Đánh giá về CLCS dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 86 - 90)

- Về mặt kinh tế - xã hội: không ngừng phát triển; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, thúc đẩy việc chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất; phát huy hiệu quả chương trình ngọt hóa Nam Mang Thít, cùng với hệ thống thủy lợi được đầu tư rộng khắp đảm bảo yêu cầu tưới tiêu trên 80% diện tích sản xuất. Bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới; giao thông nông thôn cơ bản được bê tông hóa với trên 1.800 km; tỷ lệ hộ dân tộc sử dụng điện và nước sạch hợp vệ sinh ngày càng tăng, phương tiện thông tin liên lạc đáp ứng đủ nhu cầu: Internet đạt 1,7 thuê bao/100 dân; bình quân mỗi hộ có 1,3 phương tiện xe gắn máy; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,3 triệu đồng (2006) lên 17,1 triệu đồng (2011). - Về đời sống: ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 4%/năm. Tỉnh có 6.050 hộ được đầu tư hỗ trợ sản xuất và 10.432 hộ được hỗ trợ đời sống từ các chương trình của Chính phủ, hàng ngàn hộ Khmer nghèo đã chuộc lại đất cầm cố; Tỉnh đã vận động hộ có nhiều đất cho 1.400 hộ không đất mượn 600ha để sản xuất ổn định cuộc sống. Từ đó, nhiều hộ Khmer đã vươn lên về kinh tế gia đình, có vốn tái sản xuất, mua sắm tư liệu sản xuất, phương tiện sinh hoạt, nhiều hộ xây dựng nhà ở khang trang, góp phần đổi

87

mới diện mạo vùng có đông đồng bào Khmer, có 40% ấp, khóm được công nhận ấp, khóm văn hoá.

- Công tác giáo dục, đào tạo: ngày càng được thực hiện đồng bộ, không ngừng nâng cao chất lượng, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên, các huyện có đông đồng bào Khmer đều có trường phổ thông DTNT, số HS Khmer theo học ngày càng tăng dẫn đến số HS Khmer toàn tỉnh cũng tăng. Năm học 2006 - 2007, tỷ lệ HS Khmer chiếm 28,7%, đến năm học 2011- 2012 tỷ lệ này tăng lên 38,6% so HS toàn tỉnh.

28.7 33.2 35.6 37.4 38.6 71.3 67 66.8 64.4 62.6 61.4 33 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011- 2012 Năm học Tỷ lệ HS Khmer Tỷ lệ HS toàn tỉnh

Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ HS Khmer so HS toàn tỉnh Trà Vinh

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh

Nhờ sự quan tâm của cả hệ thống chính trị đến cuối năm 2008, mạng lưới giáo dục tỉnh đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của đồng bào. Năm học 2011- 2012 có hơn 1.000 HS Khmer đang học tại các trường phổ thông DTNT, có 512 HS học đại học, 447 học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh. Thực hiện Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “ Củng cố và phát triển hệ thống trường PT DTNT giai đoạn 2011- 2015”, tiến hành xây dựng trường THCS DTNT huyện Càng Long và xây mới trường THPT DTNT tỉnh.

Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, xét tuyển đối với HS, sinh viên đồng bào Khmer, Tỉnh cũng đã cử tuyển 717 HS theo học các chuyên ngành đại học, cao đẳng để đào tạo chuẩn bị nguồn nhân lực bổ sung cho tỉnh, số HS Khmer thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp mỗi năm đều tăng, phong trào học hai thứ chữ phổ thông và Khmer có nhiều tiến bộ, việc dạy và học bổ túc văn hoá, Pali, ngữ văn Khmer trong sư sãi ngày càng phát triển.

- Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào đạt những kết quả khả quan. Tất cả các xã đều được đầu tư xây dựng trạm y tế, đầu tư cán bộ chuyên môn, trang bị các thiết bị

88

cần thiết để khám chữa bệnh tại chỗ. Thực hiện đầy đủ chế độ cấp thẻ bảo hiểm y tế. Công tác vệ sinh phòng dịch thường xuyên quan tâm, thực hiện có hiệu quả.Toàn tỉnh có 568/2.950 cán bộ y tế là người Khmer; trên 90% trạm y tế xã hoặc phòng khám Đa khoa khu vực vùng đồng bào có bác sĩ; 39/50 xã, phường, thị trấn vùng có đông đồng bào dân tộc được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Bệnh nhân là sư sãi Khmer được giảm, miễn viện phí và thuốc; hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, hộ cận nghèo hỗ trợ mua bảo hiểm y tế...

- Tình hình chính trị, trật tự xã hội trong vùng đồng bào dân tộc cơ bản ổn định; quốc phòng an ninh được giữ vững. Trà Vinh được xem là tỉnh có số lượng đảng viên Khmer nhiều nhất trong vùng ĐBSCL, chiếm 14,28% đảng viên trong toàn Đảng bộ. Tỉnh cũng đã quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ Khmer với hơn 2.570 cán bộ được đưa đi đào tạo, trong đó có 8 người có trình độ thạc sĩ. Năm 2010 tỉnh có 6 đồng chí cán bộ Khmer được quy hoạch vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; 12 cán bộ là trưởng, phó đầu ngành tỉnh và gần 100 cán bộ giữ các chức danh chủ chốt ở huyện và cơ sở, có 28 đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ cấp huyện và cấp xã có 350 đồng chí. Tỷ lệ đại biểu Khmer được bầu vào Hội đồng nhân dân cấp tỉnh từ 2006 đến 2010 giảm 02 đồng chí. Nhưng tỷ lệ đại biểu Khmer được bầu vào Hội đồng nhân dân cấp huyện tăng và từ 39 lên 53 đồng chí và tăng từ 452 lên 645 đồng chí ở Hội đồng nhân dân cấp xã.

Bảng 2.22. Số lượng cán bộ Khmer được bầu vào hệ thống chính trị Tỉnh Trà Vinh

Đơn vị: đồng chí

Chỉ tiêu 2006 2010

Số cán bộ Khmer được bầu vào cấp Uỷ:

Ban Chấp hành Đảng bộ cấp tỉnh 03 06 Ban Chấp hành Đảng bộ cấp huyện 15 28 Ban Chấp hành Đảng bộ cấp xã 174 350 Tỷ lệ đại biểu Khmer được

bầu vào:

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh 03 03

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 14 12

Hội đồng nhân dân cấp huyện 39 53

Hội đồng nhân dân cấp xã 452 645

Nguồn: Tổng cục thống kê Trà Vinh

- Công tác văn hoá - thể dục thể thao, các hoạt động văn hoá nghệ thuật, bảo tồn các truyền thống văn hoá của các dân tộc được thực hiện khá thường xuyên, đời sống văn hoá của đồng bào được nâng cao một bước, bản sắc văn hoá văn tộc luôn được bảo tồn và phát

89

huy. Các cấp chính quyền đã có nhiều hình thức tổ chức thi đấu thể thao, biểu diễn các tiết mục văn nghệ dân tộc, đã trang bị phương tiện nghe nhìn cho 141 chùa trong tỉnh theo chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình của Trung ương. Khu di tích Ao Bà Om-chùa Âng được công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, một số chùa có thành tích trong kháng chiến được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để trùng tu, sửa chữa. Các mặt sinh hoạt theo phong tục tập quán, các lễ hội truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng.Cấp ủy và chính quyền các cấp luôn tạo mọi điều kiện để đồng bào và sư sãi Khmer phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Cổng thông tin điện tử của tỉnh có phiên bản tiếng Khmer; tăng thời lượng phát thanh, phát hình, báo ảnh, báo chữ Khmer với hình thức và nội dung ngày càng phong phú; tạo điều kiện cho Trường Đại học Trà Vinh thực hiện việc đào tạo văn hóa và tiếng Khmer bậc đại học, đầu tư xây dựng khoa Văn hóa dân tộc Khmer Nam bộ bậc cao đẳng, đại học. Thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” có gần 50.000 lượt hộ Khmer được công nhận gia đình văn hoá; 148 ấp khóm được công nhận ấp văn hoá. Năm 2008, tỉnh Trà Vinh đã xây dựng được 17 mô hình khu dân cư văn hóa, trong đó có 14 mô hình được các địa phương chọn nhân rộng điển hình.

Hiện nay tỉnh có 138/141 chùa Khmer được nhập kinh Tam Tạng; được học và dạy giáo lý, kinh Phật bằng chữ Pali. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh luôn tạo điều kiện cho đồng bào có đạo và sư sãi Khmer an tâm tu học và hành đạo theo đúng pháp luật. Cuối năm 2008, tỉnh có 53/141 chùa Phật giáo Nam tông Khmer được công nhận cơ sở thờ tự văn minh và đang xây dựng Trà Cú thành huyện điểm văn hoá vùng đồng bào Khmer.

Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng ở vùng đồng bào dân tộc Khmer vẫn còn nhiều mặt hạn chế, khó khăn cần khắc phục và giải quyết kịp thời:

Kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer tuy có tập trung đầu tư, phát triển nhưng còn chậm. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá còn chậm, một số nơi chưa có định hướng rõ ràng. Ngành nghề phát triển chưa ổn định. Chất lượng sản phẩm còn thấp, khó khăn trong tiêu thụ. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao so với tổng số hộ nghèo trong tỉnh. Công tác xoá đói giảm nghèo còn thiếu bền vững. Khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa dân tộc Khmer và các dân tộc khác trong tỉnh có chiều hướng tăng. Tốc độ giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer còn chậm so với tốc độ giảm nghèo chung tỉnh, chính sách hỗ trợ đầu tư còn dàn trải, đồng bào thiếu đất và thiếu các điều kiện sản xuất.

90 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống kết cấu hạ tầng mới chỉ phục vụ nhu cầu dân sinh thiết yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, một số công trình chậm phát huy hiệu quả sử dụng. Chưa huy động tốt nội lực trong nhân dân đóng góp, đầu tư các công trình hạ tầng nông thôn. Chưa tận dụng và khai thác tối đa nguồn lực của Trung ương đầu tư cho vùng đồng bào Khmer; nguồn lực đầu tư của tỉnh cũng hạn chế; một số công trình, dự án phát triển kinh tế làm giảm diện tích đất canh tác của đồng bào dân tộc.

Một số vấn đề xã hội bức xúc trong vùng đồng bào dân tộc Khmer tuy có tập trung giải quyết nhưng chậm chuyển biến. Công tác giáo dục chưa đạt yêu cầu. Tỷ lệ HS bỏ học giữa chừng còn cao so với tỷ lệ chung của tỉnh; cơ sở vật chất trường lớp tuy có đầu tư nhưng chưa đảm bảo, số HS Khmer thi đỗ vào các trường đại học mỗi năm đều tăng nhưng còn thấp so bình quân chung của tỉnh. Y tế có bước tiến bộ, nhưng ý thức về công tác chăm sóc sức khoẻ trong cộng đồng dân tộc một số nơi chưa tốt.

Trình độ dân trí còn thấp nên việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực còn yếu kém. Tỷ lệ lao động không có việc làm hoặc có việc làm không ổn định còn cao, lao động chưa qua đào tạo nghề còn nhiều. Đời sống của đồng bào dân tộc Khmer còn gặp nhiều khó khăn.

Việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Khmer còn nhiều bất cập. Các loại hình văn hoá – nghệ thuật dân tộc được quan tâm nhưng chưa sâu, nhất là loại hình nghệ thuật dân gian. Một số loại hình văn hoá nghệ thuật quần chúng Khmer ở cơ sở có nguy cơ bị mai một, mất dần bản sắc, chậm được đầu tư khôi phục, phát triển; việc đầu tư, tôn tạo một số di tích đặc thù văn hoá vùng dân tộc chưa tốt.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội từng lúc còn tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định do các thế lực thù địch và các tổ chức phản động lưu vong dùng nhiều hình thức tuyên truyền, xuyên tạc để gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Tóm lại, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong vùng Khmer còn nhiều khó khăn; trình độ dân trí tuy có nâng lên nhưng còn thấp; công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ người Khmer tỉnh vẫn còn hạn chế nhất định. Cơ sở vật chất phục vụ vui chơi giải trí còn nhiều thiếu thốn, công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiếu đồng bộ. Một số đơn vị, địa phương thiếu các giải pháp đột phá trong tạo nguồn để bồi dưỡng, phát triển đảng viên và quy hoạch tạo nguồn cán bộ dân tộc.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 86 - 90)