Một số kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện văn chấn tỉnh yên bái lãnh đạo sự nghiệp giáo dục tu nam 2001 den nam 2011 (Trang 82)

8. Bố cục của luận văn

3.2.Một số kinh nghiệm chủ yếu

Qua hơn 10 năm phát triển giáo dục, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện, giáo dục Văn Chấn đã không ngừng vươn lên về mọi mặt. Quá trình đó cũng để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu cho quá trình phát triển của giáo dục Văn Chấn ở giai đoạn tiếp theo.

3.2.1. Vận dụng sáng tạo, linh hoạt chủ trương đường lối của Đảng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương

Trước nhiệm vụ của thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, Đảng có những chủ trương nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Mỗi Đảng bộ địa phương phải có trách nhiệm quán triệt nghiêm túc, vận dụng sáng tạo, linh hoạt đường lối, chính sách của Đảng về giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Nhận thức được điều đó, Đảng bộ huyện Văn Chấn đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo các quan điểm của Đảng, lãnh đạo nhân dân trong huyện phát triển sự nghiêp giáo dục.

Quãng đường hơn 10 năm để giáo dục Văn Chấn phát triển tuy không dài, nhưng nó là cả một quá trình nghiên cứu, vận dụng, bổ sung quan điểm phát triển giáo dục của Đảng vào hoàn cảnh lịch sử địa phương. Đó là quá trình tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII, Nghị quyết II (khóa VIII); thực hiện Nghị quyết Đại hội lần IX, Nghị quyết Đại hội X các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, các chương trình hành động của Tỉnh ủy Yên Bái qua từng thời kì…Nhờ đó mà giáo dục Văn Chấn luôn đi đúng hướng dưới sự chỉ đạo của Đảng, của Đảng bộ tỉnh. Đây là bài học tiên quyết, quyết định thành công trong sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.

Đảng bộ huyện Văn Chấn không áp đặt, dập khuôn máy móc mà luôn có sự nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử địa phương, tham khảo đề xuất của phòng giáo dục để ban hành các văn bản, chỉ thị phù hợp hơn.

Với tinh thần: Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân. Do đó, các ngành, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm hơn nữa cho sự nghiệp này. Những định hướng và quan điểm phát triển giáo dục của Đảng quán triệt, thực

trận đoàn thể, ngành giáo dục nhằm tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các khối cơ quan, đoàn thể. Khi nghị quyết của Đảng được đưa ra, các hệ thống trên có liên hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đề ra. Văn Chấn là huyện miền núi, có đông đồng bào dân tộc sinh sống, trình độ trong huyện không đồng đều, chủ trương của Đảng khó được thực hiện. Vì vậy, Đảng bộ huyện đã chủ động phối hợp với các ban ngành trong chỉ đạo công tác giáo dục. Phối hợp với Ban tuyên giáo huyện ủy tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị cho giáo viên theo từng cụm, từng ngành học, cấp học; với trung tâm y tế huyện triển khai tốt chương trình chăm sóc sức khỏe cho học sinh, tại tuyến cơ sở các trường đã có chương trình phối hợp cụ thể trong việc tổ chức cho học sinh uống thuốc giun, tiêm phòng, khám sức khỏe định kỳ; phối hợp với chi cục thuế huyện tổ chức triển khai tốt Đề án tuyên truyền chính sách pháp luật thuế trong các trường vùng 1 và vùng 2... Đây là sáng tạo trong công tác tổ chức thực hiện của Đảng bộ huyện Văn Chấn.

Khi chủ trương của Đảng được ban hành, vai trò của cấp chính quyền từ Tỉnh đến xã là thể chế hóa các quan điểm, tạo cơ sở thống nhất về pháp lý. Mặt trận tổ quốc có vai trò tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, vị trí của công tác giáo dục. Hệ thống giáo dục phải phát huy cao độ mọi tiềm năng để thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra. Vai trò của các cấp ủy Đảng là nhân tố quyết định thành công của các Nghị quyết. Chính vì vậy, các cơ sở Đảng phải nắm rõ những chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên để vận dụng sao cho linh hoạt.

Đảng bộ huyện Văn Chấn luôn coi trọng công tác giáo dục. Tuy hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhưng huyện luôn ưu tiên, tập trung cho phát triển giáo dục. Bên cạnh đó, huyện chú trọng mở rộng quy mô, chất lượng giáo dục. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tiến hành thực hiện từng nhiệm vụ cho phù hợp với yêu cầu đặt ra. Giai đoạn 2001-2011, Đảng bộ huyện chú trọng đến nhiệm vụ hoàn thành phổ cập giáo dục. Giai đoạn 2006-2011, Đảng

bộ huyện chú trọng hai nhiệm vụ song song là tiếp tục hoàn thành phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.

Thực tế cho thấy, khi nào Đảng bộ huyện chỉ quán triệt đường lối của cấp trên, nhưng thiếu sự vận dụng sáng tạo thì khi đó việc chỉ đạo thực hiện sẽ xơ cứng, dập khuôn máy móc, không phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của địa phương. Nhưng ngược lại, khi đường lối của Đảng, Nghị quyết của Tỉnh ủy được đưa xuống cơ sở thông qua việc tiếp thu và vận dụng sáng tạo của Đảng bộ đề nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ. Phòng giáo dục tham mưu cho các cấp ủy Đảng là một minh chứng điển hình cho tinh thần chủ động, sáng tạo của Đảng bộ Văn Chấn trong quán triệt, cụ thể hóa đường lối của Đảng vào thực tiễn địa phương.

3.2.2. Chú trọng, quan tâm chính sách chế độ đối với đội ngũ quản lý giáo dục, giáo viên, đặc biệt ở vùng khó khăn giáo dục, giáo viên, đặc biệt ở vùng khó khăn

Để đảm bảo cho sự nghiệp giáo dục phát triển, đào tạo nên những người vừa hồng vừa chuyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo người làm công tác giáo dục thực sự yêu nghề, yêu người, hết lòng chăm sóc giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Trong công tác giáo dục, đội cán bộ quản lý và giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người dạy đóng vai trò trực tiếp truyền thụ kiến thức cho người học. Có thể nói, cán bộ quản lý và giáo viên có vai trò to lớn đem lại hiệu quả, chất lượng giáo dục. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đóng vai trò to lớn. Đảng bộ huyện luôn nhấn mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo là nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Yêu cầu đặt ra là xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng thời thời có chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình

Là một huyện miền núi, giáo viên công tác tại vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, phải quan tâm, có chính sách đãi ngộ cụ thể để khuyến khích giáo viên ở vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó là quá trình khen thưởng, động viên đối với giáo viên dạy giỏi. Đảng bộ huyện đã phối hợp với phòng giáo dục triển khai đầy đủ các văn bản của Đảng, nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng tới các đơn vị trường học cụ thể: Luật thi đua khen thưởng và Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30-09-2005 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều Luật thi đua, khen thưởng. Ngoài ra còn có công văn hướng dẫn thi đua khen thưởng của sở giáo dục… Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng. Hàng năm, phòng giáo dục đều có các văn bản chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng. Thông qua các hoạt động thi đua, các đơn vị trường đã cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học phù hợp với tình hình thực tế của trường mình, địa phương mình. Để công tác thi đua, khen thưởng có chiều sâu, tránh hình thức và trở thành động lực thúc đẩy, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Trong điều kiện khó khăn về kinh phí, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các đơn vị trường đẩy mạnh xã hội hóa công tác thi đua -khen thưởng. Các đơn vị trường chủ động phối hợp với hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học nhà trường tích cực tham gia công tác thi đua, khen thưởng và được các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ.

Đảng bộ huyện đã chỉ đạo cho phòng giáo dục làm tốt công tác rà soát, sắp xếp, lập kế hoạch luân chuyển, điều động từ trường thừa sang trường thiếu, từ vùng thuận lợi lên vùng khó khăn. Tích cực giải quyết dôi dư theo Nghị định của chính phủ. Trong những năm từ 2008-2011, đã giải quyết cho 230 đối tượng tinh giản biên chế (hưu trước tuổi 226 người, thôi việc 04 người). Đối tượng giải quyết tinh giản biên chế là những giáo viên, nhân viên dôi dư, thừa cơ cấu, sức khỏe yếu, chuyên môn yếu không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, qua đó đã góp phần làm cho đội ngũ nhà giáo được nâng cao

chất lượng rõ rệt.

3.2.3. Quan tâm tăng cường đầu tư ngân sách cho giáo dục

Cơ sở vật chất, trang thiết bị là phương tiện thực hiện quá trình giáo dục. Do vậy, trang thiết bị yếu kém sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giáo dục. Trong các biện pháp để phát triển giáo dục, Đảng bộ huyện Văn Chấn đặc biệt chú trọng biện pháp xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ dạy và học.

Điều kiện của huyện còn khó khăn. Đến năm 2011, toàn huyện mới có 90,2% phòng học bán kiên cố. Hiện vẫn còn 88 phòng học tạm; hầu hết các trường chỉ đủ các phòng học tập văn hóa, hệ thống phòng chức năng và phòng phục vụ học tập còn thiếu. Vì vậy, Đảng bộ huyện đã nhấn mạnh việc chỉ đạo mở rộng mạng lưới trường lớp, công tác chỉ đạo xóa phòng học tranh tre, tạm bợ. Giai đoạn sau, công tác xây cơ sở vật chất chú trọng xây dựng phòng học kiên cố, phòng học chuyên môn, thư viện…Đảng bộ huyện đã phối hợp với phòng giáo dục chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch đặt sách giáo khoa, thiết bị dạy học theo quy mô lớp, học sinh, giáo viên phù hợp với thực tế của từng trường. Trên cơ sở đó đề nghị sở giáo dục cấp phát đáp ứng yêu cầu dạy và học. Số lượng sách giáo khoa, sách giáo viên được ưu tiên cấp cho giáo viên và học sinh thuộc vùng đặc biệt khó khăn theo quy định. Các đơn vị trường thuộc vùng thuận lợi đã huy động cha mẹ học sinh đầu tư trang bị đủ để học sinh tham gia nghiên cứu, học tập theo đúng quy định.

Công tác tiếp nhận, nghiệm thu cũng như công tác quản lý, bảo quản sách cũng như thiết bị của các trường trong toàn huyện được thực hiện nghiêm túc góp phần phát huy tối đa vai trò của tài liệu, trang thiết bị đầu tư, đồng thời tăng thời gian sử dụng các trang thiết bị đó.

quản, sử dụng khá tiện lợi và hiệu quả. Công tác quản lý sách, thiết bị được cập nhập thường xuyên, nghiêm túc, thực hiện tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên qua việc sử dụng thiết bị dạy học. Đến năm 2011, toàn huyện có 26 trường có thư viện trường học và ngoài ra còn một số trường trong lộ trình chuẩn quốc gia cũng đang dần hoàn thiện tốt để hoàn thành thư viện chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số trường chưa có thư viện, kho để sách, thiết bị. Do vậy, công tác sử dụng, quản lý còn nhiều hạn chế.

Để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ “trồng người”, Đảng bộ huyện Văn Chấn chỉ đạo cho các đơn vị trường học quan tâm đến việc xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm, tích cực hưởng ứng cuộc thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Các trường đã đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, cải tạo nâng cấp, xây dựng khuôn viên và trồng nhiều cây xanh.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng, bài học đặt ra cho chúng ta là việc đầu tư phải đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu cơ bản, cần thiết, giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra, tránh lãng phí hoặc đầu tư không đúng mục đích. Đầu tư phải công bằng, tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu. Đồng thời tiến tới chuẩn hóa, hiện đại hóa phương tiện, đồ dùng dạy học cho các cấp học, bậc học.

3.2.4. Huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục

Trên cơ sở quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng trong cách mạng. Đảng bộ huyện Văn Chấn luôn quan tâm tới công tác giáo dục.

Xã hội hóa giáo dục nhằm mục tiêu tạo phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội, vận động các tầng lớp nhân dân, trước hết là những người trong độ tuổi học tập, làm cho xã hội trở thành một xã hội học tập. Triệt để khai thác và sử dụng các nguồn lực cho xã hội để phục vụ công tác phát triển giáo dục. Nguồn lực ở đây bao gồm nhân lực, vật lực, trí lực. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng ngân sách nhà nước cho giáo dục, Đảng bộ huyện yêu cầu huy động sự đóng góp của nhân dân dựa trên điều kiện cụ thể của địa phương.

Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội; vận động các tầng lớp nhân dân, trước hết là những người trong độ tuổi học tập, làm cho xã hội trở thành xã hội học tập.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng bộ huyện, giáo dục Văn Chấn đã huy động được sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể xã hội. Thực hiện xây dựng một xã hội học tập.

Đảng bộ huyện rất chú trọng đến công tác khuyến học, khuyến tài của địa phương. Đến năm 2011, 31/31 xã, thị trấn đã có tổ chức Hội, với 374 Chi hội, 39 Ban Khuyến học, 26.473 hội viên.

So với năm 2001-2002 tăng 18 tổ chức Hội, 8.473 hội viên.(Chi hội trường học tăng 70 Chi hội, 7.983 hội viên, Chi hội thôn bản tăng 490 hội viên). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả tập huấn công tác khuyến học: Được sự quan tâm chỉ đạo của Hội Khuyến học Tỉnh Yên Bái, trong 10 năm qua, Hội Khuyến học huyện Văn Chấn đã tổ chức được 4 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về vai trò của Hội, cách thức tổ chức, xây dựng kế hoạch hoạt động, quản lý và sử dụng quỹ khuyến học cho Ban chấp hành Hội Khuyến học các xã, thị trấn trong toàn huyện. Hội nghị đã triệu tập hàng trăm đại biểu, đại diện cho 31 xã, thị trấn, đại diện các đơn vị trường học về dự. Các đại biểu dự lớp tập huấn sẽ là giảng viên tiếp tục tập huấn cho cán bộ, hội viên tại cơ sở.

Để động viên khuyến khích kịp thời, Chi hội khuyến học các trường còn tổ chức trao thưởng cho những học sinh đạt thành tích xuất sắc, học sinh nghèo học giỏi. Đồng thời còn khuyến khích động viên cán bộ giáo viên tham gia Hội giảng các cấp, tạo ra không khí thi đua "Dạy tốt - Học tốt" trong các nhà trường. Từ hoạt động của các thày cô giáo đã thu hút được sự tham gia nhiệt tình của người thân như "Hội dâu rể" "Hội đồng học" "Hội đồng hư- ơng" tất cả đều hướng vào mục tiêu khuyến học, khuyến tài.

nghiệp giáo dục huyện Văn Chấn có quy mô mạng lưới trường lớp phát triển khá toàn diện, các xã đã hoàn chỉnh từ cấp học Mầm non đến THCS.

Hoạt động khuyến học ở thôn, bản đã thường xuyên được các cấp Hội quan tâm chỉ đạo. Đảng bộ, chính quyền các xã, thị trấn đã thường xuyên tạo điều kiện, giúp đỡ. Trong quá trình hoạt động các Chi hội Khuyến học thôn

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện văn chấn tỉnh yên bái lãnh đạo sự nghiệp giáo dục tu nam 2001 den nam 2011 (Trang 82)