8. Đóng góp của đề tài
3.2. Biện pháp tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T đáp ứng chương trình GDMN
2009
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng biện pháp và kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp được đề xuất, người nghiên cứu mạnh dạn đưa ra 4 nhóm các biện pháp nhằm khắc phục khó khăn trong việc tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T đáp ứng chương trình GDMN hiện hành, cụ thể như sau:
Nhóm 1: Nhóm các biện pháp tổ chức hướng dẫn HĐTH cho trẻ MG5-6T nhằm cung cấp kiến thức – kỹ năng tạo hình, khơi gợi ở trẻ những cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ đối với các sự vật – hiện tượng, tạo cơ hội cho trẻ tích cực hoạt động từ đó tạo ra sản phẩm tạo hình độc đáo, sáng tạo theo nét riêng của mỗi trẻ MG5-6T. Nhóm các biện pháp “hướng dẫn” gồm 4 biện pháp sau:
- Tổ chức cho trẻ quan sát đối tượng tạo hình ở các hoàn cảnh, góc độ khác nhau và tạo hình các đối tượng đó với các vật liệu, kỹ năng thực hiện khác nhau.
- Giáo viên chỉ làm mẫu phần kỹ năng mới hoặc khó, trẻ được thực hiện kỹ năng đã biết cùng cô.
- Cho trẻ tự do thể hiện và sáng tạo các đối tượng trong HĐTH hoặc những sản phẩm cần thiết trong đời sống của trẻ.
68
Khi tổ chức HĐTH cần cho trẻ quan sát đối tượng tạo hình ở những góc độ, hoàn cảnh khác nhau để trẻ cảm nhận được sự đa dạng của sự vật – hiện tượng. Các sự vật ở các vị trí khác nhau sẽ có sự miêu tả hình dáng, bộ phận thể hiện khác so với nhìn trực diện, cũng như cùng hiện tượng được thể hiện trong các hoàn cảnh khác nhau sẽ có nét đặc trưng, phù hợp với từng hoàn cảnh. GVMN cần cho trẻ thời gian suy ngẫm, cho trẻ trình bày những cảm nghĩ, so sánh điểm giống và khác về hình dáng, màu sắc, bố cục,... giữa các đối tượng hoặc trong cùng một đối tượng nhưng thể hiện không như nhau ở các góc nhìn khác nhau, nhận xét về mối liên hệ trong cách thể hiện hoặc sự hiện diện của các đối tượng. Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi đàm thoại hỗ trợ định hướng quá trình tư duy của trẻ để có sự nhận định và ghi nhớ biểu tượng của đối tượng tốt hơn, đặc sắc hơn. Từ đó, trẻ có thể lựa chọn đối tượng tạo hình, cách thể hiện đối tượng phù hợp với khả năng của trẻ.
Đối với trẻ MG5-6T, những kỹ năng cơ bản: vẽ, nặn, xé – cắt – dán đều được luyện tập ở các độ tuổi dưới nên khi tham gia HĐTH một mặt trẻ có thể vận dụng chúng để thể hiện những nội dung đơn giản, mặt khác trẻ vẫn tiếp tục học hỏi những kỹ năng phức tạp hơn để sản phẩm tạo hình trở nên sinh động. Vì vậy, đối với những thể loại tạo hình theo mẫu, GVMN không cần thực hiện hết tất cả thao tác để thể hiện trọn vẹn đối tượng. Nhiệm vụ của GVMN là khai thác mỗi đối tượng tạo hình những kỹ năng trẻ biết để tạo cơ hội cho trẻ được phối hợp thực hiện với cô và giáo viên chỉ làm mẫu phần kỹ năng mới hoặc kỹ năng khó để trẻ có thời gian quan sát kỹ năng nhiều hơn, tỷ mỉ hơn. Ngoài ra, đối với thể loại tạo hình theo đề tài cho sẵn hoặc đề tại tự chọn, giáo viên cần giới hạn sản phẩm gợi ý, cụ thể nếu sản phẩm gợi ý là tranh, hình ảnh, thiệp thì khoảng 2 – 3 khổ giấy A3; nếu là mô hình thì 1 – 2 sản phẩm; riêng đối với sản phẩm nặn; dây đan, tết bện hoặc sản phẩm gấp, xếp hình từ giấy thì số lượng tính trên số trẻ, 3 – 4 trẻ/sản phẩm. Trong quá trình quan sát sản phẩm gợi ý, đầu tiên giáo viên dành cho trẻ thời gian để chiêm ngưỡng tác phẩm, sau đó định hướng cho trẻ khai thác những nét nổi trội trong cách thể hiện của từng sản phẩm qua hình dáng, đường nét, màu sắc, bố cục và sự liên kết giữa các đối tượng tạo nên nội dung đề tài. Cuối cùng, giáo viên khuyến khích trẻ nêu ý tưởng về đề tài muốn thể hiện; lựa chọn các đối tượng phù hợp với đề tài của mình. Bằng sự lĩnh hội cái đẹp khi quan sát sản phẩm gợi ý cùng với nhận định những nét nổi bật trong cách thể hiện sẽ làm cơ sở cho trẻ có thể chọn lựa đề tài, đối tượng cũng như cách thể hiện đặc sắc, sáng tạo theo kỹ năng và vốn sống của trẻ.
69
Mục đích khi tham gia HĐTH của trẻ MG5-6T càng ý nghĩa hơn khi sản phẩm tạo hình của trẻ được sử dụng kết hợp với các hoạt động khác như: trẻ có thể vẽ tranh theo nội dung truyện hoặc kể chuyện sáng tạo theo tranh vẽ; có thể làm đạo cụ, trang trí trang phục cho các nhân vật truyện kể; làm nhạc cụ và phụ kiện cho hoạt động âm nhạc; làm mô hình trong khám phá khoa học; trang trí bảng tên; làm kệ học tập thì thùng giấy;... Vì vậy, giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ thể hiện sự liên kết khi tham gia các hoạt động, đặc biệt là khai thác lợi ích của HĐTH trong việc hỗ trợ các hoạt động khác. Điều này tạo cơ hội trẻ được tự do thể hiện và sáng tạo khi tạo ra sản phẩm tạo hình và những sản phẩm tạo hình cần thiết trong hoạt động và đời sống của trẻ.
Nhóm 2: Nhóm các biện pháp thực hiện các hình thức tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T nhằm tạo cho trẻ những cảm giác mới lạ, hứng thú khi tham gia HĐTH ở các hình thức khác nhau và quan trọng là trẻ được thể hiện sự tự do trong cách thể hiện sản phẩm tương ứng với hình thức hoạt động. Nhóm này gồm 3 biện pháp sau:
- Cho trẻ được tự do lựa chọn nội dung và vật liệu tạo hình tại góc tạo hình. - Tạo điều kiện cho trẻ cùng cô chuẩn bị các lễ hội tại trường, lớp.
- Nhà trường và gia đình tạo điều kiện cho trẻ tham quan và tham gia các hoạt động nghệ thuật dành cho thiếu nhi.
Tại góc tạo hình nơi mà ý tưởng của trẻ không bị ảnh hưởng bởi sản phẩm mẫu, sản phẩm gợi ý của giáo viên thì điều làm trẻ có thể thể hiện một cách độc lập đó là việc giáo viên cho trẻ được tự do lựa chọn nội dung và vật liệu tạo hình. Khi trẻ đã có ý tưởng hoặc nội dung tạo hình, trẻ muốn biến chúng thành hiện thực qua sản phẩm tạo hình nên trẻ cần chọn phương thức thể hiện như thế nào cho trọn vẹn ý tưởng, cho phù hợp với nội dung của mình. Khi trẻ được quyền quyết định chọn vật liệu tạo hình thì phương thức thể hiện của trẻ càng phong phú. Mặt khác, khi trẻ nhận được quyền tự do lựa chọn đồ dùng trẻ cần tuân thủ nguyên tắc sử dụng: an toàn, tiết kiệm và đặc biệt là kỹ năng lấy và cất đồ dùng trước và sau khi sử dụng theo đúng vị trí. Hình thức tổ chức hoạt động tại góc tạo hình không chỉ giúp cho trẻ được tự do thể hiện khả năng theo nhu cầu mà còn là nơi có thể rèn luyện nề nếp trong cách sử dụng đồ dùng cho trẻ.
Trường mầm non vào những dịp lễ hội trong năm hoặc các sự kiện trong tháng đều là thời điểm cho trẻ MG5-6T có được sân chơi tạo hình mang tính nghệ thuật và tăng cường khả năng cảm nhận cái đẹp trong cách thể hiện những nét đặc trưng của từng lễ hội hoặc sự kiện. Vì vậy, GVMN cần giao cho trẻ những nhiệm vụ tạo hình vừa sức với trẻ hoặc nhóm trẻ tại lớp hoặc nhiệm vụ của trường. Khi trẻ nhận thấy vai trò và trách nhiệm của mình, trẻ
70
càng thể hiện tâm huyết vào từng sản phẩm tạo hình phục vụ cho lễ hội, sự kiện. Qua đó, GVMN có thể giảm tải một phần sức lực khi chia sẻ công việc cho trẻ. Trẻ có thể khẳng định mình với bạn bè, thầy cô và gia đình bằng những sản phẩm tạo hình được dùng để trưng bày, trang trí trong ngày lễ hội hoặc mừng sự kiện. Điều thật sự có thể tạo động cơ khi trẻ tham gia chuẩn bị lễ hội cùng cô đó là trẻ được thể hiện vai trò người lớn của mình.
Nhằm mở rộng thị hiếu thẩm mỹ cho trẻ, GVMN chỉ có thể cho trẻ làm quen với các loại hình nghệ thuật tạo hình theo nội dung chương trình GDMN như: tác phẩm tranh thiếu nhi; gốm; sứ. Vì vậy cần có sự hỗ trợ từ gia đình để trẻ có cơ hội tiếp xúc các loại hình tạo hình trong đời sống như: tranh thêu, tò he, nghệ thuật gấp giấy;... Mặt khác, nhà trường và gia đình cũng cần có sự phối hợp tổ chức cho trẻ tham quan các làng nghề nghệ thuật tạo hình truyền thống tại địa phương. Tổ chức các cuộc thi nghệ thuật tạo hình cho trẻ tham gia hoặc các buổi triễn lãm tác phẩm tạo hình dành cho thiếu nhi phù hợp với khả năng cảm thụ của trẻ.
Nhóm 3: nhóm các biện pháp khai thác nguồn vật liệu trong HĐTH cho trẻ MG5-6T tạo điều kiện cho trẻ nhiều cơ hội chọn lựa phương thức thể hiện cho đối tượng tạo hình. Nhóm các biện pháp cụ thể như sau:
- Sử dụng các nguyên vật liệu tái sử dụng, gần gũi với trẻ làm nguyên vât liệu để trang trí, làm đồ chơi,...
- Khuyến khích phụ huynh hỗ trợ, đóng góp các nguyên vật liệu trong ngành nghề của gia đình để làm nguyên vật liệu tạo hình cho trẻ.
- Khai thác tốt các điều kiện tự nhiên sẵn có trong khuôn viên trường tạo môi trường tạo môi trường tạo hình cho trẻ.
Trẻ tham gia hoạt động tạo hình cũng như một người làm nghệ thuật, có ý tưởng, có mẫu thiết kế nhưng nếu không có nguyên vật liệu thì những ý tưởng ấy vẫn chưa thể coi là trọn vẹn, thậm chí còn khô khan để người khác cảm nhận. Vì vậy, tính sinh động được thể hiện khi trẻ có trong tay nhiều công cụ làm ra chúng. Việc sử dụng các nguyên vật liệu không đơn thuần dừng lại ở việc sử dụng giấy, bút màu, đất nặn,... những vật liệu đơn giản khi học những kỹ năng tạo hình cơ bản. Trẻ cần có sự phá cách trong sự thể hiện, do đó nguồn vật liệu của trẻ càng phải đa dạng. Xã hội ngày càng phát triển, người ra luôn trong nhu cầu làm ra những sản phẩm với mẫu mã, hình dáng bắt mắt, thuận tiện cho người sử dụng và đó chính là nguồn vật liệu vô giá để trẻ có thể tái sử dụng theo nhu cầu thể hiện của trẻ. Từ những hộp sữa, chai, lọ, ni-lon, đĩa CD... đã hết sử dụng đều là những vật có giá trị
71
để tạo ra những sản phẩm tạo hình như làm bướm từ ni-lon, xe từ hộp sữa,... Vật liệu càng phong phú càng yêu cầu trẻ tìm hiểu những cách thao tác và tưởng tượng để biến chúng thành những đối tượng khác, từ đây trí tưởng tượng trẻ một lần nữa được nhấc bổng.
Nhận thấy vai trò của nguyên vật liệu đối với HĐTH của trẻ, GVMN cần tìm những nhà đầu tư nguồn nguyên vật liệu đáng tin cậy, dài lâu và nhiệt tình. Điều kiện này chỉ có phụ huynh, gia đình trẻ có thể thỏa mãn. Vì vậy, GVMN cần tuyên truyền, khuyến khích gia đình trẻ hỗ trợ, đóng góp từ nguồn vật liệu, đồ dùng đã sử dụng tại nhà, cơ quan hoặc nguyên vật liệu trong ngành nghề của gia đình để làm nguyên vật liệu tạo hình cho trẻ. Ngoài ra, tại trường mầm non, GVMN cũng cần tích cực khai thác nguồn vật liệu tự nhiên sẵn có trong khuôn viên trường như sỏi, cát, hoa – lá cây rơi trên sân, các nhánh cây nhỏ,... khơi gợi ý tưởng cho trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên cần chọn khu vực trong khuôn viên trường tạo môi trường tạo hình cho trẻ tích cực hoạt động.
Nhóm 4: nhóm các biện pháp xây dựng môi trường HĐTH cho trẻ MG5-6T nhằm tạo cho trẻ tâm thế thoải mái giao tiếp, trao đổi ý tưởng với bạn bè, an toàn và thuận tiện cho trẻ MG5-6T dễ dàng sử dụng đồ dùng, dụng cụ tạo hình. Nhóm gồm các biện pháp sau:
- Dụng cụ, nguyên vật liệu tạo hình được đặt vừa tầm mắt. tầm tay của trẻ và được bố trí gọn gàng, thuận tiện cho trẻ sử dụng và cất dọn.
- Thường xuyên bổ sung các nguyên vật liệu mới vào góc tạo hình cho trẻ khám phá. - Xây dựng môi trường tạo hình phong phú về nội dung.
Việc giáo viên cho trẻ được tự do lựa chọn nội dung và dụng cụ, vật liệu tạo hình là cách giáo viên bố trí, sắp xếp dụng cụ, vật liệu tạo hình theo nhóm và đặt vừa tầm mắt, tầm tay của trẻ MG5-6T, tạo sự thuận tiện sử dụng và dễ dàng cất dọn, vệ sinh chúng. Bên cạnh đó, nhờ vào sự hỗ trợ nguồn nguyên vật liệu từ gia đình trẻ, GVMN nên thường xuyên bổ sung nguyên vật liệu mới vào góc tạo hình để trẻ có cơ hội khám phá, khai thác và sử dụng chúng theo nhu cầu và ý tưởng của trẻ. Ngoài ra, giáo viên cần khơi gợi ý tưởng trẻ thể hiện bằng nhiều phương thức và nội dung tạo hình khác nhau, khuyến khích trẻ không chỉ dừng lại ở việc tạo ra sản phẩm trưng bày mà mở rộng ý tưởng cho sản phẩm tạo hình sử dụng trong hoạt động học và chơi của trẻ.
Bên cạnh đó, GVMN cần tạo môi trường, không gian mở cho trẻ tạo hình ở cả trong và ngoài lớp. Trong lớp, giáo viên có thể bố trí 1 khoảng không gian trên tường và dán giấy A0 để trẻ có thể tự do thể hiện ý tưởng bằng những nét vẽ về đối tượng trẻ ấn tượng trong ngày, bằng dán giấy, bằng sơ đồ về một chu kỳ hay qui trình của 1 đối tượng nào đó,... Tại
72
góc tạo hình, giáo viên nên sắp xếp bàn chụm thành nhóm, để trẻ có thể vừa thực hiện vừa trao đổi với bạn mình; góc được bố trí cạnh cửa sổ hoặc nơi có đủ ánh sáng; được đặt kế các góc yên tĩnh như góc thư viện, góc thư giãn, góc làm quen chữ cái – con số và đảm bảo gần nguồn nước để trẻ thuận tiện làm vệ sinh sau hoạt động. Ở sân trường, giáo viên có thể bố trí một mảng tường và trẻ có thể vẽ lên những gì mình quan sát, mình thích trong ngày; thiết kế cho trẻ một khu vực ngồi quan sát khuôn viên sân trường và ở đó có một số dụng cụ tạo hình để trẻ có thể thực hiện.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đề xuất các biện pháp tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T đáp ứng chương trình GDMN 2009 và kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T đáp ứng chương trình GDMN 2009, nghiên cứu đã đề xuất được 4 nhóm biện pháp tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T đáp ứng chương trình GDMN 2009. Kết quả khảo sát tính khả thi của 4 nhóm biện pháp này, đề tài đã chọn được 13/20 tiêu chí được đề xuất thông qua kết quả đánh giá của CBQL, GVSP và GVMN, cụ thể:
- Nhóm các biện pháp tổ chức hướng dẫn HĐTH cho trẻ MG5-6T nhằm cung cấp kiến thức – kỹ năng tạo hình, khơi gợi ở trẻ những cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ đối với các sự vật – hiện tượng, tạo cơ hội cho trẻ tích cực hoạt động.
- Nhóm các biện pháp thực hiện hình thức tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T. - Nhóm các biện pháp khai thác nguồn vật liệu trong HĐTH cho trẻ MG5-6T. - Nhóm các biện pháp xây dựng môi trường HĐTH cho trẻ MG5-6T.
73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận chung của đề tài
Qua nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng và khảo sát tính khả thi một số biện pháp tổ