xã hội để tạo ra động lực tích cực cho việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục.

2.4. Với cha mẹ học sinh và cộng đồng

Nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò của giáo dục và tầm quan trong của việc thực hiện XHHCTGD và quản lý XHHCTGD. Hiểu đúng vai trò, nhiệm vụ, vị trí của mình để tham gia công tác giáo dục theo khả năng, điều kiện và chức năng cho phép.

Xây dựng môi trường sống trong gia đình lành mạnh. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường chăm lo giáo dục con em mình. Không khoán trắng trách nhiệm cho nhà trường và xã hội.

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban khoa giáo (2000): Tổng thuật tình hình nghiên cứu về xã hội hoá giáo dục – Hà Nội.

2. Báo cáo Chính trị đại hội Đảng bộ huyện Vũng Liêm nhiệm kỳ 2005 - 2010.

3. Báo cáo tổng kết năm học (2011- 2012; 2012 - 2013): Phòng GD&ĐT Vũng Liêm.

4. Báo cáo tổng kết năm học (2011 - 2012; 2012 - 2013): Sở GD&ĐT Vĩnh Long. 5. Báo cáo Dự toán ngân sách Nhà nước (2007 - 2012): Phòng Tài chính - Kế hoạch

Vũng Liêm.

6. Bộ Giáo dục - Đào tạo ( 2002): Phát triển giáo dục THCS theo tinh thần Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) và Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.

Tài liệu dùng trong hội nghị của Thủ tướng Chính phủ về công tác giáo dục THCS – Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục - Đào tạo - Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002): Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI, kinh nghiệm của các Quốc gia. Nhà xuất bản Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục và đào tạo - Vụ giáo dục THCS – Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (10/1997): Chiến lược giáo dục THCS từ nay – 2020 – Lưu hành nội bộ. 9. Bộ Giáo dục và đào tạo - Bộ tài chính: Thông tư liên tịch hướng dẫn một số chính

sách phát triển giáo dục THCS. Số 05/2003/TTLT/BGD&ĐT-BNV- BTC,

ngày 24/2/2003.

10. Bộ Giáo dục và đào tạo (1992). Điều lệ Hội cha mẹ học sinh.

11. Bùi Minh Hiền (số 3 – 2004). Những cơ sở lý thuyết của việc xây dựng xã hội học tập và giáo dục suốt đời. Tạp chí khoa học Đại học sư phạm Hà Nội

12. Bùi Minh Hiền, chủ biên – Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo (2006). Quản lý giáo dục. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

13. Bùi Gia ThỊNH, Võ Tấn Quang, Nguyễn Thanh Bình. Xã hội hóa giáo dục, nhận thức và hành động. Viện Khoa học giáo dục Hà Nội ( 1999).

86

14. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Văn kiện đại hội

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 79 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)