Huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện văn chấn tỉnh yên bái lãnh đạo sự nghiệp giáo dục tu nam 2001 den nam 2011 (Trang 88 - 90)

8. Bố cục của luận văn

3.2.4. Huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục

Trên cơ sở quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng trong cách mạng. Đảng bộ huyện Văn Chấn luôn quan tâm tới công tác giáo dục.

Xã hội hóa giáo dục nhằm mục tiêu tạo phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội, vận động các tầng lớp nhân dân, trước hết là những người trong độ tuổi học tập, làm cho xã hội trở thành một xã hội học tập. Triệt để khai thác và sử dụng các nguồn lực cho xã hội để phục vụ công tác phát triển giáo dục. Nguồn lực ở đây bao gồm nhân lực, vật lực, trí lực. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng ngân sách nhà nước cho giáo dục, Đảng bộ huyện yêu cầu huy động sự đóng góp của nhân dân dựa trên điều kiện cụ thể của địa phương.

Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội; vận động các tầng lớp nhân dân, trước hết là những người trong độ tuổi học tập, làm cho xã hội trở thành xã hội học tập.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng bộ huyện, giáo dục Văn Chấn đã huy động được sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể xã hội. Thực hiện xây dựng một xã hội học tập.

Đảng bộ huyện rất chú trọng đến công tác khuyến học, khuyến tài của địa phương. Đến năm 2011, 31/31 xã, thị trấn đã có tổ chức Hội, với 374 Chi hội, 39 Ban Khuyến học, 26.473 hội viên.

So với năm 2001-2002 tăng 18 tổ chức Hội, 8.473 hội viên.(Chi hội trường học tăng 70 Chi hội, 7.983 hội viên, Chi hội thôn bản tăng 490 hội viên).

Kết quả tập huấn công tác khuyến học: Được sự quan tâm chỉ đạo của Hội Khuyến học Tỉnh Yên Bái, trong 10 năm qua, Hội Khuyến học huyện Văn Chấn đã tổ chức được 4 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về vai trò của Hội, cách thức tổ chức, xây dựng kế hoạch hoạt động, quản lý và sử dụng quỹ khuyến học cho Ban chấp hành Hội Khuyến học các xã, thị trấn trong toàn huyện. Hội nghị đã triệu tập hàng trăm đại biểu, đại diện cho 31 xã, thị trấn, đại diện các đơn vị trường học về dự. Các đại biểu dự lớp tập huấn sẽ là giảng viên tiếp tục tập huấn cho cán bộ, hội viên tại cơ sở.

Để động viên khuyến khích kịp thời, Chi hội khuyến học các trường còn tổ chức trao thưởng cho những học sinh đạt thành tích xuất sắc, học sinh nghèo học giỏi. Đồng thời còn khuyến khích động viên cán bộ giáo viên tham gia Hội giảng các cấp, tạo ra không khí thi đua "Dạy tốt - Học tốt" trong các nhà trường. Từ hoạt động của các thày cô giáo đã thu hút được sự tham gia nhiệt tình của người thân như "Hội dâu rể" "Hội đồng học" "Hội đồng hư- ơng" tất cả đều hướng vào mục tiêu khuyến học, khuyến tài.

nghiệp giáo dục huyện Văn Chấn có quy mô mạng lưới trường lớp phát triển khá toàn diện, các xã đã hoàn chỉnh từ cấp học Mầm non đến THCS.

Hoạt động khuyến học ở thôn, bản đã thường xuyên được các cấp Hội quan tâm chỉ đạo. Đảng bộ, chính quyền các xã, thị trấn đã thường xuyên tạo điều kiện, giúp đỡ. Trong quá trình hoạt động các Chi hội Khuyến học thôn bản luôn luôn phối hợp với các Chi hội trong nhà trường tìm ra các giải pháp giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em không phải bỏ học. Ngoài ra còn tích cực vận động trẻ em đã bỏ học tiếp tục quay lại tham gia học tập cho hoàn thành chương trình tiểu học, THCS, góp phần làm tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS.

Các hoạt động của Hội còn tập trung vận động quyên góp ủng hộ cho vùng cao, vùng khó khăn và các vùng bị thiên tai bão lũ. Hàng năm có hàng nghìn bộ quần áo, hàng nghìn quyển vở, quyển sách giáo khoa và hàng chục triệu đồng gửi tới các địa chỉ cần được giúp đỡ.

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện văn chấn tỉnh yên bái lãnh đạo sự nghiệp giáo dục tu nam 2001 den nam 2011 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)