Quản lý việc nâng cao nhận thức về công tác xã hội hoá công tác giáo dụ cở các

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 37 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Quản lý việc nâng cao nhận thức về công tác xã hội hoá công tác giáo dụ cở các

THCS huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

2.2.1. Quản lý việc nâng cao nhận thức về công tác xã hội hoá công tác giáo dục ở các trường THCS huyện Vũng Liêm dục ở các trường THCS huyện Vũng Liêm

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về XHHCTGD ở trường THCS trong những năm gần đây, theo các mẫu phiếu điều tra với 270 phiếu phát ra, 265 phiếu thu về (tỷ lệ 98.15 %). Đối tượng điều tra là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và chính quyền; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng giáo dục; Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường THCS; một số cán bộ phòng, ban của UBND huyện và đại diện một số giáo viên, cha mẹ học sinh và quần chúng nhân dân. Kết quả thăm dò qua các phiếu điều tra đã cho những nhận xét đánh giá

dưới đây:

Đại đa số (82,5%) cán bộ, đảng viên, nhân dân được điều tra có nhận thức đúng về tầm quan trọng và cần thiết của công tác này. Một bộ phận không nhỏ (7,1%) cán bộ, quần chúng cho rằng: XHHCTGD THCS chỉ là sự huy động tiền của, cơ sở vật chất khác đóng góp cho giáo dục, nhằm làm giảm nhẹ gánh nặng cho Nhà nước, cho nên không cần thiết và chỉ là giải pháp

tình thế .

Bảng 2.9. Nhận thức về tầm quan trọng của XHHCTGD THCS

STT Nội dung ý kiến của cán bộ và nhân dân Số lượng Tỉ lệ % 1 Rất cần thiết 231 87.17

Cần thiết 29 10.94

Không cần thiết 5 1.89 2 Rất quan trọng 234 88.30

36

Quan trọng 23 8.68

Không quan trọng 8 3.02 3 Mang tính lâu dài 235 88.68

Chỉ là giải pháp tình thế 29 10.94 Không có ý kiến 1 0.38

Qua khảo sát 265 phiếu điều tra, đại đa số cán bộ, đảng viên, quần chúng đã hiểu được: XHHCTGD THCS có ý nghĩa rất cần thiết, cần thiết (98.11%); rất quan trọng, quan trọng (96.98%); mang tính lâu dài (88.68%). Riêng mục tiêu mọi người dân đều được hưởng thụ lợi ích và thành quả mà nền giáo dục mang lại chưa được nhận thức đúng. Các mục tiêu khác được nhận thức với các mức độ khác nhau. Qua các phiếu điều tra, có 10.94 % đối tượng được tìm hiểu nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của các nội dung hoạt động xã hội hoá công tác giáo dục. Tuy còn không ít ý kiến chưa nhận thức đúng và không quan tâm nhưng đa số đối tượng được lấy ý kiến đều nhận thức đúng đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện XHHCTGD THCS.

Bảng 2.10. Quan niệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về XHHCTGD THCS STT Nhận thức về xã hội hóa công tác giáo dục THCS số lượng Tỷ lệ % 1 Huy động mọi nguồn đầu tư trong xã hội vào sự

nghiệp giáo dục.

223 84.15

2 Một quá trình các lực lượng trong cộng đồng tham gia vào chương trình GD.

215 81.13

3 Sự phối hợp liên thông liên ngành chức năng với mục tiêu GD-ĐT.

176 65,7

4 Huy động toàn dân cùng tham gia làm GD dưới sự quản lý của Nhà nước

165 62.26

5 Cuộc vận động lớn trong xã hội do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý ngành GD là lực lượng nòng cốt.

37

Qua khảo sát 265 phiếu điều tra, trong đó cán bộ lãnh đạo các ban ngành đoàn thể huyện, xã - thị trấn (70 phiếu); Lãnh đạo - chuyên viên phòng giáo dục; Hiệu trưởng, Hiệu phó và giáo viên các trường THCS (122 phiếu); Đại diện cha mẹ học sinh các trường THCS (73 phiếu). Về mức độ thực hiện các nội dung Xã hội hoá công tác giáo dụcó kết quả như sau:

Kết quả khảo sát cho thấy, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân

đã nhận thức được về nội dung, hoạt động của XHHCTGD THCS với tỉ lệ cao nhất là 84.15% và tỉ lệ thấp nhất là 62.26%. Đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức thực hiện XHHCTGD vì đây là lực lượng quan trọng, nồng cốt để chỉ đạo, quản lý và phối hợp thực hiện XHHCTGD THCS.

Bảng 2.11. Nhận thức về mục tiêu và yêu cầu chính của XHHCTGD THCS

STT Mục tiêu Số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lượng

tỷ lệ % 1 Huy động toàn XH tham gia công tác giáo dục 231 87.17 2 Tăng cường sự đóng góp từ phía người học 221 83.40 3 Giảm bớt ngân sách Nhà nước cho giáo dục 192 72.45 4 Thực hiện mối liên hệ gia đình, nhà trường và xã hội 153 57.74 5 Mọi người đều được hưởng quyền lợi từ giáo dục 171 64.53 6 Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục 203 76.60 7 Cải thiện cơ sở vật chất trường học 224 84.53 8 Tôn vinh thầy cô giáo và những người làm giáo dục 126 51.32

Qua kết quả khảo sát cho thấy, đa số người đồng tình về những mục tiêu và yêu cầu chính của XHHCTGD THCS với tỉ lệ cao nhất là 87.17% và tỉ lệ thấp nhất là 51.32%. Tuy nhiên còn nhiều ý kiến chưa đồng tình, ít quan tâm như việc tôn vinh thầy cô giáo và những người làm giáo dục (51.32%); thực hiện mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội (57.74%). Đây là những khó khăn cần có biện pháp giải quyết hợp lý để góp phần nâng cao hiệu quả XHHCTGD THCS.

38

Bảng 2.12. Nhận thức về tầm quan trọng của nội dung XHHCTGD THCS

STT Tầm quan trọng của nội dung Xã hội hoá công tác giáo dụTHCS

Số lượng

Tỷ lệ % 1 Thu hút các lực lượng xã hội tham gia quá trình giáo

dục cùng với nhà trường

183 69.06

2 Huy động các lực lượng xã hội tham gia quá trình GD&ĐT với sự đa dạng hóa các loại hình trường lớp

214 80.75

3 Huy động toàn xã hội đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục.

237 89.43

4 Huy động cộng đồng địa phương tham gia thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển GD trên địa bàn.

129 48.68

5 Huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục

231 87.17

Qua kết quả khảo sát cho thấy, đa số người cho rằng những nội dung Xã hội hoá công tác giáo dục THCScó tầm quan trong, với tỉ lệ cao nhất là 89.42% và tỉ lệ thấp nhất là 48.68%. Tuy nhiên còn nhiều ý kiến cho rằng không quan trong như huy động cộng đồng địa phương tham gia thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển GD trên địa bàn (48.68%). Đây là thực tế của địa phương, là khó khăn trong việc thực hiện XHHCTGD THCS. Nên các trường THCS cần quan tâm, tiếp tục tuyên truyền vận động để mọi người hiểu và tham gia có hiệu quả hơn.

Bảng 2.13. Nhận thức về vai trò của các lực lượng quan trọng trong XHHCTGD THCS

STT Vai trò các lực lượng quan trọng nhất trong xã hội hoá công tác giáo dục

(Mỗi người chỉ chọn 3 trong các LLXH)

Số lượng

Tỷ lệ %

1

HĐND, UBND và các ngành liên quan triển khai nghị quyết nhằm thực hiện XHHCTGD ở địa phương

39

2 Đảng bộ và cấp ủy Đảng lãnh đạo chỉ đạo chương trình giáo dục

126 47.55

3 Các đoàn thể, tổ chức xã hội 21 7.92 4 HĐSP nhà trường, (BGH, các thầy cô giáo) 35 13,1 5 Lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục 18 6.79 6 Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban nữ công nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường

23 8.68

7 Khu dân cư, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh 10 3.77 8 Hội cha mẹ học sinh, gia đình, họ tộc 36 13.58

Qua kết quả khảo sát vai trò của các lực lượng quan trọng nhất trong Xã hội hoá công tác giáo dục, được thể hiện với các mức độ khác nhau trong đó vai trò của Đảng bộ và cấp ủy Đảng được xác định là quan trong nhất (47.55%); Hội cha mẹ học sinh, gia đình, họ tộc (13.58%); HĐSP nhà trường (13,1%). Bên cạnh đó, lực lượng được đánh giá mức độ quan trọng với tỉ lệ thấp như khu dân cư, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh (3.77%); Lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục (6.79%); Đoàn thể, tổ chức xã hội (7.92%). Điều này cho thấy nhận thức về vai trò của các lực lượng quan trọng trong XHHCTGD THCS chưa được xác định đúng, vì còn ý kiến xác định chưa rõ tầm quan trọng về XHHCTGD của một số LLXH.

Tóm lại, trong quá trình thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực giáo dục các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân trong huyện đã nhận thức ngày càng rõ hơn, đúng đắn hơn, cả về bản chất, nội dung lẫn mục tiêu XHHCTGD. Nhiều vấn đề mới về lãnh đạo và quản lý được đặt ra trong điều kiện thực hiện XHHCTGD THCS, như đảm bảo nhận thức và thực hiện đúng chủ trương XHHCTGD THCS, hướng về cơ sở giáo dục, hướng về người dân, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội, quan tâm các đối tượng chính sách, những người có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, ngăn chặn và khắc phục những khuynh hướng "thương mại hóa giáo dục" và các biểu hiện làm trái với mục tiêu, bản chất XHHCTGD. Các cấp ủy Đảng, chính quyền ở các xã, thị trấn đều coi trọng việc nâng cao nhận thức của đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của GD&ĐT và XHHCTGD THCS đến sự phát

40

triển nhanh và bền vững của địa phương. Nhân dân ngày càng hiểu rõ hơn, ý thức đầy đủ hơn việc tham gia tích cực vào quá trình XHHCTGD THCS, xem đó là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục. Các ban ngành, các cấp, đoàn thể, quần chúng, các LLXH ngày càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của sự phối hợp hành động, tạo ra cơ chế vận hành nhịp nhàng, đồng bộ trong quá trình thực hiện XHHCTGD THCS.

Tuy nhiên, ở một số nơi trên địa bàn huyện thuật ngữ "Xã hội hoá công tác giáo dục" còn là khái niệm mới, mặc dù đã nhắc đến nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nội hàm của nó còn có những cách hiểu khác nhau. Chính do cách hiểu khác nhau ấy mà có nhiều cách làm khác nhau, dẫn đến những chất lượng, hiệu quả khác nhau. Không ít người cho rằng xã hội hoá công tác giáo dục là do xã hội thực hiện. Mọi hoạt động giáo dục đều do xã hội phải lo liệu như kinh phí giáo dục, cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục, trách nhiệm giáo dục... Cách hiểu như vậy không xác định được đâu là chủ thể giáo dục, đâu là đối tượng giáo dục, đâu là môi trường giáo dục và đâu là sự kết hợp các mối quan hệ ấy trong quá trình giáo dục.

Có người còn cho rằng, XHHCTGD là huy động tiền của trong nhân dân đầu tư cho sự phát triển giáo dục, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Từ cách hiểu này, nên ở một số nơi người ta tự ý đặt ra các khoản thu không đúng với quy định của Nhà nước, nhiều khoản thu phí vượt quá sức chịu đựng của nhân dân, thêm vào đó là sự buông lỏng quản lý đã làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực "thương mại hóa" rất đáng lo ngại, cũng vì thế mà dần dần nhân dân không còn nhiệt tình thực hiện chủ trương này. Xã hội hóa có nghĩa "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Vấn đề này thực sự chưa nói lên được bản chất của xã hội hóa. Bởi vì, thực chất, xã hội hóa là một chủ trương liên quan đến việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế bao cấp, coi trọng biện pháp tự quản của xã hội dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của Nhà nước. Mối quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước trong khi tiến hành xã hội hóa hết sức đa dạng, trong đó, Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo quản lý thống nhất, chứ không chỉ đơn giản là "cùng làm" .

41

Một số người lại quá nhấn mạnh việc đa dạng hóa các hình thức hoạt động trong lĩnh vực GD&ĐT. Đa dạng hóa là phương thức quan trọng để thực hiện xã hội hóa, tạo ra nhiều cơ hội để mỗi người tùy theo hoàn cảnh của mình mà tham gia phát triển giáo dục, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Nhưng nếu chỉ nhấn mạnh một chiều việc đa dạng hóa trong khi công tác quản lý không kịp, dễ dẫn đến tình trạng "đa dạng hóa" một cách tùy tiện, không kiểm soát nổi.

Không ít người chưa thấy hết tầm quan trọng của sự phối hợp liên ngành để phát huy tính tích cực tham gia của các tổ chức quần chúng và thực hiện dân chủ hóa như một điều kiện tiên quyết để bảo đảm thành công trong quá trình thực hiện xã hội hóa. Hoạt động của một số ngành còn có xu hướng khép kín, biệt lập, nhất là trong việc triển khai các chương trình, dự án, dẫn đến chồng chéo, lãng phí nguồn lực. Đây chính là lý do giải thích tại sao trong thời gian qua việc tổ chức phối hợp liên ngành ở huyện Vũng Liêm còn yếu.

Nhiều tổ chức chính trị xã hội ở địa phương chưa tích cực tham gia các hoạt động giáo dục và đào tạo theo chức năng của mình; việc phát huy dân chủ trong thực hiện xã hội hóa ở nhiều nơi còn chưa đủ mức cần thiết.Vai trò của cán bộ quyết định đến chất lượng của phong trào, do vậy mỗi cán bộ, đảng viên, các Ban, ngành, đoàn thể, các LLXH và từng cán bộ giáo viên cần phải hiểu rõ cả mục đích, vai trò, nội dung và phương pháp của XHHCTGD THCS. tổ chức thực hiện sau cho phù hợp với tình hình thực tế để có hiệu quả nhất.

Tóm lại, hiện nay trong một bộ phận các cấp ủy Đảng địa phương, cơ quan đơn vị vẫn còn có nhận thức chưa hoàn toàn đúng với quan điểm của Đảng về chủ trương xã hội hoá công tác giáo dục. Còn ý thức ỷ lại trông chờ vào Nhà nước, trong đó có cả những cán bộ quản lý, người làm công tác giáo dục, các tổ chức xã hội và một bộ phận người dân do công tác tuyên truyền, do cơ chế, do các hình thức tổ chức chưa hấp dẫn, chưa chu đáo, chưa sâu rộng cho nên nhận thức về vấn đề XHHCTGD THCS còn chưa đúng, đã nảy sinh phản ứng tiêu cực, trong những bài học đắt giá là chưa làm cho dân tin và hiểu, chưa làm cho dân thấy cái được khi thực hiện XHHCTGD THCS, tức là họ chỉ mới thấy trách nhiệm chứ chưa thấy quyền lợi.

42

Muốn để nhân dân tự giác dành thời gian, tiền của, công sức tham gia cùng làm giáo dục thì Nhà nước cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, khi mọi người đã hiểu đúng thì mọi việc tổ chức sẽ trở nên đơn giản hơn cùng với sự hiểu biết về cơ chế chính sách và các hình thức tổ chức thực hiện tốt thì xã hội hoá trở thành thói quen, nếp sống, một hoạt động bình thường, tất yếu diễn ra cùng với quá trình giáo dục.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 37 - 44)