Theo định hướng phát triển của tỉnh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 98 - 102)

Dân tộc Khmer là 01 trong 54 dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, vừa mang tính chất chung của cộng đồng, vừa có đặc điểm riêng của dân tộc. Vì vậy, việc giải quyết các vấn đề dân tộc và những vấn đề liên quan đến dân tộc đều phải mang tính chất, lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân, thống nhất hài hòa nghĩa vụ cũng như lợi ích giữa cái chung và cái riêng.

Thực hiện bình đẳng dân tộc theo hướng tập trung phát triển kinh tế, cải thiện đời sống về vật chất và tinh thần, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về mức sống dân tộc là vấn đề cơ bản. Quá trình thực hiện công tác dân tộc cần chú trọng lực lượng chức sắc và sư sãi, củng cố, xây dựng tổ chức Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước vững mạnh làm cầu nối vận động tổ chức phong trào hành động của dân tộc Khmer thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Yêu cầu phát triển vùng là tất yếu, toàn diện và lâu dài. Trước mắt, cần tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, giải quyết đời sống. Trong phát triển nông nghiệp chú trọng thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để tăng nhanh hiệu quả sử dụng đất đai và lao động. Quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện cần phải xác định vùng trọng điểm, nhiệm vụ trọng tâm, phối hợp lực lượng của các ngành có liên quan và liên kết nhiều chương trình, dự án để tập trung đầu tư tạo mô hình thí điểm toàn diện và từng mặt, rút kinh nghiệm triển khai ra diện rộng. Tỉnh chọn 01 huyện để chỉ đạo thực hiện, huyện chọn 01 xã điểm để chỉ đạo rút kinh nghiệm.

Kiện toàn tổ chức Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc, các đoàn thể quần chúng các cấp, nhất là cấp cơ sở vững mạnh, kiện toàn và nâng cao vai trò của cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh, huyện, đủ sức làm tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo triển khai thực hiện tốt công tác trong vùng đồng bào Khmer. Huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer sắp xếp, bố trí từ 01 đến 02 cán bộ làm công tác dân tộc.

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong vùng dân tộc Khmer. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng, tập trung thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất NN, tăng nhanh hiệu quả sử dụng đất đai và

99

lao động, tăng thu nhập và mức sống của Khmer, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào Khmer. Cơ cấu hợp lí cán bộ Khmer ở các cấp, các ngành, nhất là ở các cơ sở có đông đồng bào dân tộc Khmer.

Tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc và cán bộ công tác ở vùng dân tộc Khmer. Chú trọng xây dựng lực lượng nòng cốt trong dân tộc, nắm chắc và giải quyết kịp thời những nguyện vọng chính đáng của đồng bào và sư sãi Khmer, thực hiện tốt phong cách công tác dân vận “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”

Từ những kết quả và kinh nghiệm thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới cần tiếp tục tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền sâu rộng lịch sử vùng đất Nam bộ, lịch sử đấu tranh cách mạng của đồng bào Kinh – Khmer – Hoa - Chăm với hình thức, biện pháp thích hợp để đồng bào các dân tộc chủ động tham gia vào quá trình thực hiện nhiệm vụ cách mạng của địa phương, góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước trong vùng đồng bào dân tộc.

Đội ngũ cán bộ các cấp phải thường xuyên đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đồng bào, vận động đồng bào nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, có ý thức đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

Bên cạnh đó, triển khai thực hiện tốt các chương trình, chính sách như Chương trình 135 (giai đoạn II), Chương trình 134, chính sách trợ giá, trợ cước và một số chương trình dự án lồng ghép đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện phân công, phân cấp giữa Ban Dân tộc và các sở, ban ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị trong việc thực hiện các chương trình, chính sách trong vùng đồng bào dân tộc, có kế hoạch kiểm tra việc triển khai tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách và dự án trong vùng đồng bào dân tộc.

Song song đó, Ban Dân tộc phối hợp với các ngành của tỉnh có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị thu thập thông tin về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội, những tâm tư nguyện vọng chính đáng của đồng bào… để tham mưu giúp Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng đối với đồng bào dân tộc.

100

Nghiên cứu đặc điểm bản sắc văn hóa dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh, có kế hoạch khai thác lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian vốn có từ lâu đời.

Quan diểm

Phát triển toàn diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, gắn tăng trưởng kinh tế với việc giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc.

Giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer tỉnh trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Phát triển kinh tế gắn với công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất NN-, CN theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với DV để tăng thu nhập, phát triển theo hướng bền vững.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phải ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khai thức có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng vùng, đi đôi với việc bảo vệ môi trường bền vững, phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của đồng bào dân tộc thiểu số.

Xác định nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào Khmer là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo toàn diện, công tác phổ cập giáo dục phải gắn liền với việc đảm bảo về chất lượng để từng bước nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc Khmer, tăng cường đào tạo nghề và giới thiệc việc làm cho những người trong độ tuổi lao động.

Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer có năng lực, phẩm chất đạo đức. Giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn việc lợi dụng chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng để chống đói cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe dân, vệ sinh phòng chống dịch bệnh trong các vùng dân tộc thiểu số. Tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc được tiếp cận với các dịch vụ y tế, cơ sở khám chữa bệnh tiến tiến, hiện đại.

Định hướng phát triển

Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, thực hiện công tác, chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2020, các vùng dân tộc thiểu số cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo

101

xuống dưới 10% (theo chuẩn nghèo mới), giảm dần khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa đồng bào dân tộc Khmer với dân tộc Kinh.

Công tác giáo dục đào tạo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer được quan tâm,. Thực hiện kịp thời các chính sách đối với HS, sinh viên Khmer, xây dựng và nâng cấp các trường phổ thông DTNT. Ngoài 7 trường hiện có, năm nay UBND tỉnh Trà Vinh đầu tư xây dựng thêm trường phổ thông DTNT huyện Càng Long với tổng vốn đầu tư là 105 tỷ đồng, để nâng cao tỷ lệ HS người Khmer vào học nội trú. Đến năm 2015 có 8 trường DTNT trên 8 huyện và thành phố.

Bên cạnh việc tổ chức dạy chữ tiếng Việt và chữ Khmer, cần đầu tư hơn nữa trong việc dạy ngữ văn Khmer, tăng cường công tác phổ cập ở các điểm chùa, tăng cường công tác đào tạo nghề. Mở rộng quy mô các trường DTNT cho HS phổ thông ở các huyện và cơ sở nội trú cho HS thành phố. Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh đưa tỷ lệ HS tại các trường DTNT từ 5% lên 15 -20%. Tỷ lệ HS Khmer đi học trong độ tuổi: cấp tiểu học đạt 99%, THCS 98,5%, THPT đạt 80%; 100% xã trong vùng có đông người Khmer có trường mẫu giáo, tỷ lệ phòng học kiên cố chiếm trên 95%.

Thực hiện lồng ghép các chương trình, nguồn vốn đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu trong vùng dân tộc thiểu số, trọng tâm là thủy lợi, giao thông, điện, trường học, y tế ở vùng sâu vùng xa. Đến năm 2020 tỷ lệ hộ Khmer sử dụng nước hợp vệ sinh 95%; sử dụng điện 98% trở lên, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. 100% cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc thiểu số có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp lý luận chính trị trở lên, có từ 30% trở lên có trình độ đại học chuyên nghiệp và cao cấp lý luận chính trị. Tỷ lệ đảng viên là người dân tộc Khmer chiếm 16% trở lên so tổng số đảng viên chung toàn tỉnh.

Tiếp tục nâng cao hơn nữa công tác khám chữa bệnh, các dịch vụ y tế cho đồng bào. Đầu tư trang thiết bị khám chũa bệnh, tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn. Đến năm 2020 có 100% trạm xá nơi có đông đồng bào có ít nhất 1 bác sỹ và 2 y sỹ, 100% trạm y tế vùng có đông đồng bào Khmer đạt chuẩn quốc gia. Đạt 25 giường bệnh và 10 bác sĩ/ 10.000 dân. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi xuống còn 7%; 90% trở lên người dân tham gia bảo hiểm y tế, có trên 30% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 20% lao đông tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

102

Tổ chức quy hoạch, xây dựng các công trình văn hóa, thể thao cho dân tộc Khmer. Đến năm 2020 có 100% hộ dân tộc thiểu số được xem truyền hình, nghe đài phát thanh, trong đó có nhiều chương trình bằng tiếng Khmer.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)