Thực trạng tổ chức góc tạo hình cho trẻ MG5-6T tại lớp

Một phần của tài liệu biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đáp ứng chương trình giáo dục mầm non 2009 (Trang 55 - 62)

8. Đóng góp của đề tài

2.3.7.Thực trạng tổ chức góc tạo hình cho trẻ MG5-6T tại lớp

Tìm hiểu về tình hình tổ chức HĐTH tại góc tạo hình, nghiên cứu này đã khảo sát thực hiện bố trí và cho trẻ hoạt động tại góc tạo hình của GVMN qua xây 5 tiêu chí [phụ lục 2; câu 8]. Trong đó tiêu chí 2, 3, 4 được thể hiện dạng câu hỏi mở, tiêu chí 1 và 5 được đánh giá bằng kết quả thống kê, cụ thể qua các bảng sau:

Bảng 2.15: Kết quả vị trí bố trí góc tạo hình tại lớp ở trường mầm non

Nội dung câu 8 ĐTB Tần số Tổng Tỷ lệ % Tổng

Có Không Có Không

1. Góc tạo hình được bố trí gần nguồn nước hoặc phòng vệ sinh

0.49 64 61 125 51.2 48.8 100

Bảng 2.15 thể hiện ĐTB là 0.49 nghĩa là GVMN có bố trí góc tạo hình gần nguồn nước nhưng không cao, cụ thể bố trí góc tạo hình gần nguồn nước hoặc phòng vệ sinh đạt 64/125 chiếm 51.2% nhưng có tới 48.8% trả lời không. Ta thấy, tỷ lệ chênh lệch không nhiều, chứng tỏ cứ 2 lớp, sẽ có 1 lớp bố trí không gần nguồn nước, điều này gây bất tiện khi trẻ tham gia tạo hình tại góc. Vì HĐTH thực hiện trên các vật liệu như đất nặn, màu, bột hoặc keo dán nên cần gần nguồn nước để thuận tiện trong việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và sử dụng nước trong quá trình trẻ hoạt động. Bên cạnh đó, bảng hỏi cũng thu được ý kiến của GVMN [phụ lục 2; câu 8 tiêu chí 2] nội dung bố trí góc tạo hình gần các góc như: toán, khám phá khoa học hoặc góc làm quen với con chữ cho thấy GVMN đã xác định được vị trí

54

phù hợp cho góc tạo hình tại lớp. GVMN cũng cho biết tại góc tạo hình sẽ có 2 loại vật liệu, loại 1 thường xuyên sử dụng (giấy, màu vẽ, đất nặn), loại 2 sử dụng khi có sự kiện hoặc mục đích giáo dục khác (tượng, tranh cát, hột hạt, vật liệu trang trí...), “thường thì trẻ chỉ sử dụng vật liệu loại 1 vì trẻ chủ yếu thích vẽ khi hoạt động tại góc, thỉnh thoảng trẻ nặn hoặc xé dán trang trí. Còn những vật liệu khác, trẻ chỉ làm khi có hướng dẫn hoặc gợi ý của cô”,

[phụ lục 2; câu 8 tiêu chí 3]. Quan sát các giờ hoạt động tại góc tạo hình ở một số trường mầm non trong phạm vi khảo sát, người nghiên cứu nhận thấy, trẻ chủ yếu vẽ hoặc nặn vì khi chuẩn bị góc, giáo viên thường để sẵn giấy, màu vẽ hoặc đất nặn trên bàn, một số trường cho trẻ sử dụng thêm màu nước, riêng ở các trường ngoại thành cho trẻ sử dụng các loại vật liệu từ thiên nhiên như lá cây, hạt, cành nhỏ để trang trí hoặc gấp, xếp hình. Song có một đặc điểm chung là không có trường hợp cho trẻ sử dụng vật liệu một cách tự do theo nhu cầu tạo hình của trẻ.

Nhằm đánh giá khách quan nội dung này, nghiên cứu tiếp tục phân tích thực trạng cho trẻ sử dụng nguyên vật liệu tại góc tạo hình qua bảng 2.16.

Bảng 2.16 Kết quả mức độ tự do hoạt động của trẻ ở góc tạo hình tại lớp

Nội dung câu 8 ĐTB Có sẵn Xin phép Tự do Tổng

5. tự do tìm kiếm, sử dụng các nguyên vật liệu theo nhu cầu và cất dọn

chúng một cách

độc lập

1.08 53/ 42.4% 41/ 32.8% 31/ 21.8% 125/ 100%

Kết quả hoạt động của trẻ tại góc tạo hình “ tự do tìm kiếm, sử dụng các nguyên vật liệu theo nhu cầu và cất dọn chúng một cách độc lập” có ĐTB 1.08 trong khoảng 0.5 đến 1.0, cho thấy thực tế khi tham gia tại góc tạo hình, trẻ chủ yếu chỉ được sử dụng những vật liệu có sẵn trên bàn, đây là một trong những lối mòn không những làm hạn chế nội dung tạo hình, khả năng sáng tạo mà còn làm hạn chế sự tự do của trẻ. Tuy nhiên, kết quả phân bố tần số và tỷ lệ, cho thấy điểm đáng mừng khi có 42.4% tương đương 53/125 giáo viên chỉ cho trẻ sử dụng vật liệu có sẵn trên bàn; 41/125 đạt 32.8% trường hợp cho trẻ được sử dụng thêm vật liệu khác sau khi xin phép cô và có 31/125 chiếm 21.8% giáo viên đã cho trẻ được tự do lựa chọn từ vật liệu đến nội dung thể hiện. Kết quả này cho thấy một lượng giáo viên nhỏ đã thể hiện sự tôn trọng tự do, độc lập của trẻ và tin tưởng vào khả năng chủ động trong

55

việc chuẩn bị và thu dọn góc chơi. Cũng là hồi chuông khuyến khích các GVMN thoát khỏi những suy nghĩ mang tính áp đặt của mình với trẻ khi tham gia HĐTH tại góc.

2.3.8. Thực trạng việc GVMN sử dụng tiêu chí đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ MG5-6T Đối với trẻ mầm non tuy HĐTH chưa phải là hoạt động nghệ thuật thực thụ nhưng trẻ đến với nó bằng niềm vui, niềm đam mê và gửi gắm cảm xúc của mình qua từng sản phẩm tạo hình. Vì vậy, để duy trì và nuôi dưỡng cảm xúc, hứng thú trẻ cần nhất ở GVMN sự khuyến khích và nhìn nhận khách quan khi nhận xét sản phẩm tạo hình của mỗi trẻ. Để xác định GVMN hiện nay nhận xét sản phẩm tạo hình của trẻ theo định hướng đánh giá trẻ theo chương trình GDMN, nghiên cứu đưa ra 8 tiêu chí đánh giá sản phẩm tạo hình cho trẻ [phụ lục 2; câu 10].

Kết quả khảo sát được phân loại theo số năm giảng dạy chương trình GDMN hiện hành và thể hiện qua bảng 2.18 như sau: có đến 70.4% ý kiến sử dụng tiêu chí “thể hiện đúng yêu cầu của cô” khi đánh giá sản phẩm của trẻ là không phù hợp và cũng có 66.4% cho rằng không cần thiết đánh giá “sản phẩm sạch, đẹp” khi nhận xét sản phẩm tạo hình của trẻ, điều này cho thấy GVMN đã nhìn nhận đúng định hướng đánh giá trẻ theo chương trình GDMN hiện hành. Kết quả đưa ra tỷ lệ khá lạc quan về sự đánh giá của GVMN qua các tiêu chí sau: tiêu chí 6 “thể hiện ý tưởng mới, sáng tạo” được xem xét hàng đầu với tỷ lệ đạt 99.2% sau đó là tiêu chí 2 “đường nét, màu sắc, bố cục rõ ràng” và tiêu chí 3 “Thể hiện đối tượng tạo hình theo cách riêng của trẻ” cùng đạt 97.6% và tiêu chí 8 “thể hiện cảm xúc của trẻ trong sản phẩm” chiếm 92.0% và cuối cùng xét đến “sản phẩm hoàn chỉnh về nội dung” và “thể hiện đối tượng dễ hiểu” đạt hơn 70%. Kết quả trên cho thấy GVMN đã chú ý tìm hiểu những ý tưởng sáng tạo, mới mẻ của trẻ thay vì hướng theo sản phẩm gợi ý của cô như cách nhận xét trước đây.

Ngoài ra, GVMN cũng tạo cho trẻ điều kiện nói lên cảm xúc, suy nghĩ của mình, tiêu chí này đáp ứng Bộ chuẩn PTT5T và cuối cùng nhận xét mức độ hoàn chỉnh nội dung của sản phẩm tạo hình. Trên thực tế, trẻ bị hạn chế thời gian nên chưa thể hiện trọn vẹn ý tưởng. Mặt khác, tuy tỷ lệ đánh giá của GVMN theo số năm dạy theo chương trình GDMN hiện hành không có sự chênh lệch nổi trội nhưng có điểm cần quan tâm là GVMN có thời gian giảng dạy theo chương trình hiện hành từ 2 – 3 năm có sự đánh giá tốt hơn. Bằng chứng là việc đánh giá thể hiện ở như tiêu chí 3 “thể hiện đối tượng tạo hình theo cách riêng...” và tiêu chí 6 “thể hiện ý tưởng mới, sáng tạo” đạt 47/47, ở các tiêu chí khác sự đánh giá không phù hợp cũng ít hơn so với GVMN giảng dạy trên 3 năm từ 2.4 đến 4.8%, điều này chứng tỏ

56

dần dần GVMN có sự định hướng rõ hơn về tiêu chí đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ MG5-6T theo chương trình GDMN hiện hành.

57

Bảng 2.17: Kết quả khảo sát GVMN sử dụng tiêu chí đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ MG5-6T

Nội dung câu 10

Số năm giảng dạy theo chương trình GDMN hiện hành

Phù hợp Không phù hợp

Dưới 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm 1 – 2năm 2- 3 năm Trên 3 năm Tổng Dưới 1 năm 1 – 2năm 2- 3 năm Trên 3 năm Tổng

TS % TS % TS % TS % TS % TS % TS % TS % TS % TS %

1. Thể hiện đúng yêu cầu

của cô 1 0.8 9 7.2 13 10.4 14 11.2 37 29.6 1 0.8 10 8.0 34 27.2 43 34.4 88 70.4 2. Đường nét, màu sắc, bố

cục rõ ràng 2 1.6 18 14.4 46 36.8 56 44.8 122 97.6 0 0.0 1 0.8 1 0.8 1 0.8 3 2.4 3. Thể hiện đối tượng tạo

hình theo cách riêng của trẻ 2 1.6 18 14.4 47 37.6 55 44.0 122 97.6 0 0.0 1 0.8 0 0.0 2 1.6 3 2.4 4. Thể hiện đối tượng dễ

hiểu 2 1.6 14 11.2 33 26.4 40 32.0 89 71.2 0 0.0 5 4.0 14 11.2 17 13.6 36 28.8 5. Sản phẩm sạch, đẹp 1 0.8 7 5.6 15 12.0 19 15.2 42 336. 1 0.8 12 9.6 32 25.6 38 30.4 83 66.4

6. Thể hiện ý tưởng mới,

sáng tạo 2 1.6 19 15.2 47 37.6 56 44.8 124 99.2 0 0.0 0 0.0 0 0.0 1 0.8 1 0.8 7. Sản phẩm hoàn chỉnh về

nội dung, hình thức 1 0.8 13 10.4 32 25.6 45 36.0 91 72.8 1 0.8 6 4.8 15 12.0 12 9.6 34 27.2 8. Thể hiện cảm xúc của trẻ

58

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Dựa vào kết quả khảo sát GVMN, những ý kiến thu thập từ CBQL trường mầm non và quá trình quan sát GVMN tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T đã cung cấp những bằng chứng giá trị thể hiện thực trạng nhận thức của GVMN về chương trình GDMN 2009 và biện pháp tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T đáp ứng chương trình GDMN ở một số trường mầm non tại TP.HCM có những vấn đề sau:

Đối với mức độ nhận thức của GVMN về chương trình GDMN 2009 có đến 97.6% GVMN đạt trình độ trên chuẩn và thâm niên công tác từ thời gian thí điểm chương trình cho đến nay chiếm tỷ lệ cao 64.8% nhưng chưa nhìn nhận đúng những điểm đặc trưng của chương trình và còn nhầm lẫn khi xác định mục tiêu cốt lõi trong việc giáo dục thẩm mỹ thông qua HĐTH, kết quả đánh giá của các tiêu chí không phù hợp tỷ lệ cao tương đương những tiêu chí chính xác và sự đánh giá không thể hiện chênh lệch nổi trội theo trình độ chuyên môn cũng như thâm niên công tác. Điều này một lần nữa chứng minh sau 3 năm thực hiện chương trình GDMN 2009, kết quả đào tạo từ phía trường sư phạm vẫn ở dạng “cung” còn chạy theo “cầu” và quá trình thực hiện tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T theo chương trình GDMN hiện hành vẫn chưa có nhiều khởi sắc trong nội dung, hình thức và phương pháp. Vấn đề đặt ra là GVMN khi tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ tại trường mầm non chủ yếu tiếp cận hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục, thiếu sự bồi dưỡng về những lý luận cũng như quan điểm của chương trình GDMN 2009. Trên thực tế, sở giáo dục, phòng GDMN và các đơn vị giáo dục nghiên cứu về chương trình GDMN vẫn thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục nhưng chủ yếu chỉ tập trung triển khai chuyên đề giáo dục, tập trung vào những khó khăn trong quá trình tổ chức HĐTH về nội dung và phương pháp giáo dục, chưa xác định được vấn đề cốt lõi là cần bồi dưỡng cho GVMN về những quan điểm cũng như cơ sở lý luận của chương trình GDMN hiện hành để làm kim chỉ nam định hướng cho quá trình thực hiện chương trình giáo dục.

Đối với thực trạng biện pháp tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-T đáp ứng chương trình GDMN 2009 ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh của GVMN cũng thể hiện những ưu và nhược điểm trong việc lên kế hoạch, xác định nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục và thể hiện tiêu chí đánh giá sản phẩm tạo hình của trẻ MG5-6T. Bên cạnh đó, công tác tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T đã đáp ứng được một phần nội dung chương trình GDMN 2009. Tuy nhiên, do năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên còn

59

có hạn, ảnh hưởng tiêu cực của những thói quen nghề nghiệp quá lớn được thể hiện qua kết quả tỷ lệ nghịch giữa mức độ thực hiện với mức độ đánh giá tính hiệu quả của hình thức tổ chức HĐTH ngoài trời, nhóm phương pháp quan sát tự nhiên, tìm tòi, trải nghiệm,... nên khi tiếp cận công tác tổ chức HĐTH theo chương trình GDMN 2009 chưa tường minh, chưa xác định được những điểm mới cần bổ sung và thay đổi nên còn gây nhiều lúng túng và khó khăn trong việc tích cực hoá hoạt động của trẻ MG5-6T.

60

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH

CHO TRẺ G5-6T ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON 2009

Một phần của tài liệu biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đáp ứng chương trình giáo dục mầm non 2009 (Trang 55 - 62)