Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 2010 (Trang 90)

Trải qua một chặng đƣờng dài chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã để lại những kinh nghiệm quý đó là:

Một là, cần nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tế của địa phương.

Là một tỉnh nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao nhƣ Bắc Giang thì Đảng bộ tỉnh cần xác định rõ phải học tập, quán triệt sâu sắc mọi chủ trƣơng, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp; phải thấm nhuần đƣờng lối kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn và giai cấp nông dân của Đảng. Đƣờng lối kinh tế nông nghiệp, chủ trƣơng, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn và giai cấp nông dân giữ vai trò tiên quyết để phát triển kinh tế của tỉnh- một tỉnh kinh tế nông nghiệp.

Ngay từ Đại hội V của Đảng bộ Bắc Giang đã xác định vị trí hàng đầu của kinh tế nông nghiệp, đến Đại hội VI một lần nữa nông nghiệp lại đƣợc quan tâm đặc biệt, Đảng đã chỉ đạo cả nƣớc thực hiện tập trung ba chƣơng trình kinh tế trong đó quan trọng nhất là chƣơng trình sản xuất lƣơng thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng. Đến Đại hội VII, Đảng ta lại chủ trƣơng “phát triển nông - lâm - ngƣ nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến...” và coi đây

84

là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Đại hội VIII, IX và đến cả Đại hội X vẫn coi nông nghiệp là đề tài vô cùng quan trọng, và nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là phải thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Để có đƣợc những thành tựu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng CNH, HĐH ở Bắc Giang những năm qua, trƣớc hết là do Đảng bộ tỉnh đã học tập, nghiên cứu quán triệt sâu sắc, thấm nhuần mọi chủ trƣơng, quan điểm, đƣờng lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng và phải hiểu sâu, nắm chắc tình hình thực tế địa phƣơng để vận dụng vào địa phƣơng. Trong đó tập trung vào những vấn đề chủ yếu nhƣ: với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thì có chuyển dịch giữa ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi, bên cạnh đó trong nội bộ ngành trồng trọt và nội bộ ngành chăn nuôi cũng có sự chuyển dịch. Chuyển dịch không chỉ về giống, mùa vụ mà còn chuyển dịch cả công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến để tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm nông sản; với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng thì cần phát triển và khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đặc biệt cần nâng cao khâu chế biến và nắm bắt thị trƣờng tiêu thụ tốt hơn để giá trị nông sản của các vùng ngày một tăng cao; với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, cần nâng cao vai trò của kinh tế nhà nƣớc, kinh tế tập thể, khuyến khích các hình thức kinh tế khác phát triển, khuyến khích các trang trại và các hộ nông dân phát triển kinh tế theo hƣớng công nghiệp, bán công nghiệp, thân thiện với môi trƣờng... Tất cả để hƣớng tới một nền nông nghiệp phát triển theo hƣớng CNH, HĐH.

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã có những chƣơng trình cụ thể, trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh đó, cũng có sự chỉ đạo thống nhất, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện. Đồng thời cũng mạnh dạn nhìn nhận và sửa chữa những sai lầm. Vì vậy, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Bắc

85

Giang đã diễn ra tƣơng đối thuận lợi và đạt kết quả khả quan, đƣa đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn nâng lên một bƣớc.

Hai là, phải chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, nƣớc ta nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng đã bƣớc sang nền kinh tế theo định hƣớng XHCN, đây là sự chuyển đổi về cả cơ cấu lẫn nhận thức của các cán bộ lãnh đạo. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải không ngừng nâng cao kiến thức, năng lực và đạo đức nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ cách mạng mới. Sự trau dồi về kiến thức phải đƣợc củng cố dƣới cả hình thức lý thuyết và thực tiễn, tỉnh đã nhiều lần mở các lớp bồi dƣỡng thêm về kiến thức cũng nhƣ tham quan các tỉnh bạn về việc tổ chức thực hiện cũng nhƣ triển khai các chủ trƣơng của Đảng vào thực tế có hiệu quả. Các lớp bồi dƣỡng về kiến thức cho các cán bộ đảng viên đƣợc thực hiện liên tục từ tỉnh đến từng địa phƣơng, vì vậy kiến thức mới luôn đƣợc bổ sung kịp thời tới các cán bộ cấp cơ sở.

Việc bồi dƣỡng kiến thức một cách thƣờng xuyên nhƣ vậy góp phần làm tăng sự nhạy bén và năng động trong cách chỉ đạo điều hành của các cán bộ với tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh theo hƣớng CNH, HĐH.

Việc đƣa các cán bộ đảng viên đi học hỏi thực tế tại các tỉnh hàng năm cũng giúp cho các cán bộ có cái nhìn trực quan về quá trình đổi mới kinh tế - xã hội mà cụ thể là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng CNH, HĐH, thúc đẩy ý chí dám làm của các cán bộ đảng viên.

Ba là, lãnh đạo phát huy ý thức tự lực, sáng tạo, huy động sức dân, dựa vào dân để tiến hành quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Quần chúng làm nên lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Phát triển kinh tế nông nghiệp là trách nhiệm của toàn dân, của bản thân ngƣời nông dân do Đảng tổ chức và lãnh đạo.

86

Dễ trăm lần không dân cũng chịu! Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Vì vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang luôn xuất phát từ thực tiễn lợi ích của ngƣời nông dân mà từ đó đƣa ra các chính sách hợp lý dựa trên đƣờng lối chung của Đảng. Chính vì thế nên sau hơn mƣời năm tách tỉnh (1997 - 2010), từ một nền kinh tế thuần nông, nghèo, chậm phát triển, nay kinh tế tỉnh Bắc Giang đã ngày một phát triển hơn đời sống nhân dân cũng khá giả hơn. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do Đảng bộ tỉnh đã biết dựa vào dân, coi dân là sức mạnh, đƣa ra những chính sách hợp lòng dân... Những điều này đã thực sự phát huy ý thức tự lực, tự cƣờng, khai thác triệt để sức lao động, trí tuệ, và kinh nghiệm trong nhân dân để phát triển một nền nông nghiệp bền vững, toàn diện.

Bốn là, cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đƣợc nhanh và toàn diện trƣớc tiên cần có cơ sở hạ tầng tốt. Cơ sở hạ tầng sớm đƣợc hoàn thiện và hiện đại hóa là bƣớc đệm cần để nông nghiệp tỉnh phát triển theo hƣớng hàng hóa và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, Đảng bộ tỉnh luôn chủ trƣơng triển khai các nguồn vốn của Trung ƣơng cùng với sự kết hợp đóng góp của nhân dân để xây dựng và ngày càng hoàn thiện các công trình công cộng nhƣ đƣờng quốc lộ, đƣờng thôn, đƣờng liên thôn, đập, hệ thống thủy lợi phục vụ tƣới tiêu, bên cạnh đó hệ thống giáo dục, y tế, trƣờng học..., cũng ngày càng đƣợc hoàn thiện và phát triển cả quy mô lẫn chất lƣợng. Trong giai đoạn 1997 - 2010, nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Giang đƣợc sự quan tâm của Đảng, nhà nƣớc và tỉnh đã cố gắng xây dựng hoàn thiện các cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho nông nghiệp, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng nhƣ củng cố đƣợc tinh thần cho ngƣời dân yên tâm phát triển kinh tế - xã hội dƣới sự chỉ đạo, dẫn dắt của Đảng.

87

Thứ năm, cùng với lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng bộ phải luôn chủ trương lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các vấn đề xã hội, nhằm tạo động lực phát triển, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Bắc Giang theo hƣớng CNH, HĐH, đã nảy sinh nhiều vấn đề xã hội có liên quan. Bên cạnh những thành tựu vô cùng quan trọng mà Đảng và nhân dân toàn tỉnh đã cùng nhau gặt hái đƣợc, thì những mặt hạn chế của quá trình CNH, HĐH cũng là vẫn đề lớn cần có sự can thiệp, giải quyết nhanh chóng của Đảng, chính quyền. Việc này đòi hỏi Đảng phải có những chỉ đạo sát sao với tình hình để ổn định xã hội phục vụ cho phát triển kinh tế. Ngoài ra Đảng còn chú trọng tới việc lãnh đạo các địa phƣơng thực hiện phong trào nếp sống văn hóa, làng văn hóa... Tình hình kinh tế - chính trị trong giai đoạn cách mạng mới cũng yêu cầu Đảng bộ tỉnh cần sát sao và có những quyết sách phù hợp để ổn định trật tự an ninh. Ngoài ra các vấn đề khác nhƣ giáo dục, y tế, trình độ tay nghề... cho lao động ở nông thôn cũng ngày phải đƣợc hoàn thiện hơn. Vấn đề dân chủ hóa và xóa đói giảm nghèo cần đƣợc các cán bộ địa phƣơng thấm nhuần làm cho đời sống nông thôn ngày một phát triển.

Mỗi một địa phƣơng trong quá trình phát triển lại có những biến đổi khác nhau, vì vậy để kịp thời chỉ đạo phù hợp thì không chỉ có vai trò lãnh đạo của Đảng ở cấp tỉnh mà vai trò lãnh đạo của Đảng ở các cấp cơ sở cũng ngày một cần nâng cao. Chính quyền là nơi gắn liền với sản xuất và đời sống nhân dân địa phƣơng. Các cán bộ huyện, xã là ngƣời trực tiếp tiếp thu và thực thi các chính sách, chủ trƣơng của Đảng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, cần nâng cao kiến thức quản lý của cán bộ Đảng ở các cấp cơ sở, nhất là cấp xã.

88

KẾT LUẬN

Trong suốt chặng đƣờng dài, gần 14 năm (1997 - 2010), với một tinh thần chủ động tích cực cùng với việc tách thành một tỉnh riêng, Đảng bộ Bắc Giang đã nhanh chóng vận dụng các chính sách, đƣờng lối của Trung ƣơng vào thực tế của địa phƣơng. Việc vận dụng chính sách một cách sáng tạo với tình hình thực tế đã giúp cho kinh tế nông nghiệp của toàn tỉnh đạt đƣợc những kết quả to lớn, cơ cấu kinh tế nông nghiệp Bắc Giang đã và đang chuyển dịch dần theo hƣớng CNH, HĐH cụ thể: với kinh tế ngành, tỷ trọng ngành chăn nuôi ngày một tăng, giá trị và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng tăng nhanh, tình trạng độc canh cây lúa đã bị phá vỡ, thay vào đó là các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao đƣợc đƣa vào sản xuất; còn với kinh tế vùng thì các vùng trọng điểm đã đƣợc hình thành, các thế mạnh của mỗi địa phƣơng cũng đƣợc khai thác, và ở Bắc Giang thành công nhất vẫn là vùng trồng vải trên diện tích đất đồi cằn cỗi. Bên cạnh đó tại vùng thấp trũng lại tập trung phát triển cây rau màu, thực phẩm và chăn nuôi theo kiểu thâm canh, xen canh, công nghiệp và bán công nghiệp; với kinh tế thành phần, mặc dù kinh tế tập thể hoạt động chƣa mấy hiệu quả nhƣng vẫn là nền tảng và hỗ trợ ngƣời dân, kinh tế hộ và kinh tế trang trại ngày càng phát triển mạnh, và trong những năm gần đây, kinh tế trang trại và kinh tế hộ đang trở thành thế mạnh ở Bắc Giang, góp phần to lớn vào việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng CNH, HĐH của tỉnh.

Bên cạnh việc chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp thì công nghệ chế biến cũng đƣợc Đảng bộ tỉnh quan tâm để nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản trên thị trƣờng. Ngoài ra, tỉnh còn vận dụng khoa học kỹ thuật để nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, hƣớng dẫn, giúp đỡ ngƣời dân sản xuất. Hƣớng liên kết giữa các nhà (nhà nƣớc - nhà khoa học - doanh nghiệp và nhà nông) luôn đƣợc tỉnh quan tâm, tạo điều kiện mọi mặt hỗ trợ nông dân thực hiện sản xuất theo sự hƣớng dẫn của Đảng. Những thành tựu của quá trình

89

chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1997 - 2010 đã thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông thôn ở tỉnh Bắc Giang đi lên mạnh mẽ hơn.

Trên con đƣờng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH bên cạnh những thành công, vẫn tồn tại nhiều sai sót, yếu kém nhất định, làm cho toàn ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có nguy cơ mất cân bằng với quá trình phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh mà Đảng cần quan tâm và khắc phục kịp thời. Những tồn tại dễ thấy nhất đó là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là chƣa cao, đồng thời khâu chế biến nông sản còn sơ sài, đặc biệt là thƣơng hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp với các thị trƣờng còn hạn chế, khâu lo đầu ra và các thông tin thị trƣờng cho các sản phẩm hàng hóa còn yếu. Kinh tế tập thể làm ăn trì trệ, kinh tế trang trại tuy phát triển, nhƣng những trang trại quy mô lớn hẳn thoát ra khỏi khu dân cƣ còn rất ít...những tồn tại trên chủ yếu do nền kinh tế nông nghiệp của Bắc Giang có xuất phát điểm thấp, trình độ nhận thức của nông dân chƣa đáp ứng đƣợc quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 1997 - 2010 đã để lại đƣợc những kinh nghiệm quý cần đƣợc quán triệt và phát huy trong những năm Đảng lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp theo. Trƣớc hết là kinh nghiệm vận dụng chính sách của đảng vào địa phƣơng một cách sáng tạo. Thứ hai là kinh nghiệm đào tạo năng lực và phẩm chất cán bộ để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Ngoài ra, kinh nghiệm dựa vào sức dân để phát triển nông nghiệp cũng là một kinh nghiệm vô cùng quý báu, đồng thời phải tập trung xây dựng cơ sở vật chất và tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng bộ cấp cơ sở để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Đây là những vấn đề cơ bản nhất để tỉnh Bắc Giang tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, với những thành tựu đã đạt đƣợc cùng với những bài học kinh nghiệm, và cố gắng vƣợt qua mọi khó khăn, Bắc Giang có thể sánh cùng các các tỉnh khác để hòa chung vào không khí CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của cả nƣớc.

90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Quang Ánh (2005), Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa từ năm 1997

- 2004, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (Khóa X) (2008), Nghị quyết số 26 - NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (1999), Bắc Giang những chặng

đường lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2001), Nghị quyết số 36 - NQ/TU về các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội cần tập trung chỉ đạo trong

giai đoạn 2001 - 2005, Lƣu trữ tại Văn phòng Tỉnh uỷ Bắc Giang.

5. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2006), Nghị quyết số 52- NQ/TU

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 2010 (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)