Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng:

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 2010 (Trang 63 - 66)

Khu vực có địa hình cao, là vùng có thế mạnh phát triển các loại cây ăn

quả, lâm nghiệp và kinh tế trang trại. Giai đoạn 2001 - 2005 đã hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá lớn, bắt đầu từ Lục Ngạn đến nhiều địa phƣơng khác nhƣ: Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động đã chỉ đạo hình thành vùng trồng cây ăn quả với quy mô rộng, đến năm 2005 diện tích đạt 45.337 ha, tăng gần 11,5 ha so với năm 2000, vƣợt mục tiêu, trong đó chủ yếu là diện tích vải, nhãn là 34.900 ha, vƣợt 7.990 ha. Giá trị sản xuất bình quân trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt 26 triệu đồng/ha/năm, tăng 7,3 triệu đồng so với năm 2000. Diện tích cho thu hoạch và sản lƣợng cây ăn quả tăng mạnh. Cơ cấu cây ăn quả ngày càng đa dạng về chủng loại, diện tích giống vải sớm đƣợc mở rộng, góp phần kéo dài thời vụ thu hoạch, một số cây ăn quả có chất lƣợng đang đƣợc nhân rộng trong đó phải kể đến giống vải Thanh Hà và Nhãn Lồng.

57

Bên cạnh việc hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả thì khu vực này còn hình thành vùng trồng rừng khảo nghiệm các dòng keo, bạch đàn và thông Caribê mới đƣợc lựa chọn kết hợp với gây trồng các loài cây gỗ bản địa và các loài tre, trúc… Trong năm 2001, trồng rừng kinh tế bằng cây mô, hom với diện tích 300 ha (sử dụng giống từ Trung tâm giống lâm nghiệp Quảng Ninh) và tiếp tục mở rộng vào các năm tiếp theo. Riêng năm 2005 đã trồng mới đƣợc 3.856 ha đất rừng nâng tổng diện tích trồng rừng lên 20.741 ha, tăng hơn 13.000 ha so với năm 2000 đạt 103,7% so với mục tiêu Đại hội, mật độ che phủ rừng là 39,5% [11, tr. 21].

Chăn nuôi khu vực này cũng ngày càng phát triển đặc biệt là việc kết hợp mô hình trồng rừng với chăn nuôi và điển hình là nuôi bò và gia cầm. Đây là loại vật nuôi có sản phẩm đƣợc tiêu thụ ngày càng tăng, có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với mô hình phát triển kinh tế vƣờn rừng kết hợp với chăn nuôi ở miền núi. Gà đồi ở huyện Yên thế đã dần trở thành thƣơng hiệu và đƣợc xuất khẩu sang các tỉnh lân cận nhƣ Hà Nội, Bắc Ninh...điều này cho thấy mô hình vƣờn đồi đã bƣớc đầu thành công tạo thu nhập ổn định cho ngƣời dân. Tuy nhiên, năm 2004 do sự xuất hiện của dịch cúm gia cầm nên đã ảnh hƣởng nặng nề đến việc chăn nuôi gia cầm. Vì vậy, cơ cấu đàn gia cầm năm 2005 chỉ đạt đƣợc 15,56%, giảm 12,35% so vố năm 2001, nhƣng chăn nuôi gia cầm cụ thể là gà đồi khu vực này vẫn có ƣu thế phát triển nhất. Việc phát triển đàn bò giai đoạn này cũng tăng mạnh do giá bán thịt bò cao, chăn nuôi bò ít xảy ra dịch bệnh nguy hiểm hơn các loại động vật khác. Tuy nhiên, việc chăn nuôi bò ở khu vực này vẫn diễn ra dƣới hình thức thả rông và chăn nuôi nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình chƣa có quy hoạch thành các trang trại.

Khu vực thấp trũng, đã hình thành vùng chuyên trồng lƣơng thực, màu

và các cây công nghiệp ngắn ngày phát triển với tốc độ nhanh, năm 2005 diện tích cây công nghiệp hàng năm đạt 15.647 ha. Năm 2004, diện tích lạc đạt

58

9.100 ha, sản lƣợng trên 17.000 tấn, đặc biệt là diện tích lạc thu đông tăng nhanh, đạt 2.400 ha, diện tích đậu tƣơng ổn định 5.300 ha. Nghề trồng dâu nuôi tằm đang đƣợc phát triển ở Hiệp Hoà, Việt Yên… sản lƣợng đạt 7.000 tấn; cây chè từng bƣớc đƣợc khôi phục.

Về cây thực phẩm: Cây thực phẩm bao gồm một số loại cây chủ yếu có giá trị hàng hoá nhƣ: Cải bắp, xu hào, cải xanh cuốn, đậu leo, khoai tây, hành tỏi và một số cây phục vụ công nghiệp chế biến, xuất khẩu là dƣa chuột bao tử, cà chua, ngô bao tử, ớt, cà rốt…ngày càng phát triển nhằm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích gieo trồng cho ngƣời dân. Những loại cây thực phẩm này đƣợc trồng tập trung chủ yếu ở Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Quy mô trồng cây Thực phẩm ngày càng đƣợc phát triển và đã tăng từ 16.500 ha năm 2000 lên 19.000 ha vào năm 2005, sản lƣợng 190.000 tấn, trong đó có 5.000 ha diện tích rau chất lƣợng cao với sản lƣợng 40.000 đến 50.000 tấn, đồng thời đẩy mạnh phát triển nghề trồng nấm. Ngoài ra, vùng sản xuất rau sạch chất lƣợng cao cũng đƣợc hình thành ở các huyện quanh thị xã Bắc Giang nhƣ: Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam, Việt Yên vào năm 2002 - 2003. Việc sản xuất rau sạch không chỉ cung cấp cho nội bộ khu vực mà còn đƣợc xuất khẩu sang các khu vực lân cận.

Mặc dù giai đoạn này đất sử dụng cho nông nghiệp bị giảm mạnh do các khu công nghiệp ngày càng hình thành, nhiều nhất là huyện Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên và quá trình đô thị hóa ngày một nhanh, kéo theo một số huyện xung quanh thị xã Bắc Giang và cả thị xã bắc giang ngày càng phát triển. Nhƣng nơi đây vẫn trở thành vựa lúa lớn nhất tỉnh, cung cấp lƣơng thực, thực phẩm chính cho toàn tỉnh. Bình quân lƣơng thực có hạt năm 2005 đạt 380,3 kg/ngƣời/năm (vƣợt 36.3 kg/ngƣời/năm so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra), cơ cấu mùa vụ chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng diện tích trà xuân muộn và trà mùa sớm.

59

Chăn nuôi khu vực này cũng ngày càng phát triển, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, các trang trại lợn xuất hiện ngày một nhiều, giống lợn đƣợc sử dụng hoàn toàn 100% là lợn ngoại nhƣ: Yourshire, Landrase, đực giống Duroc, Pietrain, còn đối với đàn lợn nuôi trong hộ gia đình đa số là lợn lai. Các tràn trại nuôi lợn nái tập trung ở Việt Yên, Lục Nam, Hiệp Hòa, tuy nhiên giống lợn con sinh ra chủ yếu phục vụ cho trang trại, lƣợng xuất bán còn ít [83, tr. 25]. Nếu nhƣ năm 2005 tổng đàn lợn toàn tỉnh đạt 928.381 con thì khu vực này chiếm hơn 70% và đạt gần 670 nghìn con. Việc chăn nuôi bò thành đàn cũng ngày càng đƣợc mở rộng và đạt gần 70 nghìn con.

Việc chăn thả cá khu vực này có điều kiện phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đang từng bƣớc phát triển thành nghề sản xuất hàng hóa. Diện tích nuôi thủy sản năm 2005 đã đạt khoảng hơn 8 nghìn ha, sản lƣợng đạt đƣợc là 4.799 tấn, tăng 1.000 tấn so với năm 2000, chiếm 71,61% nuôi thủy sản của toàn tỉnh, tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 2,9%/năm.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 2010 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)