8. Đóng góp của đề tài
2.3.2. Thực trạng nhận thức của GVMN về mục tiêu giáo dục của việc tổ chức HĐTH
Để xác định mức độ nhận thức của GVMN về mục tiêu giáo dục của việc tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T, người nghiên cứu đã dựa vào mục tiêu phát triển thẩm mỹ đối với hoạt động tạo hình để xây dựng câu 2 [phụ lục 1] dành cho BGH trường mầm non.
Ý kiến BGH của một trường mầm non cho biết: “ GVMN đã nắm được mục tiêu và tổ chức tốt HĐTH cho trẻ. Vì chương trình hiện nay cho phép GVMN được linh hoạt lựa chọn đối tượng tạo hình, không gò bó trẻ vào khuôn mẫu của Cô, GVMN có thể vận dụng các phương tiện công nghệ thông tin, nguyên vật liệu mở để hỗ trợ trẻ trong quá trình cảm nhận đối tượng cũng như tiếp thu kỹ năng tạo hình. Đồng thời họ biết chọn đề tài và kỹ năng bám sát vào chương trình, đưa mục tiêu phù hợp với giờ học và kỹ năng cần đạt nên có thể thấy trẻ thật sự thích thú, tự do khi tham gia hoạt động tạo hình” [phụ lục 1; câu 2]. Tương tự có
36
ý kiến cho rằng: “Thực tế qua 3 năm thực hiện chương trình GDMN, GVMN đã nắm rõ mục tiêu giáo dục thẩm mỹ và tổ chức HĐTH đáp ứng được chương trình. Vì chương trình ngày càng hoàn thiện qua mỗi năm, kèm theo sự phối hợp của bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ngày càng xác định rõ kỹ năng tạo hình cần thiết cho trẻ, trẻ không những có kỹ năng mà còn thể hiện nội dung, cảm xúc trong sản phẩm”[phụ lục 1; câu 2 ].
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng “GVMN chưa thể tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T đáp ứng chương trình GDMN vì có những kỹ năng không theo được chủ đề, mà chương trình phần nhiều là theo chủ đề. Bên cạnh đó, thời gian tổ chức HĐTH chưa thật sự tạo điều kiện cho trẻ có thể hoạt động được lâu, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ cũng như việc mở rộng các nguyên vật liệu mới, lạ cho trẻ làm quen còn hạn chế, GVMN còn nặng về truyền đạt kiến thức trong giờ tạo hình hơn là cho trẻ tự do thể hiện kỹ năng và cảm xúc tạo sản phẩm. Vì vậy chỉ có thể đạt được mục tiêu về kỹ năng cho trẻ, còn các mục tiêu hướng đến trẻ được thể hiện cảm xúc, cảm nhận thẩm mỹ tương đối hạn chế”[phụ lục 1; câu 2].
Các ý kiến nhận định trên đã phản ánh phần nào tình hình thực tế ở các trường mầm non. Do điều kiện khác nhau nên cách nhìn nhận và đánh giá chưa có sự thống nhất. Tuy nhiên, các ý kiến vẫn có điểm chung khi cho rằng GVMN nắm được mục tiêu giáo dục thẩm mỹ đối với hoạt động tạo hình phần khác nhau là do điều kiện từng trường, khả năng thực hiện của GVMN nên việc triển khai nội dung hướng đến mục tiêu chưa đạt hiệu quả cao. Người nghiên cứu cũng quan sát thực tế cũng thấy được hướng xác định mục tiêu của GVMN tập trung dạy và rèn luyện kỹ năng, chưa hướng đến cho trẻ cảm nhận vẻ đẹp, thể hiện xúc cảm với đối tượng tạo hình và tùy vào điều kiện từng khu vực, từng trường mà chuẩn bị cho trẻ tiếp xúc nguyên vật liệu mới khác nhau. Cụ thể như các trường mầm non ở ngoại thành, trẻ được tiếp xúc nhiều với nguyên vật liệu từ thiên nhiên, các trường mầm non nội thành trẻ tiếp xúc với các vật liệu tạo hình thông dụng như hộp giấy, màu vẽ,... từ đó cho thấy mục tiêu hướng đến cho trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm đa dạng, phong phú không được thực hiện từ nhu cầu của trẻ mà từ điều kiện của từng trường. Mặt khác, nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát GVMN thông qua phiếu hỏi ở câu 2 [phụ lục 2] và để tạo cơ sở đánh giá mang tính khách quan, người nghiên cứu đã lập bảng với 7 tiêu chí trong đó các tiêu chí 2, 3 và 5 là tiêu chí không thể hiện đúng mục tiêu giáo dục khi tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T để GVMN cần có sự chọn lựa khi trả lời. Kết quả thu được từ số liệu thống kê mức độ nhận thức của GVMN về mục tiêu giáo dục khi tổ
37
chức HĐTH theo trình độ của GVMN được thể hiện cụ thể qua bảng 2.3. Nhìn vào kết quả biểu hiện ở bảng 2.3, ta có 2 điều:
Thứ nhất, kết quả tỷ lệ chọn theo trình độ giữa cao đẳng và đại học tương đối ngang nhau, đa số tỷ lệ chênh lệch không quá 5% trên tổng đánh giá đồng ý và không đồng ý giữa hai trình độ. Điều này chứng tỏ việc nhận thức về mục tiêu không bị ảnh hưởng bởi trình độ của GVMN.
Thứ hai, các tiêu chí thể hiện mục tiêu giáo dục đối với HĐTH theo chương trình GDMN hiện hành đều đạt tỷ lệ rất cao từ 88% trở lên, cụ thể như tiêu chí 1 “khả năng cảm nhận vẻ đẹp...” chiếm 97.6%; tiêu chí 4 “trẻ thể hiện sự sáng tạo...” chiếm 88.8%; tiêu chí 6 “trẻ nói được ý tưởng...” chiếm 96.8% và tiêu chí 7 “trẻ thể hiện thích thú trước cái đẹp...” chiếm 96.0% nhưng các ý gây nhiễu cũng được chọn lựa với tỷ lệ cao không kém, cụ thể với tiêu chí 2 gây nhiễu “ trẻ thực hiện được các tác phẩm nghệ thuật” có gần 50% ý kiến đồng ý, trong đó tỷ lệ chọn đồng ý – không đồng ý theo từng trình độ ở mức tương quan 1 – 1, nghĩa là cứ 2 GVMN có cùng trình độ sẽ có 1 cô còn đặt nặng yêu cầu tính nghệ thuật trong sản phẩm của trẻ và đây sẽ là rào cản khiến GVMN chưa thể tiếp xúc và nhận xét sản phẩm tạo hình dựa trên cảm xúc và khả năng của trẻ.
Ở tiêu chí 3 “trẻ được làm quen với các kỹ năng tạo hình” cũng được 88.8% ý kiến đồng ý trong khi mục tiêu này chủ yếu dành cho trẻ từ 2 – 4 tuổi và tiêu chí 5 “trẻ học được kiến thức mới về sự vật – hiện tượng xung quanh” có tỷ lệ đồng ý đạt 77.6% cho thấy giáo viên còn hướng đến cung cấp kiến thức mới cho trẻ trong HĐTH thay vì sẽ cung cấp cho trẻ lúc tìm hiểu môi trường xung quanh. Sự nhầm lẫn của GVMN cho thấy họ chưa thật sự định hướng về phát triển mức độ kỹ năng tạo hình theo từng độ tuổi, chưa dựa vào khả năng nhận thức sẵn có của trẻ khi xây dựng mục tiêu và nội dung hoạt động tạo hình. Đôi khi còn tập trung vào những kỹ năng cũ, chưa tạo điều kiện cho trẻ làm quen những kỹ năng mới phù hợp với độ tuổi của trẻ hiện tại cũng như chưa tập trung cho trẻ khai thác và cảm nhận vẻ đẹp đường nét, hình dạng, màu sắc của đối tượng tạo hình mà chủ yếu cung cấp kiến thức khoa học cho trẻ nhận biết.
Bảng 2.3: Kết quả nhận thức của GVMN về mục tiêu giáo dục của việc tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T theo trình độ chuyên môn.
Biểu hiện mục tiêu giáo dục cho trẻ MG5-6T trong HĐTH: Trung cấp Cao đẳng Đại học Tổng ĐY (%) KĐY (%) ĐY (%) KĐY (%) ĐY (%) KĐY (%) ĐY (%) KĐY (%) 1. Trẻ có khả năng cảm nhận vẻ đẹp
38
phẩm nghệ thuật.
2. Trẻ thực hiện được các tác phẩm
nghệ thuật 1.6 0.8 23.2 26.4 24 24 48.8 51.2 3. Trẻ được làm quen với các kỹ
năng tạo hình: tô màu, vẽ, nặn, xé, dán.
1.6 0.8 44.0 5.6 43.2 4.8 88.8 11.2 4. Trẻ thể hiện sự sáng tạo, cảm xúc
khi tham gia hoạt động tạo hình 2.4 0.0 44.0 5.6 42.4 5.6 88.8 11.2 5. Trẻ học được kiến thức mới về
sự vật – hiện tượng xung quanh 1.6 0.8 38.4 11.2 37.6 10.4 77.6 22.4 6. Trẻ nói được ý tưởng thể hiện
trong sản phẩm tạo hình của mình 2.4 0.0 48.0 1.6 46.4 1.6 96.8 3.2 7. Trẻ thể hiện sự thích thú trước
cái đẹp, hào hứng khi tham gia hoạt động mang tính nghệ thuật
2.4 0.0 48.0 1.6 45.6 2.4 96.0 4.0
Nhìn chung từ kết quả phỏng vấn CBQL, kết quả tham khảo kế hoạch giáo dục và kết quả khảo sát GVMN, có thể nhận định khách quan rằng GVMN nhận thức về mục tiêu giáo dục khi tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T chưa thật đúng đắn, chính xác. Nguyên nhân là do chưa có sự tham khảo tỷ mỷ về chương trình GDMN 2009. Chính vì không có sự tường minh trong nhận thức nên dẫn đến việc xác định nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục và tạo môi trường tạo hình cho trẻ MG5-6T chưa sát với yêu cầu mục tiêu giáo dục theo. Theo lời nhận xét của TS. Nguyễn Thị Nghĩa – Thứ trưởng BGD-ĐT vào năm 2009:"Trên 94% GVMN trong cả nước đạt và trên chuẩn. Tuy nhiên, trình độ và chuyên môn của GVMN vẫn chưa thực sự tương thích với yêu cầu của chương trình GDMN mới" và nhấn mạnh "Việc thực hiện chương trình GDMN mới phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ GVMN nhưng trình độ, chuyên môn của GVMN là chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình. Đây là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo GVMN” [58]
2.3.3. Thực trạng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện HĐTH cho trẻ MG5 – 6T của GVMN
Thông qua tìm hiểu thông tin về việc lên kế hoạch giáo dục của GVMN từ phía CBQL trường mầm non cho biết “Phòng giáo dục không qui định một năm phải dạy bao nhiêu giờ tạo hình, văn học, âm nhạc,.. Họ chỉ yêu cầu một năm dạy 120 giờ nhưng tùy từng quận, từng nơi số lượng tiết có thể trong khoảng 115 - 130. Vì vậy, để thuận tiện cho việc phân chia nội dung giảng dạy, BGH hoặc GVMN sẽ chia số lượng tiết cho các nội dung giáo dục, trong đó nội dung giáo dục thẩm mỹ chiếm 34 giờ gồm âm nhạc và tạo hình, riêng HĐTH có 15 giờ học những kỹ năng trọng tâm nhưng vẫn được rèn luyện liên tục qua chơi ngoài
39
trời và các giờ sinh hoạt.” Ở một trường khác thì số lượng được chỉ định là 129 giờ, nội dung giáo dục thẩm mỹ cho âm nhạc và tạo hình được 52 giờ, trong đó HĐTH chiếm 29 giờ. Các trường mầm non trong phạm vi khảo sát cũng phân chia nội dung tạo hình trong khoảng 20 – 30 giờ. Với số lượng giờ dạy nêu trên được thực hiện từ 26 – 30 tuần, trong 18 – 19 chủ đề, cho thấy mỗi chủ đề có từ 1 – 2 giờ học. Từ những thông tin trên, người nghiên cứu cũng lập bảng hỏi [phụ lục 2; câu 3] khảo sát thực tế việc thực hiện kế hoạch của GVMN, bảng hỏi gồm 5 tiêu chí trong đó có 2 tiêu chí khảo sát số lượng giờ tổ chức HĐTH theo năm, tháng và 3 tiêu chí khảo sát về thời điểm tổ chức HĐTH theo chủ đề, tuần, ngày. Kết quả khảo sát được thể hiện qua các bảng 2.4:
Kết quả bảng 2.4 cung cấp tổng số lượng giờ dạy HĐTH cho trẻ MG5-6T tập trung trong khoảng từ 25 – 30 giờ đạt 59.2%, dưới 25 giờ đạt 33.6% và trên 30 giờ chỉ đạt 7.2% tương ứng trên 6 giờ/ tháng. Trong đó, số lượng dưới 4 giờ/tháng được thực hiện nhiều nhất, chiếm 62.4%, lượng giờ từ 4 – 6giờ/tháng cũng đạt được mức trung bình 30.4%. Ở bảng 2.5 cho thấy thời điểm tổ chức HĐTH trong 1 chủ đề chủ yếu là giai đoạn phát triển và đóng chủ đề có tổng tỷ lệ đạt 85.6%, đôi khi cũng thực hiện giai đoạn mở chủ đề nhưng tỷ lệ không cao 14.4%. Số liệu nổi trội chiếm 60.8% ở bảng 2.6 thể hiện thời điểm tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T chủ yếu vào giữa tuần và thời điểm tổ chức trong ngày là vào giờ học và chơi tự do chiếm tổng tỷ lệ 100% ở bảng 2.7.
Bảng 2.4: Kết quả số lượng giờ tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T theo năm, tháng.
Nội dung câu 3 Dưới 25 giờ Từ 25-30 giờ Trên 30 giờ Tổng TS % TS % TS % TS %
1. Tổng số lượng giờ/tiết tổ chức
HĐTH cho trẻ MG5 – 6T (1 năm) 42 33.6 74 59.2 9 7.2 125 100 Dưới 4 giờ Từ 4 – 6 giờ Trên 6 giờ Tổng TS % TS % TS % TS %
2. Tổng số lượng giờ/ tiết tổ chức
HĐTH cho trẻ MG5-6T (1 tháng) 78 62.4 38 30.4 9 7.2 125 100
Bảng 2.5: Kết quả thời điểm tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T theo chủ đề
Mở chủ đề Phát triển chủ đề Đóng chủ đề Phát triển và đóng chủ đề Phát triển và mở chủ đề Tổng SL % SL % SL % SL % SL % SL %
40 Thời điểm tổ chức HĐTH cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong chủ đề 12 9.6 80 64.0 21 16.8 6 4.8 6 4.8 125 100
Bảng 2.6: Kết quả thời điểm tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T trong tuần
Nội dung câu 3 Đầu tuần Giữa tuần Cuối tuần Tổng TS % TS % TS % TS %
3. Thời điểm tổ chức HĐTH cho trẻ
MG5 – 6T trong tuần 14 11.2 76 60.8 35 28.0 125 100
Bảng 2.7: Kết quả thời điểm tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T trong ngày
Đón trẻ Giờ học Giờ học và giờ chơi tự do Giờ học và trả trẻ Tổng SL % SL % SL % SL % SL % Thời điểm tổ chức HĐTH
cho trẻ MG5-6T trong ngày 0 0.0 56 44.8 69 55.2 0 0.0 125 100
Kết quả trên có thể hình dung rằng: việc tổ chức HĐTH cho trẻ phổ biến trong khoảng 25 – 30 giờ/năm và dưới 4 giờ/ tháng; triển khai vào giai đoạn phát triển và đóng chủ đề; thường tập trung vào giữa tuần, thỉnh thoảng được thực hiện cuối tuần và đầu tuần nhưng không phải tuần nào cũng được thực hiện. Để làm rõ hơn, GVMN cho biết: “Thật sự 25-30 giờ/năm dành cho HĐTH là chưa đủ vì HĐTH liên quan đến rất nhiều kỹ năng, đối với trẻ mẫu giáo lớn ngoài việc rèn luyện những kỹ năng cũ được thành thạo thì phải cho trẻ tiếp xúc thêm những loại hình mới, kỹ năng mới. Vì vậy, những kỹ năng trẻ đã quen thuộc như vẽ, nặn, cắt, xé, dán tôi chỉ cho trẻ thực hiện vào hoạt động góc, ngoài trời. Chỉ tổ chức những kỹ năng đó vào giờ học khi cần cung cấp cách làm khó hơn cho trẻ biết, ngoài ra các kỹ năng cũng được rèn luyện thường xuyên trong những giờ học khác, ví dụ như văn học tôi cho trẻ vẽ truyện sáng tạo hoặc làm đồ dùng kể chuyện, giờ học chủ yếu giới thiệu những loại hình tạo hình khác như làm đồ chơi, mô hình hoặc làm tranh, tạo hình với vật liệu thiên nhiên vừa thuận tiện giới thiệu cho tất cả trẻ biết vừa quan sát được mức độ tiếp thu của trẻ,
41
vì vậy, nếu những tuần không có giờ học tạo hình thì HĐTH vẫn được thực hiện lồng ghép trong các hoạt động khác, đảm bảo cho trẻ luôn được tham gia tạo hình”.
Từ kết quả khảo sát cho thấy, thời lượng không đủ để tải hết nội dung chương trình đề ra, GVMN phải linh hoạt lựa chọn những kỹ năng nào cần thiết cho trẻ thực hiện, vấn đề đặt ra là GVMN có chọn lựa những kỹ năng xuất phát từ nhu cầu của trẻ và thâm niên công tác có ảnh hưởng đến kinh nghiệm khi chọn lựa. Để làm rõ điều này, khi hỏi về mức độ tổ chức nội dung tạo hình gắn liền với kỹ năng tạo hình cho trẻ MG5-6T tại trường mầm non của giáo viên [phụ lục 2; câu 4]. Nội dung bao gồm các tiêu chí thể hiện nội dung tạo hình trọng tâm thường được thực hiện tại trường mầm non như hoạt động: vẽ, nặn, xé – cắt – dán, gấp hình, làm đồ chơi. Kết quả khảo sát được thể hiện như sau: Kết quả bảng 2.5 cho thấy tần số phân bố sự lựa chọn theo thâm niên công tác thể hiện tỷ lệ thuận với nhau qua các nội dung. Ở hoạt động vẽ được chọn mức rất thường xuyên chiếm 102/125 trong đó thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm 21/28; từ 5 – 10 năm chiếm 45/53; từ 10 – 15 năm chiếm 30/36 và trên 15 năm chiếm 6/8. Các nội dung tạo hình như nặn, cắt – xé – dán, gấp hình và làm đồ