Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 40)

2.1.1. Vị trí địa lí

Tỉnh Trà Vinh nằm ở hạ lưu sông Mê Công, giữa sông Tiền và sông Hậu, có hệ toạ độ đại lí trong khoảng từ 90

32’đến 100

05’vĩ độ Bắc và từ 1050

57’đến 1060

35’kinh độ Đông. Phía bắc và phía đông giáp tỉnh Bến Tre, phía tây và tây bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, phía tây và tây nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía đông và đông nam giáp Biển Đông.

Với vị trí 3 mặt sóng nước mênh mông của hai dòng sông Tiền, sông Hậu và Biển Đông rộng lớn, ngoài các thế mạnh thì việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế, văn hoá thông qua đường bộ trước hết với Vĩnh Long và các tỉnh ĐBSCL cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chủ yếu diễn ra theo quốc lộ 53.

Vị trí của tỉnh có ý nghĩa lớn về an ninh, quốc phòng. Hai cửa Cung Hầu, Định An như hai chốt chặn, án ngữ đường thông thương giữa biển với ĐBSCL và ngược lại.

2.1.2. Phạm vi lãnh thổ

Dưới triều vua Minh Mạng, huyện Trà Vinh thuộc phủ Lạc Hoá, tỉnh Vĩnh Long. Đến thời Pháp thuộc, tỉnh Trà Vinh được thành lập năm 1899 với 5 quận: Châu Thành, Càng Long, Cầu Ngang, Tiểu Cần, Bắc Tràng. Sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn đổi tên thành tỉnh Vĩnh Bình với 7 đơn vị hành chính là các huyện: Châu Thành, Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Trà Cú, Long Toàn. Sau năm 1975, Trà Vinh hợp nhất với tỉnh Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long. Năm 1991, tỉnh Cửu Long lại tách thành hai tỉnh là Vĩnh Long và Trà Vinh.

Năm 2011, Trà Vinh gồm 1 thành phố và 7 huyện: Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Châu Thành, Duyên Hải, Tiểu Cần, Trà Cú với 9 phường, 11 thị trấn và 85 xã.

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 2.295,1 km2

chiếm 0,67% của cả nước, số dân

1,126,245 người (2012) bằng 1,2% số dân cả nước, trong đó có trên 30% dân số là người Khmer, 1% là người Hoa, còn lại là người Kinh và một số ít là người Chăm, Ấn.

2.1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.3.1. Địa hình

Trà Vinh là tỉnh đồng bằng châu thổ ven biển, chịu ảnh hưởng bởi tác động giữa sông và biển. Kết quả tác động này đã hình thành nên các vùng trũng xen với các giồng cát ven

41

biển. Độ cao trung bình toàn tỉnh từ 1-3m, trong đó phần lớn có độ cao từ 0,4-1m (chiếm hơn 60% diện tích toàn tỉnh).

Các huyện phía bắc có địa hình bằng phẳng hơn so với các huyện phía nam. Dọc theo hai bên bờ sông thường có địa hình cao hơn và thấp dần về phía nội đồng. Vùng nội đồng tương đối bằng phẳng, nhưng bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, trong đó có những ô trũng cục bộ. Khu vực ven biển có địa hình dạng sóng với nhiều giồng cát hình cánh cung, độ cao từ 3-5m.

Như vậy, địa hình tỉnh tạo điều kiện hình thành nền sản xuất NN đa dạng. Cây màu lương thực thực phẩm, cây ăn trái phát triển trên các giồng cát. Cây lúa chiếm ưu thế ở các vùng có độ cao trung bình và thấp, vùng trũng ven sông nuôi trồng thuỷ sản.

Tuy nhiên, do địa hình thấp, gần cửa sông nên chịu tác động mạnh của biển, đặc biệt là của thuỷ triều gây những khó khăn cho sản xuất NN và sinh hoạt của người dân.

2.1.3.2. Khí hậu

Trà Vinh có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo, chịu tác động mạnh mẽ của gió đông nam từ biển thổi vào. Nhiệt độ trung bình từ 26-27,60c, nhìn chung khá ổn định. Tổng số giờ nắng trong năm từ 2.236-2.788 giờ, lượng mưa trung bình năm 1.403 mm, độ ẩm trung bình từ 83,0 - 85,5%.

Khí hậu của tỉnh có sự phân hoá giữa mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5-10, mùa khô từ tháng 11- 4 năm sau.

Khí hậu tỉnh Trà Vinh có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là nông nghiệp. Tuy nhiên, sự phân hoá sâu sắc giữa hai mùa dẫn đến thiếu nước trong mùa khô, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

2.1.3.3. Sông ngòi

Tỉnh Trà Vinh có hai sông lớn là sông Hậu và sông Tiền (trong đó sông Cổ Chiên là một nhánh của sông Tiền) với tổng chiều dài khoảng 100m. Ngoài ra, còn có hàng trăm sông rạch nhỏ và nhiều kênh đào dẫn nước từ sông chính về đồng ruộng với chiều dài1.876 km (chỉ tính kênh cấp I và II).

Nguồn nước cung cấp cho tỉnh từ các sông Cổ Chiên, sông Hậu,…tạo cho tỉnh nguồn nước dồi dào, phục vụ tưới tiêu, giao thông và phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

42

Đất phù sa phát triển trên chân giồng cát phân bố chủ yếu ở các huyện Trà Cú, Duyên Hải, Châu Thành, không bị ngập nước do thuỷ triều. Đây là loại đất đang được sử dụng để trồng hoa màu hoặc luân canh lúa màu tuỳ theo nguồn nước từng khu vực.

Đất phèn phân bố hầu hết các huyện, có thể sử dụng để trồng lúa, nuôi thuỷ sản và thích hợp với rừng ngập mặn.

Đất cát giồng phân bố tại các giồng cát hình cánh cung chạy dài song song với bờ biển, tập trung ở các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành,…là nơi cư trú của người dân và phát triển các vườn cây ăn trái hoặc trồng hoa màu,…

Nhìn chung, đất Trà Vinh nhiễm mặn tới 56% và nhiễm phèn 27% diện tích. Tỉnh đang thực hiện dự án thuỷ lợi Nam Mang Thít nhằm ngọt hoá trên địa bàn để nâng cao khả năng sử dụng đất trong sản xuất NN.

2.1.3.5. Sinh vật

Nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, bãi biển nhiều phù sa là môi trường thuận lợi cho thực, động vật phát triển. Ven biển Trà Vinh có các khu rừng ngập mặn với các loài mắm, đước, bần, … và là môi trường sinh sống của một số loài động vật như ong, chim, thú (khỉ, chồn), trăn, rắn, rùa, các loài lưỡng cư,…Tuy nhiên, do tình trạng phá rừng và chuyển sang nuôi tôm nên diện tích rừng ở Trà Vinh đã bị thu hẹp đáng kể.

Biển có trữ lượng thuỷ sản khoảng 1,2 triệu tấn, khả năng khai thác 630 nghìn tấn/ năm. Cá biển: 42 loài, 37 loài cá nước lợ, 32 loài tôm, và nhiều loài nghêu, sò,…

2.1.3.6. Khoáng sản

Tỉnh Trà Vinh nghèo khoáng sản, chỉ có cát xây dựng và sét để làm gạch ngói. Trên địa bàn tỉnh còn có mỏ nước khoáng ở thị trấn Duyên Hải (huyện Duyên Hải), khả năng khai thác có thể đạt 2.400 m3/ ngày.

2.1.4. Kinh tế - xã hội

2.1.4.1. Nhân tố kinh tế

Về cơ bản, Trà Vinh là một tỉnh NN. Những năm gần đây bộ mặt kinh tế có những thay đổi to lớn trên cơ sở phát huy nội lực với tận dụng nguồn lực từ bên ngoài.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12,68%/ năm. Khu vực N - L - TS tăng 5,32%, CN-XD:22,6% và DV:22,59%. Tổng GDP năm 2011 đạt 18.896.742 triệu đồng. Giá trị tổng sản phẩm GDP 2006 - 2010 tăng 11,64%, tuy chưa đạt chỉ tiêu đề ra, nhưng giữ vững được mức tăng trưởng so với giai đoạn 2001- 2005(11,63%).

43

GDP/ người năm 2006 đạt 7,88 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 14,98 triệu đồng, khoảng cách chênh lệch GDP/ người so cả nước vào năm 2010 còn khoảng 65%.

Cơ cấu GDP của tỉnh có bước chuyển dịch tích cực theo hướng CNH-HĐH, giảm tỷ trọng N-L-TS trong GDP của tỉnh, nhưng còn chậm và còn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2006 là 52,87%, năm 2011 còn 41,18%.Tỷ trọng các ngành CN-XD và DV trong cơ cấu GDP tăng dần: năm 2006 đạt 19,03% và 28,10%, năm 2011 là 24,92% và 33,90%. Cơ cấu đa ngành, đa thành phần phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả hơn trước, tạo ra những tiền đề quan trọng cho phát triển các năm tiếp theo sau.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế tỉnh Trà Vinh năm 2006 và 2011

Nguồn: Xử lí số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh

Về cơ cấu thành phần kinh tế, khu vực kinh tế trong nước chiếm ưu thế tuyệt đối, trong đó đang nổi lên khu vực kinh tế ngoài nhà nước với tỷ trọng ngày càng cao. Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế.

Về cơ cấu ngành: NN vẫn còn là ngành chiếm vị trí hàng đầu trong kinh tế của Trà Vinh. Cho đến năm 2011, NN vẫn chiếm 62,15% trong cơ cấu GDP của tỉnh. Giá trị sản xuất của ngành tăng liên tục từ 12.017.072 triệu đồng (2007) lên 28.432.306 triệu đồng (2011); CN- XD giữ địa vị khá khiêm tốn. Năm 2011, tỷ trọng ngành mặc dù có tăng nhưng chỉ chiếm 13,12% trong cơ cấu GDP của tỉnh. Trong đó ưu thế thuộc về CN chế biến lương thực, thực phẩm; Riêng DV giá trị sản xuất năm 2011 đạt 12.351.481 triệu đồng, tăng gấp 2,9 lần so năm 2007, tăng 3%, chủ yếu trên các lĩnh vực bưu chính viễn thông, vận chuyển hàng hoá, bảo hiểm,.... Tỷ trọng ngành có xu hướng tăng nhưng tăng chậm. Trong DV, ngành thương mại luôn chiếm ưu thế.

2.1.4.2. Nhân tố xã hội

* Dân số và phân bố dân cư

33.90% 24.92% 41.18% Nông - lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ 52.89% 19.03% 28.10%

44

Dân số của tỉnh gia tăng liên tục. Năm 2012 đạt 1.126.245 người, chiếm hơn 5,9 % dân số của ĐBSCL và khoảng 1,2% của cả nước với tốc độ gia tăng tương đối nhanh.

Biểu đồ 2.2. Dân số và tốc độ gia tăng tự nhiên Trà Vinh giai đoạn 2007 - 2011

Trà Vinh là 01 trong 04 tỉnh ĐBSCL có tỷ lệ dân tộc Khmer đông nhất. Người Kinh chiếm 68,8% số dân tỉnh, người Khmer 30,1% và người Hoa hơn 1%. Như vậy, ba dân tộc này đã chiếm tới 99, 9% tổng số dân, còn lại là dân tộc khác.

Bảng 2.1. Dân số trung bình tỉnh Trà Vinh năm 2011

Đơn vị: người Đơn vị hành chính Tổng số Chia theo dân tộc

Kinh Khmer Khác Toàn tỉnh 1.012.648 684.119 320.292 8.237 TP. Trà Vinh 102.506 76.827 21.229 4.450 H. Càng Long 143.916 134.719 8.884 313 H.Cầu Kè 110.020 73.878 35.853 289 H. Cầu Ngang 131.665 83.585 47.637 443 H. Châu Thành 137.083 89.924 46.676 483 H. Duyên Hải 100.631 83.884 16.670 77 H. Tiểu Cần 109.263 74.930 33.406 927 H. Trà Cú 177.564 66.372 109.937 1.255 Nguồn:[ 46] 997188 1000782 1003164 1005856 1012648 1.21 1.2 1.11 1.13 1.15 0 300000 600000 900000 1200000 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Người 0 0.4 0.8 1.2 1.6 2 %

45 68.38 79.29 93.83 67.42 63.82 83.44 69.43 38.09 6.17 20.71 32.58 36.18 34.04 16.56 30.57 61.91 31.62 65.96 0% 20% 40% 60% 80% 100% Toàn tỉnh TP. Trà Vinh Càng Long Cầu Kè Cầu Ngang Châu Thành Duyên Hải TiểuCần Trà Cú Đơn vị hành chính

Dân tộc Khmer Dân tộc khác

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ dân số dân tộc Khmer so các dân tộc khác tỉnh Trà Vinh năm 2011

Nguồn: Tính toán từ số liệu niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2012

Cộng đồng các dân tộc tạo nên tính đa dạng, phong phú trong đời sống văn hoá tỉnh. Mỗi dân tộc có những bản sắc riêng hội nhập với cả cộng đồng cùng nhau xây dựng Trà Vinh giàu đẹp trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

Bảng 2.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 tỉnh Trà Vinh

Hành chính Diện tích (km2

) Dân số (người) Mật độ dân số(người/ km 2 ) Toàn tỉnh 2.288,09 1.012.648 443 TP. Trà Vinh 68,16 102.506 1.504 H. Càng Long 294,09 143.916 489 H. Cầu Kè 246,62 110.020 446 H. Cầu Ngang 319,09 131.665 413 H. Châu Thành 343,39 137.083 399 H. Duyên Hải 420,07 100.631 240 H. Tiểu Cần 226,75 109.263 482 H. Trà Cú 369,92 177.564 480 Nguồn:[ 46]

Mật độ dân số trung bình năm 2010 là 430,4 người/ km2, phân bố không đều giữa các huyện, thị. Dân cư tập trung đông ở thành phố Trà Vinh (khoảng 1.504 người/ km2), thưa nhất là huyện Duyên Hải (khoảng 240 người/ km2).

46 * Lao động

Trà Vinh có nguồn lao động dồi dào và không ngừng tăng. Năm 2006 chiếm 90% đến năm 2010 là 95% so dân số trong tuổi lao động. Năm 2010 tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 580,8 nghìn người, trong đó, khu vực nhà nước 32,5 nghìn người. Cùng với phát triển kinh tế, năng suất lao động các ngành tăng lên, năm 2006 là 11,6 và đến năm 2012 là 24,6 GDP hh/lđ [46]

Chất lượng lao động của tỉnh không ngừng tăng. Tỷ lệ lao động được đào tạo tăng từ 16,5% (2006) lên 22% (2010). Số lao động có trình độ cao ngày càng nhiều. Lao động nông thôn được đào tạo nghề tăng từ 19,87%(2006) lên 31,5% (2011). Số lao đông được giải quyết việc làm tăng, đã giải quyết việc làm cho 12.326 lao động.

Tuy nhiên, ở vùng sâu, vùng dân tộc ít người, chất lượng lao động còn rất thấp, chủ yếu là lao động phổ thông tham gia trong hoạt động sản xuất NN.

Cơ cấu sử dụng lao động có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong N- L- TS, từ 65% (2006) giảm xuống còn 52% (2012); và tăng tỷ trọng lao động trong CN- XD từ 13% tăng lên 18% (2012); DV tăng từ 22% lên 30% (2012). Tuy nhiên, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ vẫn còn thấp.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành kinh tế tỉnh Trà Vinh

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê tỉnh Trà Vinh

* Giáo dục - đào tạo

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh đang được chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng dạy và học, cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước được hoàn thiện và tăng cường. Hằng năm, số HS các ngành học, các cấp học đều tăng, nhất là THCS và THPT. Đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 452 trường, trung tâm đào tạo, với 5.315 lớp học, huy động 183.219 HS các cấp học; có 32 trường tiểu học và 2 trường mẫu giáo được công nhận trường đạt

65% 62% 57% 54% 54% 53% 52% 22% 23% 27% 28% 29% 29% 30% 13% 15% 16% 18% 17% 18% 18% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm

47

chuẩn quốc gia. Đội ngũ GV được bổ sung về số lượng và nâng dần về chất lượng. Chất lượng dạy và học nhìn chung được duy trì ổn định. Tỷ lệ HS lên lớp ở các cấp học đều tăng, tỷ lệ HS được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, THCS năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2010 đạt 78,45%, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học đạt 99,5%, THCS 90,45%, THPT 68,5%. Tỉnh đã được Bộ giáo dục - đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, 105/105 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.

Công tác giáo dục trong vùng đồng bào Khmer được tập trung quan tâm, đã tạo điều kiện thuận lợi cho HS Khmer được đến lớp, số HS Khmer chiếm gần 28,45% tổng số HS toàn tỉnh.

Về công tác đào tạo, tỉnh đã có trường Đại học Trà Vinh được thành lập ngày 10/06/2006 trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng cộng đồng Trà Vinh. Đây là một thuận lợi trong việc bổ sung nguồn lao động có chất lượng cho tỉnh.

Tuy nhiên công tác giáo dục - đào tạo của tỉnh vẫn còn hạn chế: tay nghề và năng lực sư phạm của đội ngũ GV còn yếu. Phân luồng HS sau THCS và THPT chưa có bước chuyển biến tích cực. Chất lượng giảng dạy và học tập ở các trường phổ thông, trung tâm và các lớp bổ túc văn hóa có tiến bộ nhưng chưa vững chắc, chưa đồng đều giữa các trường trên cùng địa bàn và giữa các địa phương. Tình trạng HS bỏ học ở mức cao. Tiến độ xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia còn chậm.

* Y tế

Trong những năm qua, toàn tỉnh đã thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số, chăm sóc và bảo vệ trẻ em; Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong tỉnh đã được chú trọng. Ngành y tế đã và đang thực hiện một cách có hiệu quả các chương trình mục tiêu, chương trình phòng chống dịch bệnh. Đầu tư sửa chữa, nâng cấp và

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)