Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về XHHCTGD

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 62 - 63)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.1.Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về XHHCTGD

Đảng ta đã khẳng định “xã hội hoá” là một trong những quan điểm để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội. Nghị quyết lần 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII (1996) chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”. [43]

Đến Nghị quyết TW 6 khoá IX, Đảng đã khẳng định: “Đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, xây dựng xã hội học tập, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, là giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục”. [44]

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) đã chỉ rõ: “Thực hiện xã hội hoá giáo dục. Huy động nguồn lực, vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp,… để mở mang giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội”.[45]

Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển Xã hội hoá công tác giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”. [38]

Công văn số 312/CV.SGDĐT, ngày 02 tháng 6 năm 2011của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long về việc xây dựng kế hoạch thực hiện XHHCTGD giai đoạn 2011 – 2015; Công văn số 512/CV.PGDĐT, ngày 14 tháng 01 năm 2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Vũng Liêm về việc thực hiện Xã hội hoá công tác giáo dục, xã hội học tập. [15]

Vì thế XHHCTGD và quản lý XHHCTGD là một tư tưởng chiến lược lớn của Đảng, đây là con đường, biện pháp tiên quyết để xây dựng hệ thống giáo dục lớn

61

mạnh, “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển”, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 62 - 63)