Khái quát về CLCS dân cư

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 29)

30

Qua 20 năm đổi mới, mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển, giữa tăng trưởng và tiến bộ về y tế, chăm sóc sức khoẻ, về giáo dục và GNI/ người nhìn chung được giải quyết một cách tích cực. Nền kinh tế đạt tốc độ phát triển cao và ổn định. Các thành tựu tăng trưởng và cơ hội phát triển được mở rộng cho đông đảo nhân dân, lợi ích tăng trưởng ngày càng cao và được thụ hưởng trên quy mô rộng. Kết quả là sự phát triển toàn diện con người Việt Nam đã được khẳng định thông qua sự gia tăng vững chắc của các chỉ số thành phần trong HDI của Việt Nam.

Bảng 1.6. Các chỉ số thành phần trong HDI của Việt Nam giai đoạn 2000 -2010

Chỉ tiêu 2000 2005 2010

Tuổi thọ (năm) 72,08 73,83 74,91

Số năm TB đi học (trên 25 tuổi) (năm) 4,5 4,9 5,5 Số năm TB đi học dự kiến (trên 25 tuổi) (năm) 10,3 10,3 10,4 GNI/người (PPP, giá SS 2005, USD/người) 1.58 2.100 2.67

Nguồn: Báo cáo phát triển con người năm 2011 (UNDP)

Chỉ số HDI – chỉ số tổng quát phản ánh sự phát triển và tiềm năng nguồn lực con người. Theo báo cáo phát triển con người của UNDP từ năm 2005 đến năm 2010 cho thấy chỉ số HDI của Việt Nam tăng lên đáng kể cả về giá trị và thứ hạng: từ 0,704 – 108/177 quốc gia (2005) giảm xuống 0,572- 113/169 quốc gia (2010) và được xếp vào nhóm nước trung bình trên thế giới.[2]

Thứ bậc HDI của Việt Nam tăng lên chủ yếu là do hai chỉ tiêu giáo dục và y tế, chăm sóc sức khoẻ, còn chỉ số GDP/ người ở nước ta vẫn còn ở mức thấp. Do vậy, ở Việt Nam, thứ bậc về HDI cao hơn thứ bậc về GDP/ người.

Chỉ số HDI có sự chênh lệch giữa các vùng, cao nhất vùng Đông Nam Bộ (0,787) và Đồng bằng sông Hồng (0,761), thấp nhất ở vùng Tây Bắc (0,633) và Tây Nguyên (0,686). [39]

1.2.2. Về chỉ tiêu kinh tế

1.2.2.1. GDP và GDP bình quân đầu người

Từ năm 2006 đến năm 2011, GDP của nước ta đã tăng qua các năm với tốc độ tăng hơn 7,5%/năm. Nếu như năm 2006, quy mô GDP của nước ta chỉ là 441.646 tỷ đồng (giá thực tế) thì đến năm 2009 đã tăng lên đến 1.658.400 tỷ đồng (giá thực tế), và năm 2011 đạt

31

2.535.008 tỷ đồng, tăng 5,7 lần (giá thực tế). Tuy nhiên về tốc độ tăng GDP của Việt Nam thì giảm từ giai đoạn 2006 – 2009, sau đó tăng lên.

8.20% 8.50% 6.20% 5.30% 6.50% 7.00% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Tốc độ tăng GDP

Biểu đồ 1.1. Tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011

Quy mô kinh tế không ngừng gia tăng, năm 2009 đạt 106 tỷ USD, dự kiến 2020 tăng gần 300tỷ USD. Cùng với tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng lên: 2009 đạt 1.100USD, 2010: 1200USD, tính theo ppp khoảng 4.200USD, đến năm 2020:3.200USD/ người (6.500-7.000 USD theo ppp).

Nền kinh tế nước ta duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân cao khoảng 7%/ năm. Đặc biệt không năm nào kinh tế rơi vào tăng trưởng “âm”, kể cả khi chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính Đông Á 1997 – 1998 và suy thoái toàn cầu 2008 – 2009.

Bảng 1.7. GDP và GDP/ người ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011

GD (tỷ đồng) 974264 1143715 1485038 1658389 1980914 2535008 GDP/người

(triệu đồng)

11,7 13,6 17,4 19,3 22,8 28,9

Nguồn: Kinh tế 2010 -2011 Việt Nam và Thế giới, thời báo kinh tế Việt Nam

Tổng sản phẩm trong nước năm 2010 theo giá so sánh gấp 2 lần so năm 2006, theo giá thực tế khoảng 101 triệu USD, gấp gần 2 lần và GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD, nước ta đã ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp.

GDP bình quân đầu người cũng có xu hướng tăng nhanh. Năm 2006, GDP bình quân đầu người nước ta là 11.694 nghìn đồng đến năm 2010 con số này đã tăng lên 22.787 và

32

2011 là 28.859 nghìn đồng. Đây chính là động lực quan trọng để thúc đẩy việc nâng cao CLCS con người.

GDP và GDP/người có sự khác nhau giữa các vùng và khoảng cách chênh lệch còn khá lớn, thể hiện CLCS còn có sự khác biệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.2.2 Thu nhập bình quân đầu người

Ở Việt Nam chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người có ý nghĩa quan trọng vì đây là mức thụ hưởng thực sự của cá nhân và hộ gia đình. Thu nhập bình quân đầu người được tính bằng tiền và theo tháng hoặc theo năm.

Thu nhập bình quân đầu người đã được cải thiện rõ rệt, song còn có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, trong đó thu nhập cao nhất là vùng Đông Nam Bộ (1.773 ngàn đồng), Đồng bằng sông Hồng (1.065 ngàn đồng) và thấp nhất là vùng Tây Nguyên (795 ngàn đồng). .[21]

Nếu so sánh thu nhập giữa Việt Nam và các nước trong khu vực chúng ta thấy khoảng cách phát triển đang dần thu hẹp, đặc biệt khi tính GDP theo ppp. Nếu như năm 2000, GDP bình quân đầu người Việt Nam theo tỷ giá ppp chưa bằng 1/6 của Philippin, 1/7 của Inđônêxia, 3/4 của Thái Lan,6/3 của Malaysia, thì con số này đã tăng lên đáng kể sau 8 năm, lần lượt tăng lên xấp xĩ là: 1/2, 1/4, 2/9, 5/1.

Tuy nhiên, nếu so Trung Quốc, chúng ta đang có sự tụt hậu đáng kể, khi GDP/ người tính theo ppp năm 2008 chưa bằng 50% của nước này (Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế năm 2009).

1.2.2.3. Tỷ lệ hộ nghèo

Hàng loạt các chương trình Quốc gia về xoá đói, giảm nghèo được Chính phủ triển khai nhằm giúp hộ nghèo phát triển kinh tế. Đến nay cả nước còn khoảng dưới 7% hộ nghèo (theo chuẩn Quốc gia), nhiều hộ gia đình nông thôn chuyển mô hình sản xuất N – L – NN sang CN - DV, tiểu thủ công nghiệp hoặc làm trong làng nghề có tác động tích cực xoá đói

giảm nghèo, nâng thu nhập và chi tiêu gia đình

sống khu vực này. Năm 2008 số hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 12% và tập trung chủ yếu ở nông thôn, miền núi, vùng khó khăn, điều kiện sinh hoạt của người dân nông thôn được nâng cao thông qua các chỉ tiêu về sử dụng nước hợp vệ sinh, sử dụng điện, điện thoại và tiếp cận với phương tiện truyền thông và hệ thống cơ sở y tế cơ sở, hoàn thành phổ cập tiểu học và tiến tới hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào năm 2014. Ngày càng nhiều lao động trong khu vực phi chính thức chuyển sang khu vực chính thức, phạm vi bao phủ của

33

bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được mở rộng tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia để tự bảo vệ mình trước những rủi ro của cuộc sống, chỉ số phát triển con người Việt Nam ngày càng được cải thiện.

Chuẩn nghèo quốc gia do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành và thường xuyên thay đổi theo mặt bằng thu nhập quốc gia. Từ năm 1993 đến nay, chuẩn nghèo quốc gia đã 5 lần thay đổi và chuẩn nghèo mới nhất cho giai đoạn 2011 -2015 đã ban hành.

Chuẩn nghèo thu nhập cũ của Chính phủ giai đoạn 2006 – 2010 là thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/ người/ tháng trở xuống ở nông thôn và từ 260.000 đồng/ người/ tháng trở xuống ở thành thị.

Chuẩn nghèo thu nhập mới của Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015 là thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/ người/ tháng trở xuống ở nông thôn và từ 500.000 đồng/ người/ tháng trở xuống ở thành thị. (Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ)

Bảng 1.8. Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam theo chuẩn nghèo thu nhập của Chính phủ, giai đoạn 2004 - 2010 (%) (*)

Đơn vị: %

Chuẩn nghèo thu nhập cũ Chuẩn mới

2004 2006 2008 2010 2010

Cả nước 18,1 15,5 13,4 10,7 14,2

Thành thị 8,6 7,7 6,7 5,1 6,9

Nông thôn 21,2 17,0 16,1 13,2 17,4

(*) Tỷ lệ hộ nghèo các năm 2004, 2006, 2008 và 2010 được Tổng cục thống kê tính theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 có điều chỉnh theo trượt giá của từng năm tương ứng.

Công tác xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh và đạt kết quả. Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước tính theo chuẩn hiện hành năm 2008: 13,4%, năm 2010: 10,7% (chuẩn cũ), theo chuẩn mới 14,2%.

1.2.3. Về giáo dục – việc làm

Giáo dục là một khía cạnh quan trọng biểu hiện HDI của một quốc gia, nói lên sự phát triển về mặt trí tụê và tinh thần (sức khoẻ tinh thần) của con người. Theo các số liệu của Tổng cục thống kê, UNDP, FAO, tỉ lệ người biết chữ bình quân cả nước là 90%, trong khi đó tỷ lệ người dân tộc biết chữ chỉ 73%, thấp hơn mức bình quân chung là 17%. Đã

34

hoàn thành phổ cập THCS. Năm 2010, quy mô đào tạo nghề tăng 114%, trong đó cao đẳng, trung cấp nghề tăng 183%; đại học, cao đẳng tăng 30,6%; trung học chuyên nghiệp tăng 154,5%. Cơ sở vật chất kĩ thuật cho giáo dục và đào tạo ngày càng được cải thiện, tăng nhanh qua các năm học ở tất cả các cấp học phổ thông.

Bảng 1.9. Số liệu các cơ sở giáo dục, HS, GV của giáo dục tiểu học

Năm Cơ sở giáo dục Học sinh (nghìn) Giáo viên (nghìn) Tiểu học THCS THPT Tiểu học THCS THPT Tiểu học THCS THPT 2007- 2008 14.939 10485 2476 6.872 5858 3070 345 313 134 2008- 2009 15.051 10576 2487 6.745 5515 2952 346 314 139 2009- 2010 15.172 10680 2555 6.923 5214 2879 348 314 142

Nguồn: Số liệu thống kê GD, vụ kế hoạch và tài chính, BGD và ĐT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà nước đầu tư nhiều cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục tăng 15% lên 20% (2009). Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo trong GDP tăng từ 5,6% năm 2006 lên 5,9% năm 2008, chiếm 18,21% so với tổng chi ngân sách nhà nước. Xã hội hoá giáo dục đạt nhiều kết quả, huy động nhiều nguồn lực khác nhau trong xã hội đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập đổi mới, chất lượng được cải thiện. Chủ trương xây dựng xã hội học tập đang được tích cực triển khai. 5.6 18.4 5.6 18.1 5.9 18.21 0 5 10 15 20 % 2006 2007 2008 Năm

% trong GDP % so tổng chi ngân sách nhà nước

Biểu đồ 1.2. Tỷ trọng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo so với GDP và tổng chi ngân sách nhà nước

35

Nguồn: Số liệu thống kê GD, vụ kế hoạch và tài chính, BGD và ĐT

1.2.3.1. Tỷ lệ người lớn biết chữ

Theo số liệu năm 2009, tỷ lệ biết chữ ở khu vực thành thị của Việt Nam là 97,2% ( trong đó của nam là 98,1 %; của nữ là 96,3%); ở khu vực nông thôn là 92,4% (tương ứng là 95,1% và 89, 8%). Rõ ràng, tỷ lệ biết chữ ở nước ta có sự phân hoá rõ rệt theo vùng lãnh thổ, theo giới tính và giữa thành thị với nông thôn. Các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ người lớn mù chữ cao nhất cả nước (88,7%, 87,3%), trong đó chủ yếu là nữ giới (85,1% và 82,8%). [42]

Hiện nay, tất cả 63 tỉnh, thành phố được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và nhiều tỉnh, thành phố được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và nhiều tỉnh, thành phố hoàn thành phổ cập THCS.

Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi của HS tiểu học đạt khá cao, ổn định và có xu hướng tăng nhẹ, năm 2009 -2010 là 96,95%. Trong khi đó tỷ lệ HS tiểu học tốt nghiệp khá ổn định và là 98,21% năm 2008 - 2009.

Tỷ lệ biết chữ của dân số từ đủ 15 tuổi trở lên giữa thành thị và nông thôn vẫn còn chênh lệch, khu vực thành thị cao hơn (97,0%) so với nông thôn (92,0%). Vùng đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ biết chữ cao nhất (97,1%), tiếp theo là Đông Nam Bộ (96,4%), thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (87,3%), đây là vùng có sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa thành thị và nông thôn cao nhất cả nước (11,7 điểm phần trăm), tiếp theo là vùng Tây Nguyên (10,7 điểm phần trăm).

1.2.3.2. Tỉ lệ học sinh/ 1 giáo viên

Quy mô HS ở nước ta vẫn tiếp tục tăng ở tất cả các cấp học, ngành học. Điều đó phản ánh nhu cầu học tập và đào tạo ngày càng cao lớn của nhân dân.

36

Bảng 1.10. Số HS, SV trên 1 vạn dân và số lượng HS/GV (tính đến 31/12/2009)

Các vùng Số HS phổ thông / 1 vạn dân Số HS trung cấp, CĐ, ĐH/ 1 vạn dân Số HS/ 1GV Chung Tiểu học THCS THPT Cả nước 1733 290 18,2 19,4 16,3 19,4 Tây Bắc 1896 98 13,7 13,5 13,0 16,3 Đông Bắc 1772 190 14,8 14,4 13,9 18,1 Đồng bằng sông Hồng 1575 511 17,8 20,4 15,5 20,0 Bắc Trung Bộ 1965 165 17,3 17,4 15,6 16,3 DH Nam Trung Bộ 1970 247 20,1 20,3 18,0 24,0 Tây Nguyên 2237 126 19,7 21,3 18,3 18,8 Đông Nam Bộ 1487 421 21,9 25,3 19,9 18,5

ĐB sông Cửu Long 1605 100 18,5 20,7 16,4 17,0

Nguồn: Niên giám thống kê 2009

1.2.3.3. Việc làm

Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%. Giải quyết việc làm đạt kết quả tốt. Bình quân 10 năm qua, mỗi năm tạo được 1,57 triệu chỗ làm mới, tỷ lệ thất nghiệp đô thị giảm còn 4,6% năm 2010.

Bảng 1.11. Tổng số lao động có việc làm theo khu vực kinh tế.

Đơn vị: nghìn người 2006 2007 2008 2009 2010 2011 N- L - TS 24.349,9 24.369,4 24.447,7 25.764,7 24.279,0 24.362,9 CN - XD 8.459,1 9.032,3 9.677,8 9680,0 10.277,1 10,718,6 DV 11.171,3 11.806,3 12.335,3 12.298,9 14.492,4 15.270,3 Nguồn:[46]

Tổng số lao động có việc làm theo khu vực kinh tế Việt Nam ngày càng tăng, trong đó số lao động có việc làm ở khu vực dịch vụ tăng nhanh nhất, từ 11.171,3 nghìn người (2006) tăng lên 15.270,3 nghìn người (2011), cho thấy kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.2.4. Chỉ số về y tế, chăm sóc sức khoẻ

Tăng trưởng kinh tế là tiền đề mang lại những tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ. Ở nước ta, do những thành tựu về phát triển kinh tế, GDP/ người nên

37

các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khoẻ đã được triển khai rộng rãi và có tác động sâu sắc tới cả nông thôn và thành thị. Hệ thống y tế với số lượng cơ sở khám chữa bệnh tăng lên từ 13.232 (2006) – 13.450 cơ sở (2009), số giường bệnh tính trên 1 vạn dân tăng từ 23,8 (2006) lên 27,1 giường (2009) tạo điều kiện tốt hơn và cho nhiều người hơn khi có nhu cầu khám chữa bệnh. Số bác sĩ tính bình quân /1 vạn dân tăng và đến năm 2009 đạt 7,1 người [39]. Hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế cũng được trang bị mới máy móc thiết bị và tổ chức rộng khắp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và tính bình đẳng trong chăm sóc sức khoẻ của các tầng lớp dân cư.

Tiêu chí sức khoẻ của người dân Việt Nam được nâng cao rõ rệt trong những năm qua. Tuổi thọ bình quân năm 2005 là 71,3tuổi, về đích trước 5 năm so mục tiêu đề ra đến 2010. Năm 2010 đạt 72tuổi, bảo hiểm y tăng lên đạt 33,8%.[39]

Tuy nhiên mức độ cải thiện hệ thống y tế còn chậm so với mức bình quân về đảm bảo y tế trên 1 vạn dân của thế giới.

1.2.5. Về nhà ở, nước sạch, điện sinh hoạt

Ở Việt Nam, trong thời gian qua các điều kiện về nhà ở, nước sạch, điện sinh hoạt đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, do dân số đông và gia tăng liên tục nên việc giải quyết vấn đề nhà ở, điện nước cho nhân dân trở thành vấn đề nan giải, cấp bách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 thì 46,9% số hộ có nhà kiên cố, 38,0% số hộ có nhà bán kiên cố và còn 15,1% số hộ là nhà tạm. Nhìn chung, tỉ lệ hộ có nhà kiên cố ở đồng bằng sông Hồng rất cao (91,1%), trong khi ở các vùng Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ thấp nhiều hơn, tương ứng là 20,0%, 9,3% và 14,6%.

Khả năng cung cấp điện sinh hoạt cho các hộ gia đình khá cao, nhất là ở khu vực

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 29)