Quá trình tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện văn chấn tỉnh yên bái lãnh đạo sự nghiệp giáo dục tu nam 2001 den nam 2011 (Trang 67 - 74)

8. Bố cục của luận văn

2.2.2 Quá trình tổ chức thực hiện

Trên thực tế từ năm 2006-2011, giáo dục Văn Chấn có nhiều thay đổi lớn. Dưới sự chỉ đạo, quan tâm sát sao Tỉnh ủy, Huyện ủy, UBND huyện, giáo dục Văn Chấn đã tiếp tục phát huy thành quả đạt được từ những năm trước, đồng thời từng bước khắc phục những hạn chế, yếu kém để tạo nên bước chuyển mới trong thời kỳ mới.

Trên cơ sở bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ từ giai đoạn trước. Phòng giáo dục đã tham mưu cho Đảng bộ huyện, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác vận động, tuyên truyền cho nhân dân nâng cao nhận thức về vai trò giáo dục.

Phòng giáo dục chủ động tham mưu để huyện đưa ra chỉ tiêu, kế hoạch phát triển giáo dục vào chương trình công tác của các cấp, các ngành, các xã, thị trấn, các Phòng, Ban ngành, Đoàn thể của huyện...Phồi hợp chặt chẽ với Phòng giáo dục triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

Về công tác phổ cập giáo dục

Dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương là yếu tố quyết định đối với thành công của công tác PCGD. Đảng bộ và chính quyền các cấp đã có sự phân công cụ thể, đã tạo điều kiện cho các ban, ngành, đoàn thể phối hợp triển khai hiệu quả công tác PCGD.

Kết quả đạt được như sau:

Bảng 3: Kết quả các tiêu chí PCGD THĐĐT từ năm 2006 đến 2010

TT Năm Tổng số xã(thị trấn) Số xã (thị trấn) được công nhận PCGDTHĐĐT Tỷ lệ Huyện được công nhận 1. 2006 31 24 77,42% 2.. 2007 31 26 83,87% 3. 2008 31 28 90,32 % ĐĐT 4. 2009 31 31 100% ĐĐT 5. 9/201 0 31 31 100% ĐĐT MĐ1

(Nguồn:Báo cáo tóm tắt 10 năm PCGDTH ĐĐT- PCGDTHCS)

Tuy điều kiện kinh tế - xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, nhưng sự nghiệp giáo dục luôn được huyện quan tâm. Công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi được huyện hoàn thành trước một năm so với mục tiêu đề ra. Năm 2009 huyện hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu đúng độ tuổi. Năm 2010, 31/31 xã của huyện được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1. Kết quả trên là sự nỗ lực của ngành giáo dục huyện nói riêng và huyện Văn Chấn nói chung.

Bảng 4: Kết quả các tiêu chí PCGD THCS từ năm 2006 đến 2010 TT Năm Tổng số xã(thị trấn) Số xã (thị trấn) được công nhận PCGD THCS Tỷ lệ Huyện được CN 1. 2006 31 28 90,32% Đạt 2. 2007 31 28 90,32% Đạt 3. 2008 31 28 90,32% Đạt 4. 2009 31 31 100% Đạt 5. 9/2010 31 31 100% Đạt

(Nguồn:Báo cáo tóm tắt 10 năm PCGDTH ĐĐT- PCGDTHCS)

Năm 2009, huyện hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Đây là nền tảng quan trọng để huyện tiếp tục thực hiện phổ cập trung học phổ thông trong thời gian tiếp theo.

Mục tiêu của huyện trong thời gian tới là duy trì kết quả của công tác PCGD. Nâng dần đạt chuẩn PCGDTH ĐĐT. Chuẩn bị các điều kiện để PCGD trung học.

Mở rộng quy mô và chất lượng giáo dục.

So với năm 2000, quy mô số trường lớp được nâng cao rõ rệt. Đề án kiên cố hóa trường lớp giai đoạn I, II được tích cực triển khai để hoàn chỉnh mạng lưới trường lớp của huyện theo hướng kiên cố hóa và chuẩn hóa. Ngành đã xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều phòng học kiên cố, đúng chuẩn và đang tiếp tục triển triển khai thi công nhiều phòng học mới.

Các điều kiện về trang thiết bị, đồ dùng dạy học và cải tạo cảnh quan môi trường sư phạm của các đơn vị trường đã được cải thiện đáng kể do việc

sử dụng có hiệu quả kinh phí tiết kiệm chi tiêu và huy động được từ công tác xã hội hóa.

Bảng 5: Số lượng học sinh qua các năm Năm học Tổng số Mầm non Tiểu học THCS GD thường xuyên Tổng số GV 2006 - 2007 2007 - 2008 2008 – 2009 2009 – 2010 2010 – 2011 34.485 32.089 30.022 29.413 29.236 7.340 6271 6.161 6.371 7.059 13.632 13.138 13.072 13.086 13.327 12.101 11.207 10.309 9.534 8.850 1.412 1.483 480 422 225 1.695 1.698 1.614 1.649 1.653 Đơn vị: Người Số lượng học sinh từ năm 2006 đến năm 2011 giảm là do dân số giảm do chuyển đi nơi khác nhiều hơn dân chuyển đến. Số lượng học sinh giảm, nhưng số lượng giáo viên tăng giúp chất lượng giáo dục được đảm bảo.

Bên cạnh đó chất lượng giáo dục cũng ngày càng được nâng cao. Chất lượng giáo dục tiểu học đã có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh giỏi môn Tiếng Việt là 18,47%, toán 29,82%. Chất lượng giáo toàn diện và đặc biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn được chú trọng. Trong năm học 2010-2011, “Phòng giáo dục đã chỉ đạo các đơn vị tuyển chọn học sinh giỏi cấp tỉnh bậc THCS đạt 1 giải nhì, 3 giải 3, 9 giải khuyến khích; cuộc thi Olympic tiếng Anh trên mạng cấp tỉnh đạt 1 giải khuyến khích; cuộc thi tin học trẻ cấp tỉnh đạt 1 giải đặc biệt, 1 giải ba; cuộc thi gviao lưu học sinh giỏi tiểu học đạt 1 giải ba, 4 giải khuyến khích”.[36. tr,5]

Năm 2011, trên địa bàn huyện có 05 trường mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia (Mầm non Sơn Thịnh, Phù Nham, Nghĩa Lộ, Sơn A, Trần Phú); 9 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (Tiểu học Thị trấn nông trường

Nghĩa Lộ, Hoàng Văn Thọ, Trần Phú, Thượng Bằng La, Chấn Thịnh, Sơn Thịnh, Phù Nham, Tân Thịnh, Thạch Lương - trong đó có trường Tiểu học Nghĩa Lộ đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2); có 3 trường THCS đạt chuẩn quốc gia (THCS Tân Thịnh, Nghĩa Lộ , Chấn Thịnh).

Trong những năm qua, huyện luôn xây dựng và kiện toàn đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo hướng đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo. Tỷ lệ giáo viện đạt chuẩn và trên chuẩn của huyện là 100%. Tại kỳ thi giáo viên dạy giỏi vừa qua, ở bậc mầm non có 39 giáo viên được công nhận dạy giỏi cấp huyện; cấp tiểu học có 146 giáo viên đạt dạy giỏi cấp huyện, 7 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; cấp THCS có 112 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 7 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh...

Những thành tích về giáo dục mà huyện đạt được chính là tiền đề quan trọng để giáo dục Văn Chấn vươn lên trong thời gian tới.

Công tác xã hội hóa giáo dục

Công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục được thực hiện thường xuyên đến tận thôn bản và mọi người dân. Giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục, từ đó phấn khở, tự nguyện đóng góp cho công tác giáo dục.

Việc huy động mọi nguồn lực, khơi dậy mọi tiềm năng để phát triển giáo dục đã được mọi tầng lớp xã hội quan tâm và đồng tình ủng hộ. Nhằm huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường, duy trì sĩ số học sinh, hỗ trợ tu sửa cơ sở vật chất, giúp các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường. Trong năm 2010-2011, các nhà trường cùng các ban, ngành, đoàn thể vận động học bổng, học phẩm,...giúp đỡ học sinh nghèo và khen thưởng học sinh có thành tích tích cực trong học tập trị giá trên 2 tỷ đồng. Đặc biệt, Công ty Cổ phần thủy điện Văn Chấn đã trực tiếp đầu tư xây dựng một nhà lớp học tại điểm trường thôn Vàng Ngần (xã Suối Quyền) và các hiện vật khác (máy tính, ti vi,

sách vở, quần áo học sinh...) với kinh phí gần một tỷ đồng trao tặng trường Mầm non, TH và THCS Suối Quyền.

Nhìn chung, phong trào xã hội hóa giáo dục, ủng hộ xây dựng quỹ khuyến học trên đại bàn huyện đã góp phần quan trọng động viên, khích lệ giáo viên, học sinh nỗ lực vươn lên đạt thành tích cao trong học tập và giảng dạy.

Về đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng, tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục.

Phòng giáo dục thường xuyên phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân. Gắn nội dung chương trình hành động về công tác giáo dục với các hoạt động khác. Coi đây là một tiêu chí đánh giá trong công tác thi đua của các đơn vị.

Kiện toàn công tác của hội đồng giáo dục, Ban chỉ đạo phổ cập huyện. Phân công các thành viên phụ trách các xã, thị trấn chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn vận động, đôn đốc nhân dân quan tâm, hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục.

Hàng năm, huyện đã tiến hành thanh tra ở hầu hết các đơn vị giáo dục của huyện. Chú trọng thanh tra hoạt động của giáo viên (năm 2006-2007 tiến hành thanh tra hoạt động sư phạm của 373 giáo viên, trong đó được xếp loại tốt và khá là 193 người đạt tỷ lệ 51,74%).

Ngoài ra, huyện còn tổ chức việc thanh tra các chuyên đề khác. Chỉ đạo các đơn vị trường đẩy mạnh công tác tự thanh tra nhằm đảm bảo quy định và quy chế trong công tác chuyên môn và kỉ luật lao động.

Tuy nhiên, công tác thanh tra của huyện vẫn còn những tồn tại, nhất là công tác thanh tra, tự kiểm tra của các đơn vị chưa thường xuyên, còn có biểu hiện hình thức, tránh va chạm dẫn đến một số biểu hiện vi phạm quy chế chuyên môn chưa được chấn chỉnh kịp thời. Một số đơn thư, khiếu nại của công dân, giáo viên chưa được giải quyết thấu đáo từ các cơ sở do các trường chưa chủ động trong việc giải quyết thắc mắc, khiếu nại của giáo viên và nhân dân.

* * *

Nhìn chung, trong thời gian từ 2006 đến 2011, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song ngành giáo dục huyện Văn Chấn luôn được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các cơ quan ban ngành trong huyện và tỉnh; sự nghiệp giáo dục của huyện đã có những chuyển biến tích cực, thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở tiến tới thực hiện phổ cập trung học phổ thông, hoàn thành mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chất lượng giáo dục trên cả hai mặt (dạy chữ và dạy người) ngày càng được quan tâm và đạt được nhiều kết quả khả quan; Nguồn lực đầu tư cho giáo dục được thực hiện đúng mục đích; Cơ sở vật chất phục vụ sự nghiệp dạy và học ngày càng được nâng cao; Năng lực quản lý của cán bộ ngày càng đáp ứng được các yêu cầu của thời kì mới. Các cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Hai không được thực hiện sôi nổi, nghiêm túc trong toàn huyện. Sự nghiệp giáo dục của huyện đạt được những kết quả to lớn trên là do sự lãnh đạo sáng suốt của các cấp ủy Đảng, tinh thần hiếu học, quyết tâm bám lớp, bám trường của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, giáo dục Văn Chấn trong thời gian này vẫn tồn tại những hạn chế: chất lượng giáo dục chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt là các xã vùng cao, việc duy trì học sinh ra lớp, đảm bảo chuyên cần còn nhiều khó khăn. Những thành tựu và hạn chế trên đòi hỏi các ngành, các cấp có giải pháp kịp thời đưa giáo dục của huyện phát triển trong thời gian tới.

Chương 3

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU TỪ QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO

DỤC CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN VĂN CHẤN

Trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2011, giáo dục huyện Văn Chấn đã đạt được nhiều thành tựu. Định hướng phát triển giáo dục trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng phù hợp với thực tế và đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Các văn kiện chỉ đạo của Đảng luôn kịp thời, đúng hướng, bám sát mục tiêu coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đây chính là những định hướng đúng đắn cho giáo dục Văn Chấn nói riêng và giáo dục cả nước nói chung làm theo. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc đường lối giáo dục của Đảng. Đảng bộ tỉnh đã ban hành những chương trình hành động về giáo dục trong từng thời kì. Từ đó, đảng bộ huyện Văn Chấn đã có những vận dụng sáng tạo, năng động bằng những giải pháp thiết thực, phù hợp với mục tiêu đề ra. Những chủ trương mà huyện đề ra đều có sự tham mưu của phòng giáo dục huyện. Nhờ vậy, các mục tiêu đề ra không xa rời mục tiêu của Đảng đồng thời bám sát được hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Mặc dù còn một số hạn chế trong quá trình chỉ đạo, nhưng sự lãnh đạo của cac cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương là yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp giáo dục huyện Văn Chấn trong hơn 10 năm qua.

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện văn chấn tỉnh yên bái lãnh đạo sự nghiệp giáo dục tu nam 2001 den nam 2011 (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)