Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 29 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

2.1. Khái quát về đặc điểm tình hình của huyện Vũng liêm, tỉnh Vĩnh Long

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long Long

Huyện Vũng Liêm ở phía Đông Nam của tỉnh Vĩnh Long; phía Bắc giáp sông Mang Thít, ngăn cách với huyện Mang Thít và huyện Tam Bình; phía Nam giáp huyện Càng Long của tỉnh Trà Vinh; phía Tây giáp huyện Trà Ôn cùng tỉnh; phía Đông giáp sông Cổ Chiên, ngăn cách với tỉnh Bến Tre. Về hành chính, Huyện bao gồm 1 thị trấn Vũng Liêm và 19 xã: Tân Quới Trung, Quới An, Quới Thiện, Trung Chánh, Trung Hiệp, Thanh Bình, Trung Thành Tây, Tân An Luông, Hiếu Phụng, Trung Thành Đông, Trung Hiếu, Trung Thành, Trung Ngãi, Trung Nghĩa, Hiếu Thuận, Hiếu Nhơn, Trung An, Hiếu Thành và Hiếu Nghĩa.

Vũng Liêm có địa hình bằng phẳng, bị chia cắt bởi nhiều sông, rạch. Ngoài phương tiện giao thông bằng đường thuỷ, huyện Vũng Liêm còn có hệ thống đường bộ với quốc lộ 53 chạy dài từ thành phố Vĩnh Long đến Trà Vinh, xuyên qua Vũng Liêm từ Cầu Mới đến cầu Mây Tức, và các đường liên huyện, liên xã (tỉnh lộ 39, tỉnh lộ 31)…

Hơn 30 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương, nhân dân Vũng Liêm ra sức bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo, để phát triển kinh tế - xã hội cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới Vũng Liêm đã có bước phát triển đáng kể. Kinh tế luôn tăng trưởng, cơ cấu được chuyển dịch đúng hướng. Nhờ có sự tăng trưởng kinh tế thu thập của người dân cao hơn, mức sống đã cải thiện đáng kể. Tạo bước đột phá trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ, chú trọng phát triển ngành nghề

28

nông thôn, tăng nhanh tỷ trọng giá trị công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tập trung đúng mức cho đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn vốn đầu tư của nhiều thành phần kinh tế. Triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu Quốc gia, đặc biệt là Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy cho sự nghiệp giáo dục phát triển đặc biệt là thực hiện chính sách “xã hội hoá giáo dục” để huy động nguồn tài lực của nhân dân.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)