8. Đóng góp của đề tài
1.2.3. Biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ MG5-6T đáp ứng chương trình
trình GDMN 2009
Biện pháp là một khái niệm thông dụng trong khoa học giáo dục. Theo từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng: “ Biện pháp là cách làm, cách hành động để đi đến một mục đích nhất định”. Trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê đã đưa ra định nghĩa: Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể [56]. Vậy có thể hiểu: Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể nhằm đi đến một mục đích nhất định. Đặc điểm riêng của biện pháp là nhấn mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể, nghĩa là biện pháp phải xuất phát từ các giải pháp và sử dụng các phương pháp cụ thể.
Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non là việc giáo viên lên kế hoạch, tạo môi trường và sử dụng phương pháp hướng dẫn nhằm tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với các nguyên vật liệu tạo hình tạo ra sản phẩm, hướng đến mục đích giáo dục thẩm mỹ cho trẻ và rèn luyện, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Nói cách khác, tổ chức HĐTH là quá trình giáo viên chuẩn bị môi trường trong khoảng không gian – thời gian, hướng trẻ tham gia hoạt động nghệ thuật nhằm phát triển nhân cách cho trẻ.
26
Dựa vào những lý luận nêu trên, có thể đưa ra khái niệm biện pháp tổ chức HĐTH cho trẻ MG 5-6T tuổi đáp ứng chương trình GDMN như sau: Biện pháp tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T đáp ứng chương trình GDMN là cách GV lựa chọn nội dung và xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTH, sử dụng phương pháp giáo dục phù hợp với hình thức tổ chức và thiết kế môi trường tạo hình nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của chương trình GDMN 2009, cụ thể như sau:
- Về mục tiêu giáo dục thẩm mỹ theo chương trình GDMN 2009: trẻ có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống, tác phẩm nghệ thuật và thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.Thể hiện sự yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.
- Về nội dung tạo hình: vẽ, nặn, cắt – xé dán, gấp giấy, làm đồ chơi. - Về hoạt động tạo hình:
Sơ đồ các hoạt động theo nội dung tạo hình đáp ứng chương trình GDMN [9,tr19] Dựa vào các nội dung trên, GVMN xây dựng mạng hoạt động phù hợp với khả năng của trẻ ở từng độ tuổi, phù hợp chủ đề và điều kiện các nguyên vật liệu tạo hình, nguyên vật liệu thiên nhiên, ... tại cơ sở mầm non và địa phương. [9,tr19]
− Các hình thức tổ chức HĐTH:
Tổ chức HĐTH trên hoạt động học: căn cứ vào khả năng tạo hình của trẻ, điều kiện của trường, nội dung kỹ năng theo chương trình để dạy trẻ các thể loại tạo hình theo mẫu, theo đề tài và theo ý thích. Ngoài ra, HĐTH còn có thể tích hợp với các nội dung giáo dục
CÁC HOẠT ĐỘNG Quan sát vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng Vẽ bằng các vật
liệu khác nhau Nặn bằng các vật liệu khác Làm đồ dùng, đồ chơi Làm tranh bằng các chất liệu Đan, tết, bệp bằng các loại dây Cắt, xé, dán, gập giấy Tô màu – in,
thổi màu Làm mô hình
Xem băng hình và các
27
khác như: kể chuyện, trò chơi,...một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và gây được hứng thú nơi trẻ. Mặt khác, nội dung tích hợp phải có mối liên hệ tới nội dung tạo hình nhằm phát huy được tính liên tưởng và logic ở trẻ.
Tổ chức HĐTH mọi lúc mọi nơi:
Trong hoạt động lễ hội, khuyến khích trẻ tham gia làm nhóm hoặc cùng Cô tạo ra các sản phẩm trang trí lớp với nội dung tạo hình liên quan đến ngày lễ, hội.
Ở khu vực tạo hình: trẻ được thực hiện nội dung tạo hình, cách thức và sử dụng nguyên vật liệu theo ý thích.
Ở sân trường: trẻ được mang dụng cụ tạo hình ra sân và quan sát các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống gần gũi. GVMN khuyến khích trẻ tạo hình trên đất, cát, nền gạch, xếp hình bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên: sỏi, hạt, lá,... và làm đồ chơi.
− Các phương pháp giáo dục:
Phương pháp quan sát: Việc tổ chức cho trẻ quan sát các hiện tượng, khung cảnh thiên nhiên, các sự kiện, cảnh sinh hoạt trong xã hội, GDMN cần lựa chọn đối tượng phù hợp với khả năng nhận thức thẩm mỹ và khả năng tạo hình của trẻ. Bên cạnh đó, GVMN cần lựa chọn thời điểm, góc độ quan sát cho trẻ thấy rõ mọi chi tiết đặc trưng nhất của đối tượng và ở các góc độ khác nhau, định hướng trẻ quan sát bao quát toàn bộ diện mạo của đối tượng, cho trẻ tích cực so sánh, đối chiếu, tìm mối quan hệ giữa các đặc điểm, tính chất của đối tượng với các chuẩn cảm giác mà trẻ đã biết. GVMN sử dụng câu hỏi định hướng sự chú ý của trẻ vào đường nét cơ bản của đối tượng, những đặc điểm cần thiết cho quá trình tái hiện lại đối tượng của trẻ sau này. Ngoài ra, GVMN khi cần làm mẫu cho trẻ quan sát chỉ cần chỉ dẫn khi trẻ lần đầu tiên làm quen với kỹ năng tạo hình mới, khó hoặc trẻ chưa nắm vững cách thực hiện kỹ năng tạo hình. Đối với trẻ MG5-6T có thể cho trẻ tham gia vào hướng dẫn kỹ năng cho lớp xem.
Phương pháp dùng lời, bao gồm: chỉ dẫn, lời kể, giải thích, trò chuyện, đàm thoại và cả thủ pháp ngôn ngữ kích thích xúc cảm cho trẻ như bài hát, câu đố, câu chuyện,... GVMN sử dụng phương pháp này trong quá trình miêu tả hoặc xác định lại trình tự hành động, gợi lại cho trẻ nhớ về đối tượng hoặc khơi gợi trẻ nói lên ý tưởng. Đặc biệt, cần tích cực sử dụng ngôn ngữ văn học để trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, vốn từ bằng những lời so sánh, hình tượng hóa. Ngoài ra, bằng lời nói của mình, GVMN có thể khuyến khích, động viên để trẻ nuôi dưỡng cảm xúc, an tâm khi thực hiện sản phẩm, cũng như tạo cơ hội cho trẻ được tự nhận xét khả năng của mình thông qua kết quả sản phẩm của trẻ.
28
Phương pháp thực hành – ôn luyện, các giải pháp GVMN có thể áp dụng như: tổ chức quan sát bổ sung; cải tiến, đa dang hóa mẫu đối tượng miêu tả; phát triển, mở rộng nội dung các đề tài.
Phương pháp tìm tòi – sáng tạo bao gồm: các biện pháp vui chơi tìm hiểu thế giới xung quanh như các tình huống, trò chơi nhằm cho trẻ tiếp thu tri thức, củng cố hiểu biết về các sự vật – hiện tượng xung quanh, củng cố hệ thống hóa chuẩn cảm giác, tiếp thu các phương thức hoạt động; Các biện pháp miêu tả có chủ đề như trò chơi tạo hình mang tính “sắm vai” có nội dung tạo hình, động cơ chơi gắn liền với động cơ tạo hình và hành động chơi sẽ thích ứng với hành động tạo hình; Các biện pháp “trò chơi hóa” sản phẩm tạo hình bằng cách sử dụng sản phẩm tạo hình của trẻ để tạo ra một trò chơi khác, giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo.
−Tổ chức môi trường tạo hình theo chương trình GDMN
Môi trường vật chất bao gồm các yếu tố như: đồ dùng dụng cụ, nguyên vật liệu tạo hình, các yếu tố thuộc về thiên nhiên. Trang trí góc tạo hình đảm bảo thẩm mỹ, tên gọi thân thiện và gần gũi với trẻ, các đồ dùng, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú hấp dẫn trẻ, đảm bảo vệ sinh, an toàn. Cách bày trí các đồ dùng, nguyên vật liệu hợp lý, gợi mở và thuận tiện cho trẻ sử dụng và khu vực hoạt động tạo hình nên bố trí gần nguồn nước và không gần khu vực ồn ào.
Môi trường tâm lý trong hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động tạo hình nói riêng ở trường mầm non được tạo nên bởi cảm xúc của cô và trẻ, mối quan hệ giữa cô - trẻ và giữa các trẻ với nhau. Những cử chỉ nhẹ nhàng, thân thiện của GVMN dành cho trẻ sẽ khiến trẻ có cảm giác an toàn, tin cậy và tin tưởng trong hoạt động. Đối với trẻ MG5-6T, đối diện nhiệm vụ khó khăn cần đến sự giúp đỡ thì GV nên thiết lập mối liên hệ giữa các trẻ với nhau, tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện ý tưởng tạo hình với bạn trong nhóm cùng thảo luận bàn bạc nhằm tìm ra những phương thức hoạt động hiệu quả và sáng tạo.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Hòa vào xu thế phát triển kinh tế - giáo dục của đất nước, ngành GDMN đã không ngừng cải tiến, tiếp thu những tinh hoa từ nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới. Tinh hoa của quá trình đấy là sự ra đời chương
29
trình GDMN được ban hành thực hiện năm 2009. Chương trình với quan điểm, định hướng rõ ràng về mục tiêu, nội dung giáo dục đã hỗ trợ cho người quản lý, GVMN trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non trong thực tiễn. Tuy nhiên, thực tế còn những rào cản như điều kiện cơ sở vật chất, môi trường giáo dục và đặc biệt là nhận thức của GVMN trong quá trình tiếp cận chương trình nên hiệu quả giáo dục chưa đạt như mong muốn. Bên cạnh đó, quá trình đánh giá việc thực hiện chương trình GDMN khi tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ chưa được thực hiện đồng loạt trên các dạng hoạt động của trẻ, cụ thể như: hoạt động âm nhạc, hoạt động tạo hình, làm quen với tác phẩm văn học thiếu nhi,... nên vẫn chưa đánh giá được hiệu quả giáo dục khi thực hiện chương trình, còn tồn tại những hạn chế nhưng chưa triệt đề tìm hiểu nguyên nhân gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Từ những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chương trình GDMN, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ MG5-6T đáp ứng chương trình GDMN” mong muốn giải quyết việc vận dụng chương trình GDMN 2009 khi tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T. Người nghiên cứu sẽ sử dụng những yêu cầu mới trong thực hiện biện pháp tổ chức HĐTH về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức, môi trường hoạt động làm kim chỉ nam đánh giá thực tiễn, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất biện pháp tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T đáp ứng chương trình GDMN 2009.
30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH
GDMN 2009