8. Đóng góp của đề tài
1.2.2. Hoạt động tạo hình của trẻ mầm non
1.2.2.1. Vai trò của hoạt động tạo hình trong sự phát triển toàn diện của trẻ
HĐTH là hoạt động sáng tạo nghệ thuật, nó cũng như các hoạt động sáng tạo khác như: âm nhạc, văn thơ, kịch, điện ảnh,…đều là những hoạt động tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho nhân loại và mang ý nghĩa xã hột. Đối với HĐTH, con người không chỉ cảm nhận cái đẹp của thế giới xung quanh mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp. Đối với trẻ mầm non, HĐTH chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ. Mục đích và kết quả to lớn nhất của quá trình hoạt động chính là sự biến đổi và phát triển của chính bản thân trẻ. Giáo dục thông qua hoạt động tạo hình là sự bồi dưỡng khả năng nhận thức hiện thực có tính chất chuyên biệt bằng hình ảnh. Khi tham gia HĐTH, trẻ tái tạo lại các hình tượng quen thuộc đã tri giác được. Đó chính là những biểu tượng được hình thành trong quá trình nhận thức trực tiếp các đồ vật, hiện tượng trong khi vui chơi, vốn sống, vốn kinh nghiệm. Thông qua việc mô tả đó trẻ nhận biết được những thuộc tính và khả năng biểu cảm khác nhau của các vật liệu tạo hình. Từ đó, có thể khẳng định rằng HĐTH là một trong
24
những phương tiện tích cực để phát triển khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ như: quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo và các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát quát. Nhờ đó vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh tăng lên, ngày càng trở nên “giàu có” cả lượng và chất. Mặt khác, thông qua quá trình tìm hiểu, đánh giá đối tượng miêu tả và sản phẩm tạo hình sẽ tạo điều kiện phát triển ở trẻ vốn từ, lời nói hình tượng truyền cảm và ngôn ngữ mạch lạc.
HĐTH là hoạt động mang tính nghệ thuật, hoạt động này đã tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cảm giác, tri giác và cảm xúc thẩm mỹ của trẻ. Chúng còn tạo điều kiện giúp trẻ tiếp thu cái đẹp, cái tốt trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa – xã hội qua các hiện tượng, sự kiện được miêu tả. Nói cách khác, nội dung tạo hình là con đường dẫn dắt trẻ nhanh chóng hòa nhập vào xã hội xung quanh, bên cạnh việc trẻ cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống qua đường nét, màu sắc, bố cục sẽ tạo cho trẻ hứng thú, khuyến khích nơi trẻ lòng mong muốn tạo ra sản phẩm. Chính quá trình thực hiện sản phẩm qua các hoạt động vẽ, nặn, cắt – xé – dán,… là cơ hội cho trẻ rèn luyện và phát triển vận động tinh; khả năng phối hợp và điều chỉnh hoạt động tay – mắt. Có tác động hiệu quả tới phát triển thể chất của trẻ và góp phần chuẩn bị tâm thế cho trẻ đi học ở trường phổ thông nói chung, môn mỹ thuật nói riêng. Đặc biệt, đối với trẻ MG5-6T, các em đang ở giai đoạn phát triển mạnh về tư duy, tiếp thu được những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, về khoa học – kỹ thuật có thể giúp trẻ nhanh chóng làm quen với các môn học mới ở tiểu học. Hoạt động tạo hình còn là môi trường cho trẻ MG5-6T rèn luyện năng lực tự điều khiển hành vi của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ đã đề ra.
1.2.2.2. Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Theo tác giả Lê Thanh Thủy [34] và Lê Thị Thanh Bình [1] một đặc điểm rất rõ nét trong HĐTH của trẻ em đó là tính duy kỷ. Tính duy kỷ làm cho trẻ đến với HĐTH một cách dễ dàng: trẻ sẵn sàng vẽ, nặn bất cứ cái gì, không sợ khó khăn trong miêu tả, đối tượng đó thường là cái trẻ thích, trẻ muốn chứ không chỉ là cái dễ vẽ. Mối quan tâm chính của trẻ tập trung vào sự thể hiện, biểu cảm chứ không chưa phải “hình nghệ thuật” thực sự của tác phẩm. Cùng với tính duy kỷ, tính không chủ định cũng là một đặc điểm tâm lý rất đặc trưng, tạo cho sản phẩm của trẻ nét hấp dẫn riêng. Với trẻ MG5-6T đã bước qua giai đoạn tạo hình có chủ định, trẻ có thể xác định được ý định trước khi tạo hình và ý tưởng tạo hình đã bền vững hơn, biểu lộ sự tập trung và có định hướng khi thể hiện những cảm xúc của mình thông qua các dạng tạo hình. Trẻ có khả năng tạo nên các đường nét với tính chất khác nhau
25
khá phức tạp và dùng đường nét liền mạch, uyển chuyển để truyền đạt hình dáng trọn vẹn của đối tượng trong cấu trúc hợp lý. Đặc biệt, trẻ khá linh hoạt trong việc biến đổi, phối hợp tính chất của các đường nét thể hiện vẻ độc đáo, rất riêng của mỗi hình tượng sự vật cụ thể. Trẻ MG5-6T sử dụng được đồng thời “màu bắt chước” và “màu không bắt chước” khi muốn thể hiện đối tượng theo cách riêng của trẻ. Về bố cục, trẻ biết tạo nên bố cục với thế cân bằng qua cách xếp đối xứng và không đối xứng; sắp xếp thể hiện sự vận động, hành động, các mối quan hệ giữa các sự vật, nhân vật để tạo ra không gian có chiều sâu. Tóm lại, trẻ MG5-6T bước vào giai đoạn chính muồi về kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội và kỹ năng tạo hình, vì vậy sản phẩm của trẻ rất đa dạng, bản thân trẻ luôn có nhu cầu tìm kiếm, khám phá các phương thức tạo hình mới, nguồn vật liệu mới để làm phong phú thêm kinh nghiệm, hiểu biết của mình. Vì thế, tổ chức HĐTH cho trẻ MG5-6T không chỉ tập trung vào những phương thức thông thường như vẽ, nặn, cắt – xé – dán, gấp hình mà cần tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với các loại hình mới như làm mô hình, đồ chơi, vật dụng,... nhằm thu hút hứng thú của trẻ, cung cấp cho trẻ những kỹ năng tạo hình mới và làm bộc lộ những khả năng sáng tạo của trẻ.