Phù hợp với xu hướng hợp tác và hội nhập của các ngân hàng: Các ngân
hàng đều đi theo một xu thế chung là hợp tác và hộp nhập với các ngân hàng trong nước và thế giới. Việc hợp tác này nhằm gia tăng tính tiện ích cho người sử dụng, giúp người sử dụng có thể sử dụng thẻ ở bất cứ đâu, đặc biệt khi tình hình máy ATM, POS của một số ngân hàng hiện này vẫn còn ít và phân bố không đồng đều. Bên cạnh đó, việc liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng cũng giúp tận dụng được nguồn máy, giảm được những khoản chi phí nhân công, chi phí đầu tư, lắp đặt máy,…giúp tiết kiệm chi phí xã hội.
Là mảng dịch vụ chủ yếu để phát triển mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
Trên thế giới, dịch vụ thẻđược xem là mảng dịch vụ trọng tâm và chủ yếu của hoạt
động ngân hàng bán lẻ nguyên nhân nhờ mảng hoạt động này các ngân hàng có thể
tận dụng được nguồn tiền nhàn rỗi của các chủ thẻ, làm gia tăng lượng vốn ngắn hạn giá rẻ cho ngân hàng.
Nâng cao được năng lực cạnh tranh của các ngân hàng: Các ngân hàng
không chỉ chuyên về một mảng dịch vụ là chủ yếu mà còn cần phải đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, có như vậy mới có thể thu hút được khách hàng, gia tăng uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, tăng doanh thu cho ngân hàng
Để phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế, phù hợp với văn bản từ
ngân hàng nhà nước đưa ra hạn chế lượng tiền mặt trong nền kinh tế, từđó giúp tiết kiệm những chi phí không cần thiết từ việc giao dịch bằng tiền mặt đem lại. Nhờ
phát triển dịch vụ thẻ, ngân hàng có thể thu được không nhỏ những khoản phí từ
dịch vụ này đem lại như: phí thường niên, phí sao kê, phí chiết khấu của các đơn vị
chấp nhận thẻ mang lại……Ngoài ra, khi thanh toán thẻ từ các ngân hàng khác phát hành, ngân hàng thanh toán thẻ còn nhận được khoản phí từ các dịch vụ đại l yù, đây
là nguồn thu không nhỏ khiến các ngân hàng thay nhau chen chân vào mảng dịch vụ
này.
1.3.2 Các nhân tốảnh hưởng đến phát triển thẻ thanh toán 1.3.2.1 Nhân tố khách quan 1.3.2.1 Nhân tố khách quan
Môi trường kinh tế, xã hội
Thứ nhất, trình độ dân trí và sự phát triển của nền kinh tế: đây là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển thẻ thanh toán. Khi trình độ dân trí tăng cao, người dân càng có nhu cầu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, làm sao để
việc thanh toán ngày càng dễ dàng, hiện đại hơn. Do đó, người dùng có nhu cầu mở
thẻ thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu trong việc gia tăng tiện ích trong việc thanh toán và cung ứng hàng hóa dịch vụ.
Thứ hai, thu nhập của người sử dụng thẻ càng cao thì xu hướng sử dụng thẻ
thanh toán để mua hàng hóa và dịch vụ càng lớn. Người sử dụng không những đòi hỏi về việc gia tăng tiện ích sử dụng dịch vụ mà còn chú trọng các yếu tố về chất lượng thẻ thanh toán.
Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý có ổn định và bền vững mới có thể kéo theo các mảng dịch vụ khác phát triển, làm gia tăng tỷ lệđầu tư nước ngoài vào nền kinh tế, thu hút hơn dịch vụ du lịch phát triển, từđó giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Khi các lĩnh vực trên phát triển, tất yếu dẫn đến xu thế hội nhập của nền kinh tế phát triển phù hợp với xu thế thế giới, giúp dịch vụ thẻ đi cùng với sự lớn mạnh của thị
trường.
Ngoài ra, một môi trường pháp lý được xem là ổn định khi có các văn bản luật phải phù hợp và theo sát với thực tế, có như vậy mới có thể răn đe đối với những đối tượng lợi dụng khe hở của pháp luật để cố tình làm trái, gây hậu quả
nghiêm trọng không những cho người dùng thẻ mà còn ảnh hưởng đến ngân hàng,
Môi trường công nghệ: Thanh toán thẻ gắn liền với việc sử dụng những thiết bị máy móc như POS, ATM. Do đó, thiết bị khoa học công nghệ hiện đại, dễ
dàng kết nối với mọi thẻ thanh toán cũng là điều kiện để thúc đẩy mảng dịch vụ này phát triển. Hệ thống mạng thanh toán không những kết nối với ngân hàng trong nước, mà còn phải kết nối với mọi ngân hàng quốc tế, làm sao mọi giao dịch phải thật nhanh chóng, kịp thời, chính xác, có như vậy mới thu hút ngày càng nhiều hơn mọi đối tượng sử dụng.
Môi trường cạnh tranh từ các ngân hàng: Một khi môi trường cạnh tranh gay gắt, các ngân hàng đua nhau phát triển dịch vụ thẻ, cố gắng tiếp cận khách hàng, từđó giúp nâng cao chất lượng phục vụ, người dùng thẻ hưởng lợi từ sự cạnh tranh này. Ngược lại, khi thị trường có ít đối thủ cạnh tranh sẽ dẫn đến sựỷ lại từ
các ngân hàng chiếm thị phần lớn, khó chen chân trong phát triển dịch vụ của các ngân hàng nhỏ. Vì vậy một môi trường cạnh tranh cũng là một trong những tiền đề để kéo theo mảng dịch vụ thẻ phát triển.
1.3.2.2 Nhân tố chủ quan
Một là, trình độ chuyên môn của các cán bộ phụ trách thẻ: Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nắm rõ nghiệp vụ, hiểu rõ tâm lý khách hàng là một trong những mong muốn của bất kỳ ban lãnh đạo. Trình độ nhân viên càng chuyên nghiệp thì khâu xử lý nghiệp vụ càng nhanh chóng hơn, tạo sự tin tưởng nơi khách hàng sử
dụng thẻ, giúp gia tăng lợi nhuận ngân hàng không chỉở mảng thẻ thanh toán mà từ đó có thể mở rộng sang các mảng dịch vụ khác.
Thứ hai, công tác chăm lo chăm sóc khách hàng: Khách hàng là đối tượng chủ yếu cần nhắm đến trong công tác phát hành thẻ do đó công tác chăm lo, chăm sóc khách hàng cũng là một trong những mục tiêu quan trọng để phát triển dịch vụ. Mỗi ngân hàng có một đối tượng khách hàng cần nhắm đến, nên thẻ thanh toán cần
có những chính sách riêng, những dòng sản phẩm thẻ khác nhau nhằm hướng đến
đối tượng khách hàng mục tiêu.
Thứ ba, chất lượng thẻ thanh toán: Khi đời sống của người dân cao thì yêu cầu ngày càng cao hơn chất lượng cuộc sống. Do đó, việc sử dụng thẻ thanh toán không chỉ nhắm đến phục vụ các nhu cầu rút, tiền mặt mà còn phải sử dụng thẻđể
thanh toán được hàng hóa, dịch vụ phục vụ những nhu cầu trong cuộc sống. Chính vì vậy, ngân hàng không chỉ nhắm đến mở rộng về số lượng thẻ mà còn phải nâng cao chất lượng phục vụ thẻ như giải quyết nhanh những khiếu kiện, phục vụ nhanh chóng nhu cầu khách, liên kết, hợp tác với các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ
nhiều hơn nữa đểđáp ứng nhu cầu tiện lợi trong thanh toán.
Thứ tư, phát triển sản phẩm mới: Để có thể tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, các ngân hàng không ngừng triển khai những sản phẩm mới, thu hút khách hàng về sựđa dạng, tiện ích. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng có những đối tượng khách hàng đặc trưng riêng nên việc phát triển sản phẩm mới cũng cần hướng đến
đối tượng khách hàng này.
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thẻ thanh toán 1.4.1 Chỉ tiêu định tính 1.4.1 Chỉ tiêu định tính
Nhóm chỉ tiêu này chủ yếu dựa trên mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm thẻ thanh toán của ngân hàng. Mỗi một khách hàng có những chỉ tiêu
đánh giá khác nhau về sự phát triển của thẻ thanh toán nhưng tập trung chủ yếu ở 3 yếu tố:
1.4.1.1 Tính thuận lợi
Đây là yếu tố chủ yếu của khách hàng khi đánh giá sự phát triển hoạt động thẻ thanh toán của một ngân hàng. Yếu tố này có thể căn cứ dựa trên yếu tố dễ dàng trong giao dịch của chủ thẻ, khách hàng có thể sử dụng thẻở bất cứđâu, điều này có
thể dựa trên các yếu tố như số lượng đơn vị chấp nhận thẻ, số lượng máy ATM, số
lượng các điểm giao dịch của ngân hàng, khả năng liên kết giữa các hệ thống thanh toán của các ngân hàng và các đơn vị dịch vụ khác như thanh toán các dịch vụ điện, nước, điện thoại…..
1.4.1.2 Tính nhanh chóng
Ngoài đặc tính thuận lợi, chủ thẻ còn yêu cầu cao khi sử dụng dịch vụ thẻ
ngân hàng đó là tính nhanh chóng. Với đặc tính này, ngân hàng phải tìm mọi cách nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm thẻ, rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng. Để đạt được điều này, ngân hàng cần phát triển trình độ khoa học công nghệ, hiện đại hóa máy móc phục vụ, đường truyền, đặc biệt cần nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ nhân viên thẻ giúp quá trình xử lý nghiệp vụ nhanh chóng hiệu quả.
1.4.1.3 Tính an toàn
Tiêu chí này được các chủ thẻ quan tâm khi sử dụng thẻ thanh toán, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi tình hình tội phạm thẻ ngày càng gia tăng thì chỉ tiêu này càng được người sử dụng chú trọng. Chỉ tiêu này dựa trên việc kiểm soát những rủi ro trong quá trình sử dụng thẻ bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro nghiệp vụ, rủi ro kỹ thuật và rủi ro vềđạo đức xuất phát từ khâu phát hành đến khâu thanh toán.
1.4.2 Chỉ tiêu định lượng
1.4.2.1 Mạng lưới thanh toán
Mạng lưới thanh toán là một tiêu chí quan trọng đểđánh giá sự phát triển của một ngân hàng. Ngày nay, nhờ hệ thống công nghệ ngày càng hiện đại đã giúp các ngân hàng liên kết với nhau kết quả là các liên minh thẻ ra đời như liên minh Smartlink, VNBC, BanknetVN và sự liên kết hợp tác với các ngân hàng trên giới đã giúp cho các ngân hàng tiết kiệm rất nhiều trong việc đầu tư lắp đặt các máy ATM, POS, tạo sự nhanh chóng, tiện lợi cho người sử dụng.
1.4.2.2 Số lượng thẻ phát hành
Thị trường Việt Nam hiện nay vẫn là thị trường màu mỡ cho các ngân hàng tranh nhau phát hành thẻ do đó chỉ tiêu số lượng thẻ phát hành ra cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của một ngân hàng. Tuy nhiên, không nên căn cứ vào số lượng thẻ đã phát hành của ngân hàng mà phải dựa vào số lượng thẻđang hoạt động, con số này mới đánh giá chính xác sự phát triển của thẻ thanh toán của các ngân hàng hiện nay.
1.4.2.3 Doanh số sử dụng và thanh toán
Doanh số sử dụng và thanh toán thẻ giúp đánh giá chính xác hơn hoạt động thẻ của các ngân hàng, doanh số sử dụng và thanh toán càng cao thì lợi nhuận thu
được từ hoạt động thẻ của ngân hàng càng lớn. Chỉ tiêu này cũng giúp đánh giá
được thực trạng sử dụng thẻ của khách hàng thông qua số món giao dịch của một khách hàng và số tiền khách hàng đã giao dịch qua thẻ. Bên cạnh đó, thông qua chỉ
tiêu doanh số sử dụng của máy ATM, POS cũng giúp phản ánh tần suất sử dụng máy, doanh số càng lớn chứng tỏ tần suất sử dụng của thiết bị càng lớn, hiệu quả sử
dụng máy móc, thiết bị càng cao.
1.4.2.4 Lợi nhuận từ hoạt động thẻ
Lợi nhuận từ hoạt động thẻ là phần lợi nhuận thực mà ngân hàng nhận được sau khi đã trừ ra tất cả các khoản chi phí phát sinh từ giao dịch thẻ như chi phí quản lý, khấu hao máy móc, ….Khi lợi nhuận từ hoạt động thẻ càng cao phản ánh ngân hàng càng hoạt động có hiệu quả.
1.5 Kinh nghiệm trong việc phát triển thẻ thanh toán của các nước và bài học một số ngân hàng trong nước một số ngân hàng trong nước
Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng đầu tiên tham gia tổ chức thẻ Visa, MasterCard nên có những lợi thế về thị trường, thương hiệu được nhiều người biết
đến so với các ngân hàng khác. Mặt khác, mạng lưới chi nhánh và số lượng máy ATM của ngân hàng này rất lớn càng dễ dàng thuyết phục khách hàng trong việc mở thẻ thanh toán.
Sản phẩm thẻ của ngân hàng này đa dạng với nhiều sản thẻ khác nhau, cùng dòng sản phẩm thẻ ghi nợ nhưng VCB còn chia ra nhiều loại như: Vietcombank SG24, Vietcombank connect 24, Vietcombank MTV Master Card, Vietcombank visa connect 24. Những sản phẩm thẻ của Vietcombank đưa ra có những mục tiêu rõ ràng, có định hướng, tạo được phân khúc khách hàng ví dụ như nhắm đến đối tượng khách hàng doanh nhân, công chức, những phụ huynh có con du học có sản phẩm thẻ Vietcombank Visa/Mastercard cội nguồn hay nhắm đến đối tượng những doanh nhân có thu nhập cao, khách hàng VIP của ngân hàng có thẻ tín dụng quốc tế
Vietcombank American Express.
Chính sách lương đối với nhân viên của Vietcombank rất cao (theo café Biz, mức lương bình quân năm 2010, 2011 của nhân viên Vietcombank là 22,4 triệu
đồng) nhờđó đã thu hút được đội ngũ nhân viên có trình độ, có kiến thức về nghiệp vụ, giúp giữ chân được đội ngũ nhân viên giỏi, có tâm huyết với nghề, có thâm niên trong lĩnh vực thẻ giúp phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, tạo chất lượng dịch vụ
tốt hơn.
Ngoài ra, trình độ công nghệ của ngân hàng này trong nghiệp vụ thẻ được xem là hiện đại, đảm bảo sự an toàn và tính bảo mật cao. Vietcombank là đơn vị
duy nhất chấp nhận thanh toán cả sáu loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới gồm Visa, MasterCard, JCB, CUP, American Express và Diners Club, phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế, tổ chức chuyển mạch, các ngân hàng, các đối tác nhằm đem lại sự tiện lợi khi sử dụng thẻ của bất cứ ngân hàng nào. Chính vì vậy mà thị phần thẻ quốc tế của ngân hàng này chiếm vị trí dẫn đầu trong cả nước.
Dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được xem là đi sau so với các ngân hàng khác tuy nhiên kết quả hoạt động cũng đứng trong danh sách các ngân hàng có dịch vụ thẻ phát triển.
Sở dĩ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có những kết quả trên là nhờ việc áp dụng chính sách đa dạng hóa các sản phẩm. Chỉ với một sản phẩm thẻ
ghi nợ E-Partner nhưng trong đó còn chia ra nhiều loại thẻ bao gồm các loại G Card, Pink Card, C Card, S Card và thẻ phụ. Các loại thẻ này cùng chức năng rút tiền các máy ATM nhưng khác nhau quy định riêng về tổng số tiền rút tối đa trên máy, số tiền chuyển khoản miễn phí trong ngày, số dư tối thiểu trong tài khoản thẻ, khuyến mãi bảo hiểm tai nạn con người…Mỗi dòng sản phẩm thẻ ưu tiên cho một
đối tượng khác nhau như G Card dành cho các nhà quản lý, lãnh đạo, doanh nhân, Pink Card là sản phẩm dành riêng cho phái đẹp, C Card dành riêng cho khách hàng trung lưu, S Card là sản phẩm dành riêng cho học sinh, sinh viên. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam còn biết kết hợp với tập đoàn JCB để tạo ra một dòng sản phẩm thẻ mới đó là thẻ Cremium nhằm nhắm đến đối tượng khách hàng là người dân Nhật Bản đến Việt Nam du lịch.
Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam còn tối đa các tiện ích khi sử dụng thẻ nhằm khuyến khích người dùng sử dụng như chức năng mua các loại viễn thông trả trước, gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tặng cẩm nang mua sắm vàng, tặng thẻ chăm sóc sức khỏe phụ nữ.
1.5.3 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank)
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng là một trong những ngân hàng dẫn đầu về mạng lưới chấp nhận thẻ thanh toán và số lượng thẻ phát hành. Nhờ có lợi thế về mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc nên số lượng thẻ nội