Thực trạng nhận thức của GVMN về đặc trưng chương trình GDMN 2009

Một phần của tài liệu biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đáp ứng chương trình giáo dục mầm non 2009 (Trang 34 - 37)

8. Đóng góp của đề tài

2.3.1. Thực trạng nhận thức của GVMN về đặc trưng chương trình GDMN 2009

Kết quả phỏng vấn và điều tra bằng phiếu khảo sát BGH trường mầm non Sơn Ca nêu:

“Khoảng 75-85% GVMN đã nhận thức đầy đủ về chương trình GDMN, số còn lại là do họ chưa hiểu và chưa biết cách thực hiện chương trình GDMN vì họ lớn tuổi, thâm niên công tác lâu năm nên còn ảnh hưởng bởi những thói quen trong tư duy và nhầm lẫn nhiều thứ của chương trình cải cách, chương trình đổi mới với chương trình GDMN 2009 nên khi thực hiện chương trình không thể hiện được sự linh hoạt, tạo tự do cho trẻ mà còn lo sợ trẻ không làm được, gò ép trẻ. Và những giáo viên ít tuổi, thâm niên công tác ngắn nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản trẻ, cách tạo cho trẻ hứng thú và khơi gợi những tình huống gần gũi, thiết thực trong đời sống cho trẻ hoạt động”[phụ lục 1; câu 1].

Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng “Dù thực hiện chương trình GDMN 2009 được 3 năm nhưng GVMN vẫn chưa thể nhận thức đầy đủ mặc dù công tác tập huấn và chỉ đạo tương đối tốt nhưng công tác hướng dẫn thực hiện chương trình còn hạn chế, chưa đồng nhất giữa các khu vực thực hiện. Người quản lý nắm bắt nội dung và triển khai còn theo ý chủ quan nên GVMN tiếp nhận đôi chỗ còn khó khăn và chưa rõ ràng. Chương trình thay đổi chưa cho người thực hiện thấy rõ sự giao thoa giữa các chương trình cũ nên việc từ bỏ lối mòn, vận dụng ưu điểm của cái cũ vào với cái mới cần có sự định hướng và triển khai cụ thể thì mới mong kết quả đạt được tốt. Cần đề cao công tác bồi dưỡng, kiểm tra thực hiện chương trình để tìm ra được nguyên nhân và đưa hướng khắc phục”. [phụ lục 1; câu 1].

33

Những ý kiến khác tập trung vào vấn đề GVMN chưa thể nhận thức đầy đủ vì chương trình GDMN thay đổi thường xuyên, đôi khi giáo viên không nhớ tên chương trình đang thực hiện. Để xác định điều này, tác giả đã tiến hành khảo sát nhận thức của GVMN về điểm đặc trưng của chương trình GDMN 2009 qua câu 1 [phụ lục 2]. Nội dung câu 1 bao gồm 10 tiêu chí. Trong đó các tiêu chí 1, 4, 5, 6, 9 được xây dựng từ nội dung các điểm đặc trưng của chương trình GDMN hiện hành và các tiêu chí 2, 3, 7, 8, 10 chứa nội dung của các chương trình cũ được lồng ghép nhằm đánh giá mức độ nhận biết về điểm đặc trưng của chương trình 2009 thông qua sự lựa chọn của GVMN. Kết quả được thể hiện rõ qua số liệu thống kê trong bảng 2.2. Nhìn chung, kết quả số liệu chủ yếu thể hiện ý kiến đồng ý, cụ thể đánh giá lựa chọn không đồng ý đạt từ 1/8 đến 1/2 so với đồng ý. Đều đáng quan tâm là đối với các tiêu chí không phù hợp với đặc trưng chương trình GDMN 2009 lại được đồng ý khá cao và các nội dung chính xác vẫn có sự chọn lựa không đồng ý chiếm khoảng 10%.

Từ kết quả bảng 2.2 cho thấy mặc dù các ý có nội dung của chương trình GDMN 2009 như tiêu chí 1, 4, 5, 6, 9 đều được lựa chọn đồng ý với số lượng cao từ 79/125 đến 106/125 nhưng so với các tiêu chí không phù hợp thì không có khác biệt trong sự chọn lựa, thậm chí các tiêu chí không phù hợp này có số lượng đồng ý cao nhất là 112/125. Cụ thể trong nội dung về tính chất của chương trình, ở tiêu chí 1 “chương trình khung mang tính mở” là nội dung chính xác chỉ có 106/125 người đồng ý so với tiêu chí 2 “chương trình khung khung” là tiêu chí không phù hợp lại đạt 110/125 người chọn đồng ý. Một số tiêu chí không phù hợp như tiêu chí 3 và ý 7 về lựa chọn nội dung giảng dạy và phương pháp có số lượng người đồng ý là 83 gấp đôi số người không đồng ý là 42.

34

Bảng 2.2: Kết quả nhận thức của GVMN về điểm đặc trưng của chương trình GDMN 2009 theo thâm niên công tác

Nội dung

Thâm niên công tác

Tổng

Dưới 5 Từ 5 - 10 Từ 10 – 15 Trên 15 ĐY K

ĐY ĐY ĐY K ĐY ĐY K ĐY K ĐY ĐY ĐY K 1. Là chương trình có tính mở: có thể linh hoạt lựa chọn nội dung

phù hợp với từng độ tuổi 25 3 44 9 30 6 7 1 106 19

2. Là chương trình khung: nội dung cốt lõi phù hợp với từng độ tuổi 25 3 45 8 32 4 0 8 110 15

3. Là chương trình mà GV được tự do lựa chọn nội dung dạy trẻ phù

hợp với kinh nghiệm và kỹ năng của mình. 16 12 40 13 22 14 5 3 83 42

4. Là chương trình mà GV có thể chủ động lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với kinh nghiệm và khả năng của trẻ, điều kiện của địa

phương. 22 6 43 10 28 8 7 1 100 25

5. Là chương trình mà hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục có thể lựa chọn theo mục đích, theo vị trí không gian hoặc theo số lượng

trẻ. 23 5 45 8 27 9 6 2 101 24

6. Là chương trình cho phép tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề,

chủ điểm 26 2 46 7 30 6 8 0 110 15

7. Là chương trình mà phương pháp giáo dục chú trọng việc trẻ “học

cái gì” hơn là việc trẻ “học như thế nào” 23 5 35 18 20 16 5 3 83 42

8. Là chương trình chú trọng việc tổ chức môi trường hoạt động

nhằm rèn luyện kỹ năng cho trẻ 23 5 49 4 33 3 7 1 112 13

9. Là chương trình chú trọng việc tổ chức môi trường hoạt động cho

trẻ 20 8 34 19 20 16 5 3 79 46

10. Là chương trình mà việc đánh giá trẻ theo từng chủ đề thông qua

các bài tập kiểm tra 21 7 30 23 17 19 4 4 72 53

35

Đặc biệt với tiêu chí 9 “chương trình chú trọng tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ” lại có kết quả đánh giá đồng ý là 79 và không đồng ý là 46 chênh lệch không cao, trong khi tiêu chí 8 không phù hợp “chương trình chú trọng tổ chức môi trường rèn luyện kỹ năng cho trẻ” lại nhận được sự đồng ý là 112 gấp 8 lần so với lựa chọn không đồng ý. Kết quả trên chứng tỏ mặc dù trình độ chuyên môn của GVMN trên chuẩn và có thời gian công tác tập trung từ trên 5 năm trong đó thời gian dạy theo chương trình GDMN 2009 từ trên 2 năm chiếm tỷ lệ cao nhưng vẫn chưa phân biệt được các điểm đặc trưng của chương trình GDMN 2009. Điều này có khả năng là nguyên nhân cho việc tổ chức các hoạt động không hướng vào trọng tâm của chương trình, còn sự nhầm lẫn với quan điểm của các chương trình cũ.

Ở tiêu chí 7 có nội dung về phương pháp dạy học nhưng vẫn có 2/3 người đồng ý là dạy trẻ “học cái gì” hơn là “học như thế nào”, chứng tỏ GVMN vẫn coi trọng đánh giá trẻ còn chú trọng nội dung hơn phương pháp.Tương tự, việc tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động tự do, phát triển tự nhiên thì GVMN cũng đồng ý khá cao việc tạo môi trường phát triển kỹ năng, điều này là đặc điểm của chương trình đổi mới, trẻ có kỹ năng nhưng kiến thức lại không vững, không rõ ràng. Từ những thông tin chia sẻ của BGH trường mầm non và kết quả khảo sát GVMN cho thấy nhận thức của GVMN ở một số trường mầm non tại Thành phồ Hồ Chí Minh về đặc trưng của chương trình GDMN 2009 là chưa đầy đủ, còn nhầm lẫn với đặc điểm của các chương trình trước đó.

2.3.2. Thực trạng nhận thức của GVMN về mục tiêu giáo dục của việc tổ chức HĐTH cho trẻ MG 5 – 6T đáp ứng chương trình GDMN 2009

Một phần của tài liệu biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đáp ứng chương trình giáo dục mầm non 2009 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)