2.2.4.1. Các chính sách giảm nghèo
a) Chương trình 135
Nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 135/1998/ QĐ-TTg ngày 31/7/1998 và Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006
50
phê duyệt chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi gồm 2 giai đoạn.Giai đoạn II từ 2006-2010.
Tỉnh Trà Vinh có 20 xã và 11 ấp được hưởng từ chương trình này với tổng kinh phí thực hiện là 185 tỷ đồng.
Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: tỉnh đã hỗ trợ 6.303 dân tộc thiểu số nghèo mua giống cây trồng, vật nuôi, vật tư phục vụ sản xuất, 2.124 hộ nghèo mua máy móc phục vụ sản xuất; mở 154 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, có 4.563 lượt người dự.
Đối với dự án phát triển cơ sở hạ tầng: tỉnh đầu tư xây dựng mới 254 công trình (trường học, giao thông, thuỷ lợi, điện, chợ, trạm y tế) và duy tu 85 công trình, trong đó tỉnh đã đầu tư 23,3 tỷ đồng xây dựng 83 công trình dự án phúc lợi xã hội. Năm 2008 đã hoàn thành đưa vào sử dụng được 43 công trình dự án chủ yếu tại 26 xã và 11 ấp đặc biệt khó khăn của tỉnh. Tỉnh đã đầu tư xây dựng và bàn giao 25 lò hỏa táng; chỉnh trang, xây mới 94 chợ vùng nông thôn phục vụ mua bán, tự sản, tự tiêu nông thủy sản cho bà con. Số xã đặc biệt khó khăn từ 38 xã giảm còn 25 xã. Toàn tỉnh có 99% xã đặc biệt khó khăn có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% xã có điện lưới; 8/8 huyện, thị đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS; 96% xã, phường đều có trạm y tế, trên 77% xã có bác sĩ, đội ngũ cán bộ y tế là người Khmer được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng.
Ngoài ra, tỉnh đã đầu tư 1.800 tỷ đồng dồn sức cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho nhân dân. Năm 2008, tỉnh đã xây dựng, trao tặng 3.333 căn nhà tình thương cho hộ Khmer nghèo, nâng tổng số nhà tình thương xây tặng trong 10 năm qua lên 31.678 căn; giải quyết việc làm cho hơn 15.000 lao động đồng bào Khmer.
Những hộ nghèo, thiếu vốn sản xuất được tạo điều kiện vay vốn với lãi suất thấp của các hội đoàn thể, ngân hàng chính sách xã hội. Những hộ nghèo nhà tre lá, tạm bợ được hỗ trợ tặng nhà đại đoàn kết từ Qũy “Vì người nghèo”, Chương trình 135 của Chính phủ. Sự nghiệp phát triển y tế, văn hoá, giáo dục được quan tâm phát triển. Cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đã được cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư cùng chăm lo giải quyết những yêu cầu bức xúc của bà con về đường đi lại, điện, nước sinh hoạt, học hành, khám chữa bệnh. Ngoài 2 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 7 bệnh viện tuyến huyện, ngành y tế cũng quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp các trạm y tế xã, trong đó 31/38 trạm y tế xã thuộc Chương trình 135 của Chính phủ nay được đầu tư khang trang. Người dân ở tất cả các xã thuộc Chương trình 135 của Chính phủ đều được khám chữa bệnh hoàn toàn miễn phí. Đến cuối năm 2009 không còn hộ nhà tre lá tạm bợ.
51
Đời sống vật chất tinh thần đồng bào Khmer ở Trà Vinh đã và đang khởi sắc, không còn hộ đói, giảm dần hộ nghèo.
b) Hỗ trợ phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo
Thực hiện Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn và Quyết định số 126/2008/QĐ - TTg ngày 15/9/2008 về sửa đổi một số điều của Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh đã giải ngân gần 4 tỷ đồng cho gần 700 hộ nghèo vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Vùng đồng bào dân tộc có 2.118 trang trại, trong đó có 135 chủ trang trại là người Khmer. Riêng từ năm 2009-2012 tổ chức triển khai thực hiện với tổng kinh phí 11.881 triệu đồng, đã giải ngân 11.881 triệu đồng cho 2.468 hộ vay vốn để phát triển sản xuất, đạt 100% kế hoạch vốn (mức vay tối đa 05 triệu đồng/ hộ).
c) Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010
- Đối với các nhóm chính sách hỗ trợ người nghèo, xã nghèo: tỉnh đã cho 53.785 lượt hộ Khmer vay với số tiền 339.244 triệu đồng. Mở 31 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân nghèo, xây dựng 240 mô hình 3 giảm 3 tăng trong nông nghiệp, 01 dự án nuôi bò vỗ béo.
- Hỗ trợ về y tế: tỉnh đã cấp 1.752.388 thẻ bảo hiểm y tế, trong đó, cho 981.924 người thuộc hộ nghèo và 739.365 người xã 135/CP. Tổng kinh phí 196.597 triệu đồng. Khám chữa bệnh cho 1.495.955 lượt người với số tiền 143.637 tỷ đồng.
Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc, in 30.000 tờ gấp, 11.200 tài liệu pháp luật phát miễn phí cho hộ dân tại 96 xã, phường, thị trấn trong tỉnh và tổ chức 190 cuộc trợ giúp pháp lý cho 4.334 người. Tổng kinh phí thực hiện là 193 triệu đồng.
Nguồn vốn vận động trong dân, đã vận động được 46.875 triệu đồng cho 125.393 lượt hộ vay với lãi suất thấp, cho mượn không lãi để phát triển kinh tế hộ gia đình và giúp đỡ cho 86.287 hộ nghèo bị rủi ro, thiên tai tổng giá trị 21.658 triệu đồng, cất 183 căn nhà tình thương, sửa chữa 20 căn nhà tình thương, 74 nhà tình nghĩa, 01 cầu bê tông, 07 xe lăng tổng giá trị 20.987 triệu đồng.
2.2.4.2. Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng vùng dân tộc thiểu số
Để rút ngắn khoảng cách về mức sống giữa các dân tộc trên địa bàn, tỉnh ưu tiên mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giúp đồng bào phát triển sản xuất, cải thiện cuộc
52
sống, 100% xã đã có đường giao thông thông suốt về tận trung tâm xã, đầu tư xây dựng được 152 công trình: 122 công trình cầu, đường giao thông, 09 công trình điện, 09 công trình trường học, 03 công trình thủy lợi, 07 công trình chợ, 02 công trình nhà vệ sinh công cộng, với kinh phí 93.902 triệu đồng (Trung ương hỗ trợ 89.502 triệu đồng, Liên minh Châu Âu tài trợ 4.400 triệu đồng).
Dự án ngọt hoá Nam Măng Thít tại tỉnh đã cơ bản hoàn thành đang tích cực phát huy hiệu qủa, tỉnh cũng đang triển khai đầu tư mới và nâng cấp hệ thống thuỷ lợi nội đồng vừa kiểm soát mặn vừa dẫn ngọt phục vụ tưới tiêu gần 80% diện tích đất NN.
Ngoài ra, tỉnh còn đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt, lắp đặt 8.760 đồng hồ nước cho
2.2.4.3. Các chính sách xã hội
a) Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (chương trình 134 theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ)
Kinh phí đầu tư, hỗ trợ cho tỉnh Trà Vinh là 132 tỷ đồng. Riêng trong giai đoạn II Chương trình 134 đã giải quyết cho 2.000 hộ có đất sản xuất. Đặc biệt đã hỗ trợ trên 1 tỷ đồng giúp cho 3.300 hộ Khmer nghèo chuộc lại 122ha đất đã cầm cố. Đã vận động trên 1.000 hộ có nhiều đất cho trên 1.400 hộ ít đất và không có đất mượn trên 600 ha đất để sản xuất; hỗ trợ 886 triệu đồng cho bà con chuộc lại 109 ha đất đã cầm cố.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, đã triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng 13.182 căn nhà, với tổng kinh phí là 81,995 tỷ đồng (kinh phí địa phương là 13 tỷ đồng), tạo điều kiện ổn định cho 12.105 hộ đồng bào dân tộc Khmer, chiếm 91,83%.
Nước sinh hoạt: đã hỗ trợ cho 8.041 hộ và tập trung đã giải quyết cho 87 công trình, đáp nhu cơ bản nhu cầu về nước sạch cho đồng bào dân tộc của tỉnh.
b) Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/ 2008/QĐ-TTg, ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ
Đây là Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo nói chung, trong đó có hộ nghèo dân tộc thiểu số cũng được thụ hưởng. Tổng kinh phí thực hiện ở địa bàn tỉnh là 363, 744 tỷ đồng với số hộ được thụ hưởng thuộc hộ Khmer nghèo là 12.186 hộ.
53
c) Chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất, và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng ĐBCSL giai đoạn 2008 - 2010 theo Quyết định 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ
Theo Quyết định trên tỉnh được Trung ương hỗ trợ 223.000 triệu đồng, đã giải ngân được 97.854 triệu đồng, đạt 43,88% so kế hoạch ( trong đó, hỗ trợ đất ở cho 688 hộ, đất sản xuất 1.094 hộ, hỗ trợ giải quyết việc làm, mua máy móc nông cụ, chuyển đổi ngành nghề cho 26.604 hộ, đào tạo nghề 155 lao động); đồng thời giải ngân vốn vay Ngân hàng Chính sách Xã hội được 82.687 triệu đồng cho 9.863 hộ (trong đó hỗ trợ vay mua đất sản xuất 828 hộ; vay chuyển đổi ngành nghề, mua máy móc, nông cụ, chăn nuôi cho 9.035 hộ). Tổng kinh phí thực hiện là 113 tỷ đồng.
2.2.4.4. Chính sách khuyến nông cho người dân tộc
Về công tác khuyến nông, với những lớp tập huấn cho người Khmer về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kĩ thuật canh tác… có tác dụng giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, môi trường sống, chất lượng sinh hoạt nói chung. Đến nay, ngoài việc canh tác lúa, người dân Khmer còn sản xuất được nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị ở một số nơi, như hành tím, tỏi, mè, đậu phộng, dưa hấu…
2.2.4.5. Chính sách giáo dục đào tạo, quy hoạch, sử dụng cán bộ dân tộc
a) Chính sách giáo dục dân tộc thiểu số
Thực hiện Nghị định số 82/2010/ NĐ- CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ về quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Tỉnh đã mở được 1.440 lớp, với 413 lượt GV tham gia giảng dạy tiếng dân tộc cho 40.634 HS cấp tiểu học và THCS.
HS dân tộc được miễn, giảm học phí theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
GV và HS dạy và học các trường phổ thông DTNT được hưởng chế độ, chính sách theo Nghị định 61/2006/ NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ và Quyết định số 82/ 2006/ QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ, GV được hưởng 70% lương, HS được cấp học bổng 664.000 đồng/ tháng.
Thực hiện Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ, HS dân tộc nội trú song song với việc học chương trình chính thức, còn được học nghề
54
theo dạng hướng nghiệp. Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị học nghề, phân công GV giảng dạy, hướng nghiệp cho HS.
Thực hiện Quyết định số 26/2008/ QĐ-TTg ngày 05/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010, tỉnh đã hỗ trợ cho 1.050 giáo viên (kể cả nhà sư) tham gia giảng dạy chữ Khmer trong các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh, với số tiền 6.953.325.000 đồng.
b) Về đào tạo, quy hoạch và sử dụng nguồn nhân lực
Tỉnh đã ban hành một số chính sách về đào tạo nguồn cán bộ dân tộc; mở lớp cao cấp lý luận chính trị dành riêng cho cán bộ Khmer. Bên cạnh việc đưa đi học các trường của Trung ương, tỉnh đã phối hợp với các Học viện, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp của Trung ương, TP. Hồ Chí Minh và khu vực tổ chức nhiều lớp đào tạo lý luận chính trị, bồi dưỡng về quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer. Bên cạnh đó, tỉnh còn tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác ở xã, phường, thị trấn. Tổng số hiện đang công tác là 343 người, trong đó có 34 người dân tộc Khmer, chiếm 9,91%, đã góp phần nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
Song song với công tác đào tạo bồi dưỡng, tỉnh luôn chú trọng công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ linh hoạt, đúng năng lực, sở trường của cán bộ dân tộc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở các ngành, lĩnh vực quan trọng. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức Khmer trong hệ thống chính trị của tỉnh chiếm 17,50% so tổng số cán bộ tỉnh. Trong bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ khi một chức danh có hai người (1 người kinh, 1 người Khmer) thì ưu tiên chọn cán bộ người Khmer. Các huyện, xã có đông đồng bào Khmer đều bố trí cán bộ dân tộc giữ một trong các chức vụ chủ chốt của Thường trực cấp ủy, Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân. Xét về mặt cơ cấu đại biểu dân tộc trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, Trà Vinh có 50% đại biểu Quốc hội khóa XIII, 24% đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, 19,63% đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, thành phố và 22,89% đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn là người Khmer.
c) Chính sách củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông DTNT giai đoạn 2011-2015 tại Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 Thủ tướng Chính phủ
55
Đây là quyết định phê duyệt “Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông DTNT giai đoạn 2011-2015” áp dụng trong phạm vi cả nước. Đối với tỉnh Trà Vinh kế hoạch thực hiện đối với hệ thống trường phổ thông DTNT như sau:
Hàng năm GV, cán bộ quản lý được bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ.
Biên soạn, phát triển tài liệu hỗ trợ hoạt động giáo dục và công tác quản lý trường phổ thông DTNT.
Nâng cấp các điểm trường phổ thông DTNT hiện có để đạt chuẩn cấp quốc gia.
Xây dựng mới trường phổ thông DTNT THPT tỉnh Trà Vinh và trường phổ thông DTNT THCS huyện Càng Long với quy mô và kinh phí thực hiện như sau:
Tên trường Quy mô
lớp học Quy mô học sinh Kinh phí (triệu đồng) Trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh 15 450 33.804 Trường PTDTNT THCS huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh 08 240 18.000
Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ
d) Chính sách phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề ĐBSCL đến 2010 tại Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg, ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ
Tại quyết định này, có 05 nội dung giáo dục đào tạo liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer, trong đó đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh cũng được thụ hưởng:
Củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường PTDTNT.
Có cơ chế quản lý, phối hợp với các chùa Khmer để dạy chữ viết, bổ túc văn hoá và phong tục cho đồng bào dân tộc.
Xây dựng và ban hành chương trình khung dạy tiếng dân tộc, ưu tiên chương trình dạy tiếng Khmer cho giáo viên và cán bộ công tác ở vùng đồng bào Khmer.
Đưa nội dung giáo dục văn hoá dân tộc vào giảng dạy trong các trường phổ thông