8. Đóng góp của đề tài
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp
Dựa vào quan điểm giáo dục của BGDĐT, Vụ Giáo dục Mầm non về đổi mới giáo dục hiện này và đặc biệt là quan điểm định hướng của chương trình GDMN hiện hành trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non nói chung, hoạt động tạo hình cho trẻ MG5-6T nói riêng.
Dựa vào thực trạng biện pháp tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T theo chương trình GDMN 2009, nghiên cứu đưa ra một số nguyên nhân của thực trạng như sau:
- Về mặt nhận thức của GVMN về chương trình GDMN hiện hành
Kết quả đào tạo từ phía trường sư phạm vẫn ở dạng “cung” chạy theo “cầu”, chưa có sự phối hợp chuyên môn và quan điểm đào tạo – sử dụng nhân lực giữa trường sư phạm – quản lý các cấp – trường mầm non. Trên thực tế, sở giáo dục, phòng GDMN và các đơn vị giáo dục nghiên cứu về chương trình GDMN vẫn thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục nhưng chủ yếu chỉ tập trung triển khai chuyên đề giáo dục, tập trung vào những khó khăn trong quá trình tổ chức HĐTH về nội dung và phương pháp giáo dục, chưa xác định được vấn đề trọng tâm cần bồi dưỡng cho GVMN về những quan điểm cũng như cơ sở lý luận của chương trình GDMN hiện hành, cách thức đánh giá thực hiện chương trình GDMN gắn kết với Bộ chuẩn PTT5T để làm kim chỉ nam định hướng cho GVMN thực hiện chương trình giáo dục. Mặt khác, công tác triển khai chuyên môn tại các trường chưa có sự thống nhất, phụ thuộc vào cách tiếp nhận chủ quan của từng cán bộ quản lý và chính GVMN có sự mâu thuẫn giữa nhận thức với năng lực thực hiện; chưa mạnh dạn thể hiện ý tưởng cũng như chưa thoát khỏi lối mòn kiểu tư duy rập khuôn khi tiếp cận một vấn đề, chỉ dừng lại ở mức sai đâu sửa đó, chưa tích cực tìm hiểu nguồn gốc nguyên nhân khó khăn để tìm hướng giải quyết.
- Về công tác thực hiện chương trình GDMN hiện hành của GVMN
GVMN chưa xác định được những nội dung tạo hình trọng tâm và kỹ năng tạo hình cần thiết đối với trẻ MG5-6T, phân bố thời lượng tập trung vào những hoạt động với những kỹ năng trẻ đã quen thuộc như: vẽ, nặn, cắt, xé, dán là chưa hợp lý. GVMN chưa xác định được vai trò, mục đích và cách thức xây dựng HĐTH theo hướng mở cho HĐTH ở lớp và
61
ngoài trời để khơi gợi hứng thú và tích cực của trẻ. GVMN vẫn chưa có sự tìm tòi, học hỏi và vận dụng các phương pháp, biện pháp giáo dục tích cực, chủ yếu sử dụng cách dạy cũ: trò chuyện, đàm thoại, trẻ quan sát cô thực hiện. Nguyên nhân một phần do GVMN chưa hiểu rõ mục đích và cách thức thực hiện từng biện pháp, một phần là chưa biết cách khai thác công nghệ thông tin vào việc tìm kiếm các đối tượng tạo hình mới mẻ, cách thức tạo hình thú vị, hấp dẫn trẻ. Điều này, không phải do thiếu cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục mà phụ thuộc vào ý thức và năng lực nhận thức của GVMN. Bên cạnh đó, GVMN hiếm khi tổ chức HĐTH dưới hình thức hoạt động nhóm nên trẻ chưa có điều kiện trao đổi, hợp tác với nhau trong quá trình hoạt động. Cuối cùng là sự chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu thiếu sự phong phú và chưa đa dạng trong cách thức sử dụng, giáo viên vẫn còn thói quen tổ chức giờ học nhanh, gọn, nhẹ nên hạn chế đưa ra những nội dung tạo hình mới, chưa dành nhiều thời gian chuẩn bị, tìm kiếm nguyên vật liệu và cách chỉ dẫn phù hợp với trẻ; còn áp đặt mong muốn của mình lên mong muốn của trẻ.
Dựa vào quan sát các giờ tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T tại trường mầm non và những thông tin từ ban giám hiệu trường mầm non [phụ lục 1; câu 3] người nghiên cứu đã đưa ra 17 khó khăn [phụ lục 2; câu 11], hệ số tin cậy của 17 khó khăn được tính là 0.72 [phụ lục 6.3.2], chứng tỏ các khó khăn gần sát thực tế và được dùng cho GVMN đánh giá. Kết quả thể hiện ở phụ lục 6.1 và được xếp hạng mức độ từ cao xuống thấp qua bảng 3.1. Số liệu bảng 3.1 cho thấy việc cho trẻ được trải nghiệm những nội dung tạo hình mới như: tò he, làm rối,... đang là khó khăn đối với GVMN khi tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T tương ứng với giá trị mean là 0.13 thấp hơn 0.25. Các khó khăn từ hạng 2 đến hạng 14 có giá trị ĐTB trong khoảng 0.25 đến 0.75 là những khó khăn còn gây nhiều trăn trở cho GVMN.
Bảng 3.1: Bảng xếp hạng các khó khăn khi tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T
theo chương trình GDMN hiện hành
Xếp
hạng Nội dung thể hiện khó khăn Tần số Tỷ lệ %
1 Khó khăn khi muốn mở rộng các nội dung tạo hình khác
cho trẻ trải nghiệm như: tò he, rối,.. 109/125 87.2
2 Khó khăn khi tổ chức HĐTH cho trẻ ở khu vực ngoài lớp
học 93/125 74.4
3 Khó khăn khi lên kế hoạch, thực hiện đầy đủ nội dung và
kỹ năng tạo hình cho trẻ trong năm học 92/125 73.6
62
liệu, đối tượng tạo hình mới lạ đối với trẻ
5 Trẻ ít thể hiện ý tưởng riêng trong sản phẩm tạo hình 83/125 66.4 6 Khó khăn trong việc xác định mục tiêu có thể hiện mức độ
cần đạt của trẻ cho từng HĐTH 69/125 55.2
7 Khó khăn khi tìm đối tượng tạo hình thiết thực và tạo cơ
hội cho trẻ vận dụng kỹ năng tạo hình trong đời sống 68/125 54.4 8 Khó khăn để gây hứng thú, nuôi dưỡng sự sáng tạo của trẻ
trong HĐTH 65/125 52.0
9 Khó khăn khi thiết kế góc tạo hình mở cho trẻ hoạt động 57/125 45.6 10 Khó khăn khi tạo hứng thú cho trẻ đến với đối tượng tạo
hình 52/125 41.6
11 Khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương
pháp hướng dẫn HĐTH cho trẻ 50/125 40.0
12 Khó khăn thực hiện hành động mẫu khi hướng dẫn trẻ thực
hiện kỹ năng tạo hình 48/125 38.4
13 Khó khăn khi đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ 42/125 33.6 14 Khó khăn khi đề xuất ý kiến với ban giám hiệu, nhóm
chuyên môn, đồng nghiệp. 33/125 26.4
15 Khó khăn trong việc học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức
HĐTH cho trẻ với đồng nghiệp 27/125 21.6
16 Trẻ ít để ý đến sản phẩm mẫu/ gợi ý của cô 24/125 19.2
17 Khó khăn trong việc tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ,
năng lực trong việc tổ chức HĐTH cho trẻ của bản thân 20/125 16.0
Còn lại 3 khó khăn ở hạng 15, 16, 17 thể hiện “việc tự học, học hỏi kinh nghiệm, bồi dưỡng nâng cao trình độ và trẻ ít để ý đến sản phẩm mẫu hoặc gợi ý của cô” đều có giá trị ĐTB cao hơn 0.75 nghĩa là khó khăn mức nhẹ. Vì vậy, cần xây dựng những biện pháp khắc phục những khó khăn cơ bản như: cách mở rộng nội dung tạo hình và khai thác nguồn vật liệu, sử dụng biện pháp hướng dẫn HĐTH, thiết kế hoạt động mở tại góc tạo hình và khu vực ngoài trời, nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN trong việc tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T đáp ứng chương trình GDMN hiện hành và đặc biệt là chương trình giảng dạy học phần phương pháp tổ chức HĐTH cho trẻ mầm non dành cho sinh viên chuyên ngành mầm non.
Dựa vào kết quả khảo sát tính khả thi của các nhóm biện pháp tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6 đáp ứng chương trình GDMN, chúng tôi đã đề xuất 4 biện pháp gồm 20 tiêu chí
63
[phụ lục 3; II] nhằm khắc phục những khó khăn nêu trên và tiến hành khảo sát tính khả thi như sau:
Công cụ khảo sát: mẫu phiếu số 3 [phụ lục 3]
Mẫu khảo sát: 32 giảng viên sư phạm và cán bộ quản lý trường mầm non, 150 GVMN ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh với trình độ chuyên môn, thâm niên công tác và số năm giảng dạy theo chương trình GDMN hiện hành được thống kê qua các bảng sau:
Bảng 3.2: Trình độ chuyên môn của GVSP, CBQL và GVMN
Đối tượng
Trình độ chuyên môn
Trung cấp Cao đẳng Đại học Khác Tổng
TS % TS % TS % TS % TS %
GVSP,
CBQL 0 0.0 0 0.0 26 81.3 6 18.8 32 100
GVMN 12 8.0 61 40.7 77 51.3 0 0.0 150 100
Bảng 3.3: Thâm niên công tác của GVSP, CBQL và GVMN
Đối tượng
Thâm niên công tác
Dưới 5 năm 5 – 10 năm 10 – 15 năm Trên 15 năm Tổng
TS % TS % TS % TS % TS %
GVSP,
CBQL 0 0.0 7 21.9 15 46.9 10 31.3 32 100
GVMN 25 16.7 67 44.7 40 26.7 18 12.0 150 100
Bảng 3.4: Số năm giảng dạy theo chương trình GDMN hiện hành của GVMN
Đối tượng
Số năm giảng dạy theo chương trình GDMN hiện hành
Dưới 1 năm 1 – 2 năm 2 – 3 năm Trên 3 năm Tổng
TS % TS % TS % TS % TS %
GVMN 6 4.0 49 12.7 54 36.0 71 47.3 150 100
Qua số liệu ở bảng 3.2, 3.3, 3.4 có thể đánh giá chung mẫu khảo sát đều có trình độ đạt và trên chuẩn. Thâm niên công tác và số năm giảng dạy theo chương trình GDMN hiện hành trong khoảng thời gian thực hiện chương trình GDMN chiếm tỷ lệ chủ yếu, cho thấy mẫu khảo sát đã hiểu rõ về những khó khăn và đủ trình độ, kinh nghiệm để đánh giá tính khả thi của biện pháp được đề xuất.
Kết quả khảo sát biện pháp đề xuất có hệ số tin cậy tính theo kết quả giảng viên sư phạm và cán bộ quản lý đạt 0.905 [phụ lục 6.3.3] và của GVMN đạt 0.896 [phụ lục 6.3.4], cho thấy các biện pháp đưa ra có thể áp dụng trong tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T. Tuy nhiên, để lựa chọn biện pháp có thể sử dụng trong thực tiễn thì phụ thuộc vào kết quả đánh giá của GVSP – CBQL và GVMN.
64
Bảng 3.5: Kết quả ĐTB của biện pháp 1 giữa CBQL, GVSP và GVMN
Nhóm 1: các biện pháp tổ chức hướng dẫn HĐTH cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Mean CBQL,
GVSP GVMN
1. Giáo viên chỉ làm mẫu phần kỹ năng mới hoặc khó, trẻ được
thực hiện kỹ năng đã biết cùng cô. 2.66 2.62
2. Giới hạn sản phẩm mẫu, sản phẩm gợi ý của Cô nhằm tạo cơ
hội cho trẻ thể hiện ý tưởng riêng, mới của trẻ. 2.44 2.55
3. Tổ chức cho trẻ quan sát đối tượng tạo hình ở các hoàn cảnh, góc độ khác nhau và tạo hình các đối tượng đó với các vật liệu, kỹ năng thực hiện khác nhau.
2.59 2.58
4. Lồng ghép hoạt động tạo hình vào các hoạt động khác như: làm trang phục cho các nhân vật trong các câu truyện kể của cô, làm sách truyện tranh bằng tranh vẽ, làm các mô hình, trang trí các chữ số, con chữ,...
2.56 2.57
5. Cho trẻ thời gian suy nghĩ, tự lựa chọn đối tượng tạo hình phù
hợp với khả năng của từng trẻ. 2.66 2.48
6. Cho trẻ được tự do thể hiện và sáng tạo các đối tượng trong hoạt động tạo hình hoặc những sản phẩm cần thiết đối trong đời sống của trẻ.
2.59 2.51
7. Khơi gợi cho trẻ động cơ tạo hình bằng tình huống có vấn đề
hoặc các trò chơi. 2.47 2.40
8. Tạo điều kiện cho trẻ tự đánh giá khả năng của bản thân mình dựa trên các sản phẩm tạo hình của trẻ thực hiện được qua từng thời điểm hoặc chủ điểm.
2.41 2.44
Nhằm lựa chọn những biện pháp khả thi mang tính khách quan, chỉ số mean cho các tiêu chí trong từng biện pháp và chỉ lựa chọn những biện pháp được CBQL, GVSP và GVMN đánh giá có kết quả ĐTB đạt từ 2.5 trở lên. Kết quả bảng 3.6, chúng ta có thể xếp hạng mức độ tính khả thi các tiêu chí của nhóm biện pháp 1 có ĐTB trên 2.5 như sau:
Các biện pháp hướng dẫn HĐTH cho trẻ MG5-6T
Mean Xếp hạng CBQL, GVSP GV MN 1. Giáo viên chỉ làm mẫu phần kỹ năng mới hoặc khó,
trẻ được thực hiện kỹ năng đã biết cùng cô. 2.66 2.62 1 3. Tổ chức cho trẻ quan sát đối tượng tạo hình ở các
hoàn cảnh, góc độ khác nhau và tạo hình các đối tượng đó với các vật liệu, kỹ năng thực hiện khác nhau.
2.59 2.58 2
65
khác như: làm trang phục cho các nhân vật trong các câu truyện kể của cô, làm sách truyện tranh bằng tranh vẽ, làm các mô hình, trang trí các chữ số, con chữ,...
6. Cho trẻ được tự do thể hiện và sáng tạo các đối tượng trong hoạt động tạo hình hoặc những sản phẩm cần
thiết trong đời sống của trẻ. 2.59 2.51 4
Ngoài ra, đối với GVMN biện pháp “Giới hạn sản phẩm gợi ý của Cô nhằm tạo cơ hội cho trẻ thể hiện ý tưởng riêng, mới của trẻ” được đánh giá với ĐTB 2.55 cho thấy biện pháp này khả thi với GVMN trong quá trình thực hiện. Mặt khác, đối với CBQL – GVSP biện pháp “Cho trẻ thời gian suy nghĩ, tự lựa chọn đối tượng tạo hình phù hợp với khả năng của từng trẻ” cũng đem lại hiệu quả giáo dục cao với ĐTB đạt 2.66. Cho thấy, tuy có sự tương đồng ở những biện pháp nổi trội nhưng tùy vào tính chất công việc mà sự nhìn nhận, đánh giá biện pháp thể hiện tính khả thi với từng đối tượng sử dụng.
Bảng 3.6, giữa CBQL – GVSP và GVMN có sự tương đồng ở biện pháp 3 “tạo điều kiện cho trẻ cùng cô chuẩn bị lễ hội tại trường, lớp” và biện pháp 4 “Cho trẻ được tự do lựa chọn nội dung và vật liệu tạo hình tại góc tạo hình”. Riêng GVMN cho rằng biện pháp 7 “Nhà trường và gia đình tạo điều kiện cho trẻ tham quan và tham gia các hoạt động nghệ thuật dành cho thiếu nhi.” cũng cần sử dụng trong thực tiễn nhằm đề cao mối liên hệ, hỗ trợ giữa gia đình và nhà trường.
Bảng 3.6: Kết quả ĐTB của biện pháp 2 giữa GVSP, CBQL và GVMN
Nhóm 2: các biện pháp thực hiện các hình thức tổ chức HĐTH cho trẻ MG 5-6T
Mean CBQL,
GVSP GVMN
1. Giờ tạo hình trong hoạt động có chủ đích chủ yếu hình thành
kỹ năng mới cho trẻ. 2.38 2.45
2. Lồng ghép HĐTH vào các hoạt động khác như: hoạt động văn học, toán, tìm hiểu môi trường xung quanh.. bằng cách cho trẻ tái hiện lại các đối tượng, sự vật, hiện tượng, sự kiện trẻ được tiếp xúc.
2.34 2.48
3. Tạo điều kiện cho trẻ cùng cô chuẩn bị các lễ hội tại trường,
lớp. 2.66 2.51
4. Cho trẻ được tự do lựa chọn nội dung và vật liệu tạo hình tại
góc (khu vực) tạo hình. 2.69 2.57
5. Gợi ý cho trẻ chơi các hoạt động mang tính nghệ thuật tại
vườn trường, sân trường. 2.44 2.49
6. Khuyến khích trẻ thực hiện các sản phẩm tạo hình cùng người
thân tại nhà. 2.47 2.46
66
tham gia các hoạt động nghệ thuật dành cho thiếu nhi.
Kết quả bảng 3.7 dưới đây thể hiện có 3/4 biện pháp nhận được sự đồng tình trong đánh giá tính khả thi rất cao của GVSP – CBQL và GVMN. Đối với biện pháp 3 “Khuyến khích trẻ làm các đồ dùng, đồ chơi trong các hoạt động... bằng các nguyên liệu mở.” được GVMN đánh giá với ĐTB 2.58 thể hiện tính khả thi rất cao khi vận dụng sản phẩm tạo hình phối hợp với các hoạt động giáo dục khác.
Bảng 3.7: Kết quả ĐTB của biện pháp 3 giữa CBQL – GVSP và GVMN
Nhóm 3: các biện pháp khai thác nguồn vật liệu trong HĐTH cho trẻ MG5-6T
Mean CBQL,
GVSP GVMN 1. Sử dụng các nguyên vật liệu tái sử gần gũi với trẻ làm nguyện liệu tạo
hình, trang trí, làm đồ chơi,... cho trẻ. 2.56 2.69 2. Khuyến khích phụ huynh hỗ trợ, đóng góp các nguyên vật liệu tái sử
dụng tại cơ sở, cơ quan công tác hoặc vật liệu trong ngành nghề của gia