So sánh CLCS dân tộc Khmer với CLCS dân cư toàn tỉnh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 90 - 95)

91

Dân tộc Khmer là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất tỉnh Trà Vinh, cuộc sống của dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp quan tâm, đẩy mạnh phát triển. Bên cạnh sự phát triển chung của toàn tỉnh, đời sống của đồng bào dân tộc Khmer cũng từng bước được nâng lên. Các chỉ tiêu chủ yếu trên lĩnh vực đời sống văn hóa xã hội cơ bản hoàn thành. Công tác giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm, chương trình xây dựng nhà ở thực hiện tương đối đầy đủ. Các chế độ, chính sách ưu đãi được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện. Người dân được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Chương trình nước sạch được triển khai tới tận vùng sâu, vùng xa. Công tác giáo dục đào tạo có nhiều tiến bộ, chương trình kiên cố hóa trường lớp được triển khai thực hiện tốt, tỷ lệ HS bỏ học ngày càng giảm. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm. Hệ thống thông tin phủ khắp các xã, phường, thị trấn trong tỉnh, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội…. Nhờ vậy CLCS của dân tộc Khmer được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, qua những nghiên cứu theo các tiêu chí: thu nhập, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, việc làm,…thì đời sống của người dân Khmer còn có khoảng cách so với mức chung của toàn tỉnh. Trong tình hình CLCS của dân cư toàn tỉnh còn chưa cao thì cuộc sống của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh cũng còn nhiều khó khăn.

Về thu nhập bình quân đầu người thì năm 2011 là 17,1 triệu đồng/ người/ năm nhưng so với mức thu nhập của dân cư trong tỉnh thấp hơn nhiều vì phần lớn dân cư sống ở nông thôn, hoạt động chủ yếu trong NN, trình độ tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế và phần lớn là lao động làm thuê, ít tham gia vào CN và DV.

Bảng 2.23. Thu nhập bình quân đầu người dân tộc Khmer và của tỉnh Trà Vinh.

Đơn vị: triệu đồng/ người/ năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

GDP/người chung của tỉnh 9,0 9,3 11,1 15,5 19,3 GDP/người dân tộc Khmer 5,3 6,4 9,7 14,9 17,1

Nguồn: Xử lý từ số liệu Sở Lao động thương binh và Xã hội Trà Vinh

Tỷ lệ hộ nghèo Khmer trong thời gian qua tuy đã giảm nhưng so với tỷ lệ chung toàn tỉnh thì vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Năm 2012 tỷ lệ này là 54,6% trong tổng số 100% của toàn tỉnh và có xu hướng tăng lên từ 50,3% năm 2006 tăng lên 54,6% năm 2012, tăng 4,3%, trong khi tỷ lệ hộ nghèo chung tỉnh giảm từ 49,7% xuống còn 45,4%, giảm 4,3% từ 2006 - 2012 do nguy cơ tái nghèo cao hơn so toàn tỉnh.

92 57.9 56.7 53.8 53.2 54.6 49.7 42.1 43.3 47.3 46.2 46.8 45.4 50.3 52.7 0 20 40 60 80 100 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012Năm %

Tỷ lệ nghèo Khmer Tỷ lệ nghèo chung

Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ hộ nghèo Khmer so với tổng số hộ nghèo tỉnh

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh

Về giáo dục, trong những năm qua số lượng HS dân tộc thi tốt nghiệp phổ thông các cấp ngày càng tăng và đạt kết quả khá tốt. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS, THPT các trường phổ thông DTNT cao hơn tỷ lệ tốt nghiệp THCS, THPT chung của tỉnh. Tuy nhiên về đội ngũ GV và cán bộ làm công tác quản lý giáo dục dân tộc thì còn rất khiêm tốn. Hiện toàn tỉnh có 11.263 GV thì số GV dân tộc là 2.432, chiếm 21,6% so cả tỉnh; cán bộ quản lý giáo dục là 108/1.060, chiếm 10,2% cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh.

Bảng 2.24. Tỷ lệ GV dân tộc Khmer so GV tỉnh Trà Vinh

Đơn vị: % Tiêu chí 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 Tỷ lệ giáo viên Khmer 20,2 19,5 20,2 21,2 21,6

Nguồn: Xử lý từ số liệu báo cáo Phòng giáo dục dân tộc tỉnh Trà Vinh

Số và chất lượng cán bộ, công viên chức người dân tộc Khmer hiện đang công tác tại các cơ quan cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh còn rất ít so với tổng số chung của tỉnh, với số lượng là 4.057/15.217 tổng số cán bộ công chức viên chức của tỉnh. Về trình độ chuyên môn chỉ có 14 người đạt trình độ sau đại học, 1.598 người trình độ đại học, 986 người trình độ cao đẳng và 2.506 người trình độ trung học; trình độ chính trị có 258 người trình độ cao cấp và 1.264 người trung cấp. Quản lý nhà nước có 2 chuyên viên cao cấp, 23 chuyên viên chính và 1.488 chuyên viên.

Tỷ lệ cán bộ, công chức Khmer trong hệ thống chính trị tỉnh chiếm 18% so toàn tỉnh với số đảng viên Khmer là 4.586 chiếm 14,51% số đảng viên của tỉnh.

Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe có sự chuyển biến mạnh mẽ nhưng bộ phận dân cư là người dân tộc chưa tiếp cận các dịch vụ y tế do khó khăn về kinh tế, lo ngại khi tới khám bệnh viên, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là dân tộc Khmer cao hơn so tỷ lệ chung tỉnh. Đội ngũ cán bộ, công chức y tế còn rất thấp so với toàn tỉnh, năm 2012 là 567 cán bộ, công chức

93

trong tổng số 2595 cán bộ, công chức ngành y của tỉnh, chỉ chiếm 21,8%. Hiện chỉ có khoảng 95% trạm y tế xã hoặc phòng khám đa khoa khu vực có đông dân tộc Khmer sinh sống có bác sĩ, trong khi đó tỷ lệ này toàn tỉnh là 98%.

Về sử dụng điện và nước sinh hoạt cũng chuyển biến tích cực so tình hình chung của tỉnh nhưng chưa rõ nét, có 90,5% hộ Khmer sử dụng điện và 91,3% hộ sử dụng nước sạch, trong khi con số này ở tỉnh đều khoảng 95%.

Bảng 2.25. Tỷ lệ hộ Khmer sử dụng điện và nước hợp vệ sinh giai đoạn 2006 - 2011. Đơn vị: % Đối tượng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Dân cư toàn tỉnh Tỷ lệ hộ sử dụng điện 81,0 85,0 89,0 92,0 91,3 95,09 Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh 84,0 87,0 90,0 93,0 95,0 95,7 Dân tộc Khmer Tỷ lệ hộ sử dụng điện 80,0 80,5 81,5 90,0 90,3 90,5 Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh 81,0 85,0 89,0 90,0 90,6 91,3

Nguồn: Xử lý từ số liệu Sở Lao đông thương binh – Xã hội tỉnh Trà Vinh.

Về văn hóa tinh thần trong thời gian qua cũng đã tỉnh quan tâm đầu tư phát triển nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế. Đối với chương trình phát thanh tiếng Khmer hiện chỉ phát 90 phút/ngày và phát hình 60 phút/ ngày, còn rất ít so với thời lượng phát sóng tiếng Việt và chỉ phát trên kệnh truyền hình địa phương; toàn tỉnh hiện có khoảng 600 chùa nhưng chỉ có 141 chùa dành riêng cho dân tộc Khmer; số xã, phường, thị trấn văn hóa của tỉnh hiện nay khoảng 21/105, trong khi đó đối với vùng có đông dân tộc thì chỉ có 01/50 xã, phường, thị trấn. Số báo dành cho người Kinh phát hành hàng ngày và nhiều thể loại trong khi đối với dân tộc Khmer thì báo chữ Khmer có 1 kỳ/ tuần và báo ảnh 1 kỳ/ quý, còn rất hạn chế.

Chính vì vậy, muốn đưa tỉnh Trà Vinh phát triển một cách đồng bộ và bền vững cần phát triển mọi khía cạnh, cả về kinh tế và xã hội, về dân tộc lẫn tôn giáo. Đảm bảo sự phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của dân cư toàn tỉnh nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng là đảm bảo sự phát triển của tỉnh nhà.

94 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

“Đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng tương trợ để tranh thủ độc lập, tự do và hạnh phúc chung” đó là tinh thần cơ bản đường lối của Đảng để giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta. [5]

Đồng bào các dân tộc ít người là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Khi một bộ phận cơ thể không đủ khoẻ mạnh, chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung của cả cơ thể. Nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và nghĩa vụ, quan tâm đầu tư thoả đáng đến việc nâng cao mức sống, chăm sóc y tế, phát triển giáo dục,…ở khu vực dân tộc ít người sẽ góp phần nâng cao mức sống dân cư ở khu vực này. Tuy nhiên, điều đó vẫn còn là một bài toán thật sự hóc búa không dễ tìm ra lời giải trong một sớm một chiều, nếu như không có những giải pháp đồng bộ và hữu hiệu trong chiến lược công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỉnh Trà Vinh là một trong những tỉnh ở vùng ĐBCSL có tốc độ phát triển kinh tế thấp, đời sống một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn, nhất là đối với dân tộc Khmer của tỉnh. Một trong những giải pháp quan trọng nhằm góp phần nâng cao CLCS dân cư tỉnh, đưa tỉnh trở thành tỉnh khá phát triển trong vùng thì trước mắt cần nâng cao CLCS dân cư của dân tộc với gần 30% dân số của tỉnh nhưng tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao so tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh; các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, hưởng thụ phúc lợi xã hội đều rất thấp. Chính vì thế trong giai đoạn hiện nay việc nâng cao CLCS của dân tộc Khmer có ý nghĩa thiết thực nhất trong định hướng phát triển chung của tỉnh và của quốc gia.

CLCS của đồng bào dân tộc đã được cải thiện đáng kể. Tuy vậy, xét một cách tổng thể trong sự phát triển chung của tỉnh thì CLCS dân tộc còn nhiều vấn đề nan giải, nhiều vấn đề chưa được giải quyết tốt mặc dù hiện nay CLCS dân cư trong tỉnh đã có sự thay đổi, tỉnh vươn lên trở thành tỉnh thoát nghèo trong vùng ĐBSCL và phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong giai đoạn 2015-2020.

CLCS dân cư có sự phân hoá sâu sắc nhất là chỉ tiêu về giáo dục, y tế, thu nhập, khả năng sử dụng nước sạch và một số tiêu chí về môi trường. Sự phân hoá đó không chỉ diễn ra ở các nhóm chi tiêu mà còn diễn ra giữa các huyện, xã trong địa bàn tỉnh, nhất là nơi có đông dân tộc Khmer sinh sống.

95

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CLCS

ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH TRÀ VINH

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào dân tộc khmer tỉnh trà vinh (Trang 90 - 95)