8. Bố cục của luận văn
3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân
Từ năm 2001-2011, sự nghiệp giáo dục huyện Văn Chấn có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng.
Hệ thống giáo dục được củng cố, phát triển đến tận các xã vùng sâu, vùng xa. Quy mô giáo dục tăng nhanh, các cấp học, ngành học từ giáo dục mầm non đến giáo dục trung học, từ giáo dục chính quy đến giáo dục thường xuyên dần hoàn thiện. Công tác giáo dục đã có một số chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Tỉ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,6%. Tăng 9,6% so với năm 2000. - Tỉ lệ trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 86,7%. Tăng 22,3% so với năm 2000
- Tỉ lệ người 11- 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 96,1%. Tăng 24,4% so với năm 2001
- Tỉ lệ người từ 15 - 18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 85.3%. Tăng 46,5% so với năm 2001
- Tỉ lệ người từ 15- 35 tuổi biết chữ đạt 98.5%. Tăng 4,2% so với năm 2002.
Mạng lưới trường học
Được xây dựng ở tất cả các xã, thị trấn và nhiều thôn, bản có lớp học với hình thức đa dạng hơn. Giáo dục vùng đồng bào dân tộc, vùng cao tiếp tục phát triển. Loại hình trường dân lập, tư thục được khuyến khích phát triển ở những địa bàn kinh tế - xã hội phát triển. 30/31 xã, thị trấn trong huyện có trung tâm học tập cộng đồng (xã Nậm Búng đang trong quá trình xây dựng). Trong đó có những xã hoạt động rất hiệu quả như xã Sơn A, thị trấn nông trường Liên Sơn. Nhờ vậy, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh và nhân dân; bình quân trong huyện cứ 5 người dân có 2 người đi học. Giáo dục vùng cao, vùng dân tộc đã có nhiều tiến bộ, việc tổ chức dạy tiếng Mông, tiếng Dao và tiếng Việt cho học sinh dân tộc ít người được quan tâm thường xuyên, góp phần giữ
gìn, góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Chất lượng giáo dục
Có bước chuyển biến tích cực. Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đang được thực hiện, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Qua quá trình nỗ lực phấn đấu, đến tháng 12-2005, huyện Văn Chấn được tỉnh Yên Bái công nhận đạt chuẩn Quốc gia PCGDTHCS; năm 2008 được công nhận đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi. Đến năm 2011, huyện tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS và PCGD tiểu học đúng độ tuổi. Chất lượng giáo dục có những chuyển biễn tích cực, trong những năm tới sẽ phấn đấu đạt mức cao hơn và vững chắc hơn. Năm học 2010-2011, ngành giáo dục huyện Văn Chấn vinh dự được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, mô hình trường, lớp bán trú dân nuôi, giáo dục mẫu giáo 5 tuổi ở vùng cao được quan tâm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
Cơ bản đáp ứng về số lượng; việc chuẩn hoá giáo viên ở các cấp học từng bước đáp ứng yêu cầu về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập được tăng cường; 59,3% số lớp học được xây dựng kiên cố, tăng hơn so với năm 2005.
Trong giai đoạn đầu (2001-2005), giáo viên của huyện chưa đảm bảo về số lượng. Đảng bộ huyện Văn Chấn đã có nhiều biện pháp nâng cao số lượng giáo viên bằng nhiều biện pháp khác nhau: khuyến khích con em đi học các trường sư phạm, mở thêm các lớp 12 + 2 tại địa phương. Để tạo nguồn cán
bộ, Đảng bộ huyện tiến hành cử tuyển con em dân tộc tiểu số, con em có hộ khẩu tại các xã vùng 135. Khi đội ngũ giáo viên đã đủ về số lượng, Đảng bộ huyện chỉ đạo tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Phòng giáo dục huyện đã phối hợp với các cơ quan trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ quản lý trường học. Trong hè năm 2011 đã cử 39 cán bộ, giáo viên đi học lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ quản lý tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Yên Bái do Học viện quản lý giáo dục trực tiếp bồi dưỡng. Thực hiện đồng bộ các khâu đánh giá, xếp loại, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm cán bộ quản lý. Để đảm bảo cho sự phát triển, Đảng bộ huyện tiến hành xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ quản lý trường học trong từng gia đoạn.
Đảng bộ huyện thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Năm 2011, huyện có 406 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đang theo học các lớp trên chuẩn. Trong đó trình độ cao đẳng 173 người, đại học 233 người. Phối hợp với phòng Tài chính mở các lớp bồi dưỡng cho chủ tài khoản, kế toán các trường. Đồng thời tổ chức tập huấn về nghiệp vụ công tác tổ chức nhằm giúp cán bộ quản lý các đơn vị thực hiện tốt quy định của cấp trên.
Huyện đã tổ chức và thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp (ngồi nhầm lớp); đặc biệt nhấn mạnh mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức và tự học.
Huyện đã giải quyết kịp thời chế, độ, chính sách cho cán bộ giáo viên. Thực hiện chỉ đạo của huyện ủy, ngành đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên ủng hộ xây dựng nhiều cơ sở vật chất, môi trường cảnh quan sư
lý cho đội ngũ giáo viên yếu kém.
Công tác xây dựng Đảng, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ với sự nghiệp giáo dục
Thực hiện chỉ thị của Bộ chính trị, công tác xây dựng phát triển Đảng được toàn ngành thực hiện tốt, nhằm tăng cường lực lượng cốt cán thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong các trường học. Tính đến 1-6-2011, toàn ngành có 861 đảng viên, chiếm tỷ lệ 38,8%. Các chi bộ Đảng trong trường học đã làm tốt công tác định hướng, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể và cán bộ, giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập, nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước gắn với các chương trình hành động của địa phương, kế hoạch của nhà trường, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Từ năm học 2007-2008, Phòng giáo dục đã phối hợp với ban tuyên giáo huyện ủy tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Trong năm học, các chi bộ trường phối hợp với Đảng bộ các xã, thị trấn tổ chức cho cán bộ giáo viên tiếp tục nghiên cứu, học tập tư tưởng, đạo đức của Bác. Qua cuộc thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại các xã, thị trấn đã có 100% Chi bộ nhà trường tham gia và có 9/12 Đảng viên tham gia đạt giải cuộc thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cấp huyện Tham gia cấp tỉnh có 1 giáo viên đạt giải nhất.
Phương thức lãnh đạo của Đảng bộ huyện Văn Chấn linh hoạt và sáng tạo. Đảng bộ huyện lãnh đạo bằng chỉ thị, chủ trương và đường lối. Khi chủ trương của huyện đưa ra, nó được quán triệt sâu rộng tới
UBND, phòng giáo dục, ban tuyên giáo huyện ủy...Với phương thức đó, quan điểm chỉ đạo của huyện vừa được thực hiện một cách chu đáo vừa kịp thời bổ sung hoàn thiện và phát triển hoàn thiện với thực tiễn.
Ngoài ra, Đảng bộ huyện chỉ đạo cho đội ngũ Đảng viên trong các cơ sở giáo dục phát huy tốt vai trò tiên phong. Phải kết hợp tốt với cộng đồng, xã hội để tranh thủ tối đa sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành, tổ chức trong và ngoài huyện. Đây là thành công lớn trong sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện.
Nguyên nhân của những thành tựu
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương là yếu tố quyết định sự thành công đối với công tác giáo dục. Trong mỗi giai đoạn, Đảng bộ huyện chỉ đạo cho Phòng giáo dục thường xuyên phối hợp với các ban ngành khác để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Gắn nội dung chương trình hành động về công tác giáo dục với các hoạt động khác. Đảng bộ và chính quyền các cấp đã có chương trình hành động và kế hoạch cụ thể về giáo dục. Sự phân công cụ thể đã tạo điều kiện cho các ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục.
Phòng giáo dục, các trường phổ thông tham mưu tích cực với các cấp ủy Đảng, đưa công tác, mục tiêu giáo dục vào Nghị quyết hàng năm.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác giáo dục đối với các xã, thị trấn, nắm bắt được tình hình thực hiện, kịp thời có những biện pháp củng cố, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo giáo dục.
chăm lo cho công tác giáo dục.