Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 2010 (Trang 36)

nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2000

1.2.1. Chủ trương chung của Đảng và chủ trương của Đảng bộ.

Sau 10 năm đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội nƣớc ta đã dần ổn định và phát triển, trƣớc những thành tích đạt đƣợc, đồng thời dựa trên tình hình quốc tế và trong nƣớc, Đảng đã tổ chức Đại hội lần VIII vào ngày 28/6/1996, tại Hà Nội “Đây là Đại hội có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước ngoặt chuyển

30

đất nước ta sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh. Xã hội công bằng văn minh theo

định hướng XHCN” [11, tr. 86].

Tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp đƣợc Đại hội đề cập nhƣ sau: Đặc biệt trong CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngƣ gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng về kinh tế [43, tr. 86]. Về CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, Đảng và Nhà nƣớc xác định: “Phát triển toàn diện nông - lâm - ngƣ nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá về số lƣợng, tốt về chất lƣợng, bảo đảm an toàn về lƣơng thực cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc [43, tr. 86].

Nghị quyết của Đại hội VIII đã đƣợc Đảng ta cụ thể hóa bằng Luật HTX1 đã quy định chuyển đổi các HTX sản xuất nông nghiệp trƣớc đây sang làm chức năng dịch vụ theo mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới, làm dịch vụ cho kinh tế hộ. Sau đó chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách mới về nông nghiệp, nông thôn, tiêu biểu là đầu tƣ cho nông nghiệp và nông thôn theo hƣớng 50% vốn ngân sách trong năm 1999, chính sách cho vay vốn cho mỗi hộ nông dân đến 10 triệu đồng mà không phải thế chấp.

Sau Đại hội VIII của Đảng, Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 4 (khóa VIII) (29 - 12 - 1997) đã họp và bàn về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH. Trong đó nhấn mạnh việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ sinh học, ƣu tiên phát triển các cây trồng và vật nuôi có quy mô xuất khẩu tƣơng đối lớn và thị trƣờng ổn định, đặc biệt coi trọng các sản phẩm quý hiếm

1Luật có 10 chƣơng, 56 điều. Luật ra đời nhằm phát huy vai trò quan trọng của kinh tế hợp tác, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Hà Nội, ngày 20 tháng 6, năm 1996. Quốc Hội số 47 - L/CTN.

31

có lợi thế. Hết sức chú trọng phát triển công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến [44, tr. 135].

Ngày 17 - 10 - 1998 Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 6 đã họp bàn về nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 1999 và vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nội dung của Hội nghị chủ yếu tập trung vào vấn đề nông nghiệp và khẳng định cần phải tập trung hơn nữa cho nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH, làm cơ sở vững chắc cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, ƣu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, đồng thời sớm giải phóng các vƣớng mắc về chính sách đang kìm hãm sức sản xuất nông thôn để tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn phát triển mạnh mẽ, vững chắc, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo và tăng cƣờng đoàn kết nông thôn [44, tr. 194]. Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ 6 vấn đề kinh tế trang trại đã đƣợc Đảng nhắc đến và coi đây nhƣ là hình thức kinh tế hộ sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và trình độ cao. Cũng trong Hội nghị lần này, kinh tế hộ tƣ nhân đã đƣợc khuyến khích phát triển, mở rộng quyền sử dụng đất và cần tăng cƣờng đầu tƣ cho nông nghiệp.

Tháng 1 - 1998 Bộ Chính trị ra Nghị quyết 06 - NQ/TW về “Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn”, tại Nghị quyết này Bộ chính trị đã coi vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực hiện CNH,HĐH đất nƣớc, đƣa nông nghiệp, nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của đất nƣớc cả trƣớc mắt lẫn lâu dài và nhấn mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị trƣờng để hình thành liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trƣờng ngay trên địa bàn nông thôn, gắn công nghiệp hóa với thực hiện dân chủ hóa, phát huy lợi thế của từng vùng và cả nƣớc, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, phát triển nền

32

nông nghiệp với nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế HTX dần trở thành nền tảng hợp tác và hƣớng dẫn kinh tế tƣ nhân phát triển theo đúng pháp luật.

Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi phía bắc, để thuận lợi phát triển vùng kinh tế của tỉnh trong hoàn cảnh mới, ngày 06/11/1996, Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, sau hơn 34 năm hợp nhất kể từ ngày 27/10/1962, tỉnh Bắc Giang đƣợc tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997.

Sau khi tái lập, xuất phát từ đặc điểm địa lý tự nhiên và quá trình phát triển, Bắc Giang đã và đang hình thành vùng phát triển nông nghiệp, vùng trung tâm công nghiệp và dịch vụ. Qua hơn 10 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới dƣới sự chỉ đạo và dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Giang đã gặt hái đƣợc một số thành quả nhất định làm tiền đề để toàn tỉnh tiếp tục thực hiện chính sách đổi mới, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng trên mọi lĩnh vực. Tồn tại cùng thuận lợi là những khó khăn, nhất là khó khăn của một nền nông nghiệp manh mún, thuần nông dựa vào thiên nhiên là chính, hiệu quả kinh tế chƣa cao, công nghiệp phát triển hạn chế.

Trƣớc hoàn cảnh trên, căn cứ vào mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII về định hƣớng phát triển chiến lƣợc đến năm 2020 phấn đấu đƣa Việt Nam cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp, tại Đại hội Đảng lần thứ XIV (ngày 07/11/1997) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đƣa ra mục tiêu phấn đấu của toàn tỉnh đến năm 2000 nhƣ sau: “Mục tiêu phấn đấu thời kỳ 1997 - 2000 là tập trung huy động mọi nguồn lực, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trước mắt là công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn. Khai thác có hiệu quả tiềm năng lao

33

động, đất đồi, rừng của tỉnh để phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, kết hợp trồng rừng theo mô hình trang trại…, từng bước xây dựng cơ sở chế

biến nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm…”[92, tr. 10]. Trong giai đoạn 1997 đến

2000 là giai đoạn đẩy mạnh CNH,HĐH đất nƣớc, cũng là giai đoạn kết thúc thế kỷ XX để chuẩn bị bƣớc vào một thế kỷ mới, thế kỷ XXI. Với định hƣớng này, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã đặt ra các mục tiêu, giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cụ thể nhƣ sau:

Đối với kinh tế ngành, Đảng bộ chủ trƣơng chỉ đạo tiếp tục phát triển

sản xuất nông nghiệp, từng bƣớc chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa theo hƣớng đa dạng sản phẩm gắn với chất lƣợng cao, trong đó tập trung và đảm bảo ổn định lƣơng thực, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi và tăng dịch vụ công nghiệp nông thôn [108, tr. 11].

Phấn đấu tăng giá trị sản xuất nông nghiệp (gồm nông - lâm - ngƣ nghiệp) đạt 5%, tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt từ 510 đến 520 nghìn tấn, sản lƣợng lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt từ 330 đến 340, cơ cấu ngành:trồng trọt 60%, chăn nuôi và dịch vụ chiếm 40%.

Đối với ngành trồng trọt thì trọng tâm vẫn là trồng lúa để đảm bảo ổn định lƣơng thực, thực phẩm cho đời sống nhân dân trong tỉnh, và hƣớng ra xuất khẩu. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, phải tập trung thâm canh, tăng vụ và tận dụng tối đa diện tích đất đƣa vào sản xuất, ổn định diện tích gieo trồng lúa 111.000 ha, trong đó chú trọng việc mở rộng vùng đất thấp, màu mỡ để trồng lúa nhƣ Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên... phấn đấu mức sản lƣợng lƣơng thực 520.000 tấn/năm, năng suất bình quân lên 37 - 38 tạ/ha, mở rộng diện tích lúa màu sớm để phát triển mạnh cây trồng vụ đông.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực trồng trọt, Đảng bộ chủ trƣơng chỉ đạo chuyển một phần diện tích cây lúa có năng suất thấp sang trồng cây có giá trị

34

cao hơn. Phấn đấu đến năm 2000 sản lƣợng lạc vỏ đạt 12 ngàn tấn, đậu tƣơng đạt 8,8 ngàn tấn, tiếp tục đƣa giống ngô lai và giống cây con có năng suất vào sản xuất. Đƣa tiến bộ khoa học vào sản xuất, đặc biệt là tiến bộ trong giống cây trồng. Còn đối với lâm nghiệp thì phải kịp thời chuyển chức năng hoạt động của lâm trƣờng từ sản xuất kinh doanh sang xây dựng cơ bản khi đã có quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về việc đóng cửa rừng trong năm 1997, hoàn thành việc giao đất, giao rừng theo Chỉ thị 02 của Thủ tƣớng Chính phủ đảm bảo mọi diện tích đều có chủ [92, tr. 16]. Phát triển lâm nghiệp xã hội, tổ chức thực hiện tốt các công trình phát triển kinh tế miền núi “327” nay là chƣơng trình (556). Khai thác có hiệu quả diện tích đất trống, đồi trọc để trồng cây ăn quả nhất là cây vải thiều, kết hợp với trồng rừng tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoa quả và chế biến lâm sản. Chú trọng công tác bảo vệ, khoanh nuôi và tái sinh rừng, đồng thời tiếp tục thực hiện giao đất, khoán đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng ổn định lâu dài cho chủ hộ sử dụng đất. Phấn đấu đƣa diện tích cây ăn quả lên 40 ngàn ha, khoanh nuôi 20 ngàn ha rừng, trồng mới 35 ngàn ha rừng tập trung, 24 triệu cây phân tán. Phát triển mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp theo hình thức kinh tế trang trại. Tạo điều kiện cho đồng bào gắn bó với rừng và phát triển kinh tế đồi rừng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với ngành chăn nuôi, Đảng bộ chủ trƣơng phát triển toàn diện, đa dạng hoá sản phẩm theo hƣớng hàng hóa và phù hợp với từng vùng. Thực hiện chƣơng trình “nạc hoá đàn lợn”, “sind hoá đàn bò”, khuyến khích chăn nuôi gia súc gia cầm ở các hộ gia đình theo phƣơng pháp công nghiệp và nuôi con đặc sản. Khai thác diện tích mặt nƣớc, ao hồ vào nuôi thả cá và con đặc sản… Phấn đấu tăng nhanh tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp [37, tr. 46].

Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, Đảng bộ còn chú trọng tập trung phát triển công nghiệp chế biến để hỗ trợ, thúc đẩy

35

toàn ngành nông nghiệp. Công nghiệp chế biến lƣơng thực, thực phẩm phải phát triển theo hƣớng đa dạng hóa sản phẩm, quy hoạch các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu. Bên canh đó cần ƣu tiên phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nhất là thuỷ lợi, giống; tăng cƣờng công tác dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp; đảm bảo cung ứng kịp thời các dịch vụ và thị trƣờng ngay trên địa bàn nông thôn.

Đối với kinh tế vùng, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang chỉ đạo chú trọng khai

thác tiềm năng các vùng kinh tế, thúc đẩy chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng. Quán triệt chủ trƣơng của Đảng bộ ngày 09/01/1998, tại thị xã Bắc Giang, kỳ họp HĐND tỉnh khoá XIII, đã nêu ra phƣơng hƣớng và biện pháp chủ yếu để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó xác định nông nghiệp vẫn là mũi nhọn cho chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội. Cần giúp đỡ các địa phƣơng xây dựng dự án khả thi phát triển cây ăn quả theo dự án quy hoạch vùng cây ăn quả của tỉnh, đồng thời tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ƣơng, tỉnh để sớm thực thi dự án chế biến rau quả. Ngày 10/01/1999, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Báo cáo số 02/NN-KH/BC trong đó nêu kế hoạch nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH - HĐH, tăng nhanh khối lƣợng sản phẩm hàng hoá, nhất là hàng hoá qua chế biến. Tập trung khai thác lợi thế và đất đai, thời tiết khí hậu và địa lý kinh tế của tỉnh để phát triển giống cây trồng vật nuôi có thế mạnh, phù hợp với lợi thế so sánh của mỗi vùng. Hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng sản phẩm gắn với thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu: trọng tâm là cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày truyền thống, rau thực phẩm và nghề rừng.

Bên cạnh vùng phát triển cây công nghiệp và vùng lâm nghiệp, thì tỉnh còn chú trọng đến vùng trồng lúa và chăn nuôi. Vì vậy, Đảng bộ tỉnh luôn nhấn mạnh đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh, tăng vụ, còn vùng trung tâm tỉnh là nơi phát triển dịch vụ.

36

Đối với kinh tế thành phần, có thành phần kinh tế nhà nƣớc, tập thể và

tƣ nhân. Đối với thành phần kinh tế nhà nƣớc, Đảng bộ chủ trƣơng chỉ đạo thực hiện đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nƣớc nông - lâm nghiệp theo hƣớng dẫn, chỉ đạo của nhà nƣớc, tạo thêm việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động [79, tr. 19]. Triển khai tốt Chỉ thị 500 của Thủ tƣớng Chính phủ và Thông báo số 3130 về sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc Sở, chú ý quản lý các nông trƣờng quốc doanh Trung ƣơng và chuyển về địa phƣơng quản lý. Ban cán sự Đảng, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần khẩn trƣơng tổ chức lại hợp tác xã nông thôn theo Chỉ thị 68 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng và Nghị quyết 18 của Tỉnh uỷ. Thực hiện đồng bộ công tác quy hoạch đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ làm nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở, nhất là đội ngũ khuyến nông, khuyến ngƣ, đội ngũ kỹ thuật chuyên môn ở các công ty và văn phòng. Đổi mới phong cách làm việc, sâu sát cuộc sống của ngƣời lao động. Mặt khác ngành cần làm tốt chức năng, nhiệm vụ, vai trò quản lý nhà nƣớc trong việc xây dựng, quy hoạch, kế hoạch tham mƣu cho Tỉnh uỷ, UBND nhiều chủ trƣơng, chính sách kịp thời phù hợp với yêu cầu phát triển CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Đối với thành phần kinh tế tập thể, Đảng bộ chỉ đạo tiếp tục đổi mới kinh tế HTX nông nghiệp và phát triển các hình thức hợp tác trong kinh tế nông thôn, triển khai thực hiện tốt luật HTX. Phân công lại lao động ở các ngành, vùng, thành phần kinh tế theo định hƣớng CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tại kỳ họp HĐND tỉnh khoá XIII, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo đẩy mạnh việc chuyển đổi đăng ký và thành lập hợp tác xã, coi trọng kinh

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 2010 (Trang 36)