Những thuận lợi

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 64 - 69)

Mt là, nước ta có dân s tr: Phần lớn đối tượng phát hành thẻ của các ngân hàng đa số trong độ tuổi lao động và cư dân thành thị. Theo báo cáo về dân số

thế giới, số người trong độ tuổi lao động của Việt Nam chiếm đến 69,4%, trong đó cư dân đô thị chiếm 25.037.700 người vào thời điểm năm 2010 (chiếm tỷ lệ 28,8%), tỷ lệ này vượt xa so với thời điểm 50 năm trước 14,7% vào năm 1960, điều này cho thấy quá trình đô thị hóa của Việt Nam diễn ra ngày càng nhanh chóng. Đây là những tiềm năng để triển khai phát triển các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ

thẻ.

Hình 2.5: Dân số Việt Nam theo giới tính và độ tuổi

Nguồn: World Bank Staff estimates based on United Nations, World Urbanization Prospects

Hai là, số người s dng Internet Vit Nam tăng cao qua các năm:

Trong những tiện ích về thẻ thanh toán thì tính năng chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ cũng được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm. Đặc biệt hiện nay khi mạng Internet và điện thoại di động ngày càng được sử dụng rộng rãi thì việc khuyến khích người tiêu dùng sử dụng thẻ càng trở nên dễ dàng hơn. Theo nghiên cứu của Yahoo/TNS về người dùng Internet ở Việt Nam trong vài năm gần đây cho thấy người dùng Internet và điện thoại di động ngày càng gia tăng ở Việt Nam đặc biệt là ở khu vực TPHCM. Khoảng 57% của dân số (90 triệu người) ởđộ tuổi dưới 30 đều tiếp cận với Internet (theo thống kê của TNS và Yahoo).

Hình 2.6: Tình hình sử dụng Internet Việt Nam năm 2003-2010

Ba là, chính sách khuyến khích tr lương không dùng tin mt ca Th

tướng, Chính ph: Để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 do thủ tướng chính phủ

ban hành phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn năm 2011-2015, chỉ thị 20/2007-CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước và chỉ thị 05 hướng dẫn thực hiện. Điều này là đã tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng tiếp cận khách hàng, gia tăng thị

phần khách hàng; gia tăng số lượng thẻ phát hành nhằm đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thanh toán thẻ; phát triển mở rộng sản phẩm dịch vụ giúp tăng doanh thu,

phân tán rủi ro kinh doanh; tạo thêm cơ hội sử dụng vốn nhàn rỗi tăng cường đầu tư

phát triển kinh tế xã hội.

Bn là, thu nhp quc dân ngày càng tăng: Theo con số của Bộ công thương, thu nhập quốc dân đầu người của Việt Nam vào năm 2011 ước tính đạt 1.300 USD/người/ năm, con số này ngày càng tăng qua các năm, đặc biệt là tại những khu đô thị và thành phố lớn. Khi đời sống người dân ngày một nâng cao, con người sẽ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sống, đây là cơ hội phát triển dịch vụ

thanh toán thẻ trong các lĩnh vực mới như giáo dục, y tế, giải trí, thanh toán định kỳ, các hóa đơn điện, nước, điện thoại…..tạo điều kiện cho thị trường thẻ phát triển.

Năm là, hot dng du lch phát trin: Theo số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng qua các năm, chỉ

riêng giai đoạn năm 2009, kinh tế các nước bị khủng hoảng làm ảnh hưởng chung khi lượng khách du lịch giảm xuống, nhưng nhìn chung tình hình du khách đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Hoạt động du lịch ngày càng phát triển, Việt Nam trở

thành điểm đến của các du khách trên toàn thế giới, nơi người dân chủ yếu có thói quen sử dụng thẻ, do đó bắt buộc các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ muốn bán

được hàng phải đa dạng hóa các hình thức thanh toán, lắp đặt máy cà thẻ, sử dụng những dịch vụ thẻ thanh toán từ ngân hàng, phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế.

Bảng 2.8: Số lượng khách quốc tếđếnViệt Nam

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 S lượt

khách 3.583.486 4.171.564 4.253.740 3.772.359 5.049.855 6.014.032

Nguồn: Tổng cục thống kê

Sáu là, đầu tư nước ngoài gia tăng: Với ưu thế dân số đông, Việt Nam trở

thành thị trường màu mỡ cho các tập đoàn bán lẻ, phân phối của nước ngoài. Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong nước: viễn thông, hàng không, điện lực,…..với nhiều hình thức thanh toán cũng tạo điều kiện cho

người tiêu dùng thích nghi với hình thức thanh toán bằng thẻ mà các nước phát triển

đã áp dụng từ lâu.

By là, công tác phát trin dch v thẻ đã được chú trng: Mặc dù Eximbank đã có giai đoạn chưa quan tâm chú trọng về công tác phát triển dịch vụ

thẻ nhưng những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Nếu như

trước đây, chỉ tiêu phát triển hoạt động thẻ không được đưa vào đánh giá trong tổng kết hoạt động của chi nhánh, sở giao dịch thì những năm gần đây chỉ tiêu kế hoạch về phát triển hoạt động thẻ đã được phân bổ cụ thể đến từng chi nhánh, phòng giao dịch, việc áp dụng mô hình bán lẻ mới thông qua việc quản trị chi nhánh quản trị

phòng giao dịch, xem phòng giao dịch như một chi nhánh đã khơi thông tiềm năng kinh doanh, tạo một tác động cộng hưởng với tiềm năng của sở giao dịch và các chi nhánh hiện tại, nhờ vậy mà số lượng thẻđã tăng lên một cách đáng kể.

Tám là, công tác chăm lo, chăm sóc khách hàng đã được quan tâm: Hiện nay, công tác chăm lo, chăm sóc khách hàng đã được quan tâm như tặng hoa, quà cho khách hàng nhân ngày sinh nhật, ngày thành lập, trang bị quầy riêng cho khách hàng VIP, nhiều sản phẩm thẻ ra đời nhằm phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như thẻ dành cho đối tượng doanh nhân, thẻ cho giáo viên, thẻ cho khách hàng VIP, thẻđồng thương hiệu….

Chín là, mô hình bán hàng mi đã đạt nhng kết qu bước đầu đáng khích lệ: Trong những tháng cuối năm 2011, Eximbank đã triển khai mô hình mới thúc đẩy bán hàng nhằm thay đổi tư duy bán hàng từ thụ động sang chủđộng nhằm

đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, kết hợp bán chéo sản phẩm giữa khách hàng cá nhân và doanh nghiệp và tìm kiếm những khách hàng mới, chương trình đã có những thành công bước đầu tại 4 chi nhánh triển khai mô hình này. Điều này cũng tạo ra bước chuyển biến tích cực và khả quan giúp dần dần từng bước mô hình này áp dụng trên toàn hệ thống của Eximbank.

Bảng 2.9: Kết quả kinh doanh 4 chi nhánh thực hiện triển khai mô hình thúc đẩy bán hàng Chi nhánh S lượng th phát hành S lượng KH mi VTOP Visa Debit Visa Credit Qun 4 62 2 12 275 28/11/2011 Cng Hòa 85 12 40 357 21/12/2011 Ch Ln 23 3 4 656 07/02/2012 Qun 7 22 1 1 107 01/03/2012 Tng 192 18 57 1395

Nguồn: Báo cáo hoạt động của Eximbank

Mười là, chính sách đãi ng nhân viên phù hp: Eximbank đã tạo bước

đầu có những chính sách phù hợp thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn, trình độ

và có tâm huyết trong nghề để cùng nhau xây dựng và phát triển vì ngôi nhà chung của Eximbank. Ban lãnh đạo ngân hàng trong thời gian qua đã có những chính sách

đãi ngộ thích hợp gắn quyền lợi người lao động với kết quả kinhdoanh. Theo Café.vn thống kê, mức thu nhập bình quân tháng của nhân viên Eximbank là 17,8 triệu đồng/người (tăng gần 70% so với mức 10,57 triệu đồng của năm 2010), là ngân hàng trả lương cao thứ 3 chỉ sau Vietinbank và Vietcombank, cao hơn các ngân hàng khác như Quân đội (16,3 triệu), BIDV (15,3 triệu), ACB (14,3 triệu)… Nguyên nhân làm cho thu nhập của nhân viên tăng mạnh là ngân hàng đã tăng hơn gấp đôi quỹ lương, thưởng, tổng quỹ lương đã tăng từ 472 tỷ lên 963 tỷđồng trong khi số nhân viên bình quân chỉ tăng 22%.

Mười mt là, năng lc tài chính cng c: Những năm gần đây, năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh của Eximbank được củng cố và tăng cường, hình ảnh của Eximbank được đánh giá cao trên thị trường tài chính quốc tế trong bối cảnh nhiều ngân hàng bị hạ xếp hạng tín nhiệm, kết quả là Eximbank thu hút nhiều nguồn vốn tài trợ thương mại từ các ngân hàng nước ngoài. Công tác quảng bá thương hiệu

đã được chú trọng, Eximbank đã tham gia những chương trình thu hút sự chú ý từ

xã hội nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu Eximbank như chương trình “Góp đá xây Trường Sa” do báo Tuổi Trẻ phát động, chương trình tài trợ giải bóng đá ngoại hạng quốc gia, chương trình gameshow “Tôi là người dẫn đầu”……

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)