8. Bố cục của luận văn
2.2. Đảng bộ huyện Văn Chấn tiếp tục lãnh đạođổi mới sự nghiệp giáo dục
giáo dục
2.2.1 Chủ trương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW của Bộ chính trị và Chỉ thị số 26- CT/TU của Tỉnh ủy về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, từ 6 đến 8-11-2005, Đảng bộ huyện Văn Chấn tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2005-2010. Trên cơ sở thực tế của địa phương, Đại hội đã đề ra phương hướng chung: “Phát huy truyền thống đoàn kết, tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế huyện toàn diện, tốc độ tăng trưởng cao, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất để nâng cao khối lượng và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Đẩy mạnh xã hội hóa sâu rộng, thực hiện tiến bộ và công bằng trong lĩnh vực văn hóa - xã hội. Phát triển kinh tế gắn với xây dựng quốc phòng vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Xây dựng Đảng và hệ thỗng chính trị vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới. Phấn đấu đến năm 2010, cơ bản đưa Văn Chấn thoát khỏi huyện nghèo, đời sống nhân dân được cải thiện một bước quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn 2010-2020”.[2, tr.306-307]
Giáo dục Văn Chấn trong giai đoạn này tiếp tục thực hiện theo “Chương trình hành động thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 - khóa IX về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 2 - khóa VIII, phương hướng nhiệm vụ giáo dục đến năm 2010”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009-2015.
Nhiệm vụ trọng tâm được Đảng bộ huyện xác định trong thời gian này là:
Thứ nhất, củng cố và ổn định mạng lưới trường, lớp học hợp lý, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trong giai đoạn này, yêu cầu giáo dục toàn huyện quy hoạch mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục. Hoàn thành việc rà soát sắp xếp lại quy mô mạng lưới trường, lớp theo hướng hợp lý, ổn định, đảm bảo trường ra trường, lớp ra lớp nhằm đáp ứng yêu cầu, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; sắp xếp hợp lý trường lớp học; sáp nhập những đơn vị nhà trường có số lớp, số học sinh quá ít; giảm một số điểm lẻ, số lớp ghép ở các trường tiểu học ở vùng cao để nâng cao chất lượng; mở rộng quy mô trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS của huyện, phấn đấu đến năm 2011, nâng tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số được đi học tại trường nội trú đạt trên 5% tổng số học sinh thiểu số toàn huyện.
Thứ hai, tập trung ưu tiên xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục.
Triển khai, quán triệt thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học.
Toàn huyện phấn đấu đến năm 2011 cơ bản giải quyết đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trường học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, ưu tiên cho các trường chuẩn Quốc gia; từng bước nâng cao chất lượng, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ khảo sát đánh giá, sàng lọc; kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển cán bộ giáo viên cho phù hợp với chuyên môn đào tạo, có năng lực thực tiễn; ưu tiên cán bộ quản lý, giáo viên có năng
lực cho vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của huyện để nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của huyện để nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao. Từng bước phấn đấu để đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ học vấn cao và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, làm chủ khoa học - công nghệ. Đối với giáo dục mầm non: đến hết năm 2010-2011 bố trí đủ biên chế giáo viên ở các xã đặc biệt khó khăn, các điểm trường tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn của các xã vùng II trên địa bàn huyện.
Về phân cấp quản lý, đến năm học 2009-2010 cơ bản hoàn thành phân cấp quản lý đến các đơn vị trường học; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường học, cơ sở giáo dục về tài chính, biên chế và chất lượng hiệu quả giáo dục.
Thực hiện đúng, đủ, kịp thời mọi chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên; bảo đảm các điều kiện cho hoạt động giảng dạy và có đủ nhà công vụ cho giáo viên công tác ở vùng khó khăn.
Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý, bồi dưỡng đạt chuẩn chức danh về chính trị, quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, tin học, ngoại ngữ. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý nhà trường theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Tích cực triển khai tốt chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo và công tác đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo tiêu chuẩn nghề nghiệp từ mầm non trở đi; thực hiện quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phòng giáo dục, nhằm tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý.
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện phân cấp triệt để nhằm phát huy cao độ vai trò tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Thực hiện tốt công tác phân khai tài chính hàng năm được tiến hành từ các cơ sở trường học. Phòng giáo dục chủ trì cùng phòng Tài chính tổng hợp
Đổi mới công tác quản lý chất lượng giáo dục một cách đồng bộ; nhanh chóng tiếp cận các phương thức quản lý hiện đại; không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, khai thác sử dụng các phần mềm trong giảng dạy, quản lý học sinh, quản lý giáo viên một cách thiết thực hiệu quả.
Thực hiện tốt cơ chế dân chủ trong nhà trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các trường học. Xở lý nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của nhà nước về quản lý nhân sự, về việc thực hiện chế độ chính sách đối với người dạy, người học; làm tốt công tác giả quyết đơn thư khiếu nại... của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh theo phân cấp.
Tăng cường công tác xây dựng và phát triển Đảng viên trong trường học, không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, đoàn thể trong các tổ chức giáo dục. Phấn đấu đến năm 2011, nâng tỷ lệ Đảng viên toàn ngành lên trên 40%.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục; đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng, tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục.
Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giáo dục, tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục toàn diện, tăng hiệu quả giáo dục. Triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong toàn ngành.
Tăng cường chỉ đạo áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, coi trọng hướng dẫn học sinh tự học và tăng cường sử dụng thiết bị giáo dục, đảm bảo yêu cầu thực hành, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng, quy định trong chương trình. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và
học ở tất cả các ngành học, cấp học. Từng bước đưa tin học, ngoại ngữ vào trường học theo hình thức môn học tự chọn.
Tăng cường công tác kiểm định chất lượng trong các trường phổ thông; xây dựng ngân hàng đề dùng chung để phục vụ cho công tác kiểm định, đánh giá chất lượng ở các trường phổ thông.
Khảo sát và xây dựng nhu cầu nguồn lực cho giai đoạn tiếp theo.
Thứ tư, tăng cường đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất trường, lớp học theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa và chuẩn hóa.
Thực hiện đúng tiến độ và có hiệu quả Đề án Kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2011, các công trình xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu và các Dự án; ưu tiên cho đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng phòng học bộ môn, thư viện đạt chuẩn. Hoàn thiện quy hoạch mặt bằng tổng thể cho các trường học trên địa bàn huyện theo Điều lệ trường học.
Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở bán trú dân nuôi tại các xã đặc biệt khó khăn, nhằm đảm bảo các điều kiện tối thiểu cho học sinh yên tâm học tập tốt. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia nhằm đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Chỉ đạo thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá của cấp ủy, chính quyền và cns bộ quản lý giáo dục đối với công tác xây dựng cơ bản, công tác quản lý, bảo quản và sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học; hàng năm có đánh giá vai trò của hiệu trưởng trong việc tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học, đánh giá việc bảo quản và hiệu quả sử dụng trang thiết bị dạy học trong nhà trường.
Thứ năm, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS
Xây dựng, nâng cao chất lượng, mức độ các trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2006-2010, tạo cơ sở để giai đoạn sau xây dựng ít nhất một trường đạt chuẩ quốc gia mức độ 2.
Xây dựng các giải pháp duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, đặc biệt là ở các xã vùng cao, vùng khó khăn. Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của Ban chỉ đạo các cấp; phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền; cụ thể hóa sự phối hợp của ngành giáo dục với các ban ngành, tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương. Tăng cương kinh phí đầu tư cho công tác phổ cập giáo dục, đặc biệt là vùng cao và các xã vùng đặc biệt khó khăn. Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, duy trì nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục; thực hiện theo phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh Yên Bái và Nghị quyết lần thứ XVIII của Đảng bộ Văn Chấn.
Thực hiện theo Nghị quyết số 24/2006/NQ-HĐND ngày 15-12-2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động giáo dục; tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2010-2015.
Củng cố, kiện toàn và phát huy vai trò của Hội đồng giáo dục các cấp. Chỉ đạo đại hội giáo dục cấp xã (thị trấn) hoàn thành trong quý I năm 2010 và tổ chức tốt đại hội giáo dục cấp huyện trước 30-5-2010. Phát huy vai trò của Hội khuyến học các cấp, đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, huy động mọi nguồn lực cho phát triển giáo dục.
Chỉ đạo các xã, thị trấn thí điểm xây dựng phong trào “5 không”: Không có học sinh bỏ học, không có học sinh mắc các tệ nạn xã hội; không có người mù chữ, mù nghề; không có trẻ đến tuổi mẫu giáo ở nhà; không có trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các địa phương, ban hành cơ chế chính sách xã hội hóa trong giáo dục, chính sách khuyến khích đầu tư vào giáo dục, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế tích cực tham gia các hoạt động giáo dục và đào tạo.
Như vậy, trên cơ sở quán triệt chủ trương của Đảng, của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện Văn Chấn đã vận dụng linh hoạt sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, từng bước đưa giáo dục của huyện phát triển đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.
2.2.2 Quá trình tổ chức thực hiện
Trên thực tế từ năm 2006-2011, giáo dục Văn Chấn có nhiều thay đổi lớn. Dưới sự chỉ đạo, quan tâm sát sao Tỉnh ủy, Huyện ủy, UBND huyện, giáo dục Văn Chấn đã tiếp tục phát huy thành quả đạt được từ những năm trước, đồng thời từng bước khắc phục những hạn chế, yếu kém để tạo nên bước chuyển mới trong thời kỳ mới.
Trên cơ sở bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ từ giai đoạn trước. Phòng giáo dục đã tham mưu cho Đảng bộ huyện, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác vận động, tuyên truyền cho nhân dân nâng cao nhận thức về vai trò giáo dục.
Phòng giáo dục chủ động tham mưu để huyện đưa ra chỉ tiêu, kế hoạch phát triển giáo dục vào chương trình công tác của các cấp, các ngành, các xã, thị trấn, các Phòng, Ban ngành, Đoàn thể của huyện...Phồi hợp chặt chẽ với Phòng giáo dục triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Về công tác phổ cập giáo dục
Dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương là yếu tố quyết định đối với thành công của công tác PCGD. Đảng bộ và chính quyền các cấp đã có sự phân công cụ thể, đã tạo điều kiện cho các ban, ngành, đoàn thể phối hợp triển khai hiệu quả công tác PCGD.
Kết quả đạt được như sau:
Bảng 3: Kết quả các tiêu chí PCGD THĐĐT từ năm 2006 đến 2010
TT Năm Tổng số xã(thị trấn) Số xã (thị trấn) được công nhận PCGDTHĐĐT Tỷ lệ Huyện được công nhận 1. 2006 31 24 77,42% 2.. 2007 31 26 83,87% 3. 2008 31 28 90,32 % ĐĐT 4. 2009 31 31 100% ĐĐT 5. 9/201 0 31 31 100% ĐĐT MĐ1
(Nguồn:Báo cáo tóm tắt 10 năm PCGDTH ĐĐT- PCGDTHCS)
Tuy điều kiện kinh tế - xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, nhưng sự nghiệp giáo dục luôn được huyện quan tâm. Công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi được huyện hoàn thành trước một năm so với mục tiêu đề ra. Năm 2009 huyện hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu đúng độ tuổi. Năm 2010, 31/31 xã của huyện được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1. Kết quả trên là sự nỗ lực của ngành giáo dục huyện nói riêng và huyện Văn Chấn nói chung.
Bảng 4: Kết quả các tiêu chí PCGD THCS từ năm 2006 đến 2010 TT Năm Tổng số xã(thị trấn) Số xã (thị trấn) được công nhận PCGD THCS Tỷ lệ Huyện được CN 1. 2006 31 28 90,32% Đạt 2. 2007 31 28 90,32% Đạt 3. 2008 31 28 90,32% Đạt