Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phần

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 2010 (Trang 48)

Đối với thành phần kinh tế nhà nước, đã tạo điều kiện để Trung ƣơng

khởi công xây dựng Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu, dự án cải tạo kỹ thuật Nhà máy Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc tại Bắc Giang, mở rộng cơ sở

42

chế biến nông sản xuất khẩu tại huyện Lục Ngạn. Một số doanh nghiệp nhà nƣớc bắt đầu thích ứng với cơ chế thị trƣờng, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đã triển khai thực hiện Luật doanh nghiệp, tiến hành cổ phần hóa 5 doanh nghiệp và đang chỉ đạo chuyển đổi hình thức 6 doanh nghiệp nhà nƣớc khác, các doanh nghiệp sau khi thực hiện cổ phần hóa, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả khá[10, tr. 20]. Các đơn vị sự nghiệp nhƣ: trung tâm giống cây trồng, trung tâm giống gia súc, gia cầm, trung tâm giống thủy sản..., dƣới sự chỉ đạo của Đảng đã đi vào hoạt động và hỗ trợ cung cấp giống cây trồng, vật nuôi cho toàn tỉnh.

Từ khi chia tách tỉnh hệ thống doanh nghiệp nhà nƣớc trong nông nghiệp của tỉnh là 17 đơn vị: trong đó nông nghiệp có 9 đơn vị, lâm nghiệp có 7 đơn vị và thủy sản có 1 đơn vị. Các công ty nông, lâm trƣờng quốc doanh đã góp phần phát triển hạ tầng nông thôn, giải quyết việc làm và tạo ra thu nhập ổn định cho nhân dân.

Đối với thành phần kinh tế tập thể. Kinh tế hợp tác và HTX có bƣớc

chuyển biến mới. Trƣớc năm 1997, tỉnh Bắc Giang có nhiều HTX (Toàn tỉnh có 237 hợp tác xã, trong đó có 135 hợp tác xã nông nghiệp) nhƣng do hoạt động kém hiệu quả nên các HTX đã bị tan rã và giải thể dƣới nhiều hình thức khác nhau. Đến năm 1997, tại Đại hội tỉnh Bắc Giang lần thứ XIV Đảng đã xác định tiến hành chuyển đổi HTX nông nghiệp sang quản lý, điều hành các khâu dịch vụ về giống, điều hành nƣớc, bảo vệ thực vật, tiêu thụ sản phẩm, chăm lo phúc lợi xã hội (có 67% HTX nông nghiệp chuyển đổi sang thực hiện các khâu dịch vụ; còn các HTX khác chuyển đổi sang hợp tác xã cổ phần và xí nghiệp tập thể cổ phần, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Các hình thức HTX giản đơn phát triển đa dạng, phong phú ở nhiều cơ sở; hình thành và đi vào hoạt động thành tổ hợp tác, tổ liên gia, chi hội nghề nghiệp). Nhìn chung, sau khi chuyển đổi, các HTX nông nghiệp đã làm cho bộ máy

43

quản lý nông nghiệp trở nên gọn nhẹ và có hiệu quả hơn, phù hợp với hoạt động dịch vụ, quỹ vốn hợp lý, số HTX sản xuất kinh doanh ngày càng có lãi, nhiều HTX đã đảm bảo tốt khâu dịch vụ tốt tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình, giúp hộ nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, đạt một số kết quả bƣớc đầu.

Cùng với mô hình đổi mới HTX, việc quản lý đất trong sản xuất đất nông nghiệp cũng có nhiều tiến bộ. Trên thực tế trong thời gian này, đảng bộ địa phƣơng đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho 87,7% số dân sử dụng đất nông nghiệp, 70% số hộ sử dụng đất lâm nghiệp đạt mức bình quân của cả nƣớc.

Thành phần kinh tế tư nhân, thực hiện đƣờng lối đổi mới nhất là từ khi

có Nghị quyết của Bộ Chính trị năm 1998, luật đất đai năm 1993, kinh tế hộ tƣ nhân đƣợc coi là kinh tế chủ lực ở tỉnh Bắc Giang. Vì vậy các hộ gia đình đã nhanh chóng đƣợc quan tâm bằng việc giao đất sử dụng lâu dài và có các chính sách hợp lý, các sản phẩm sản xuất đƣợc các HTX đảm bảo khâu tiêu thụ sản phẩm tốt. Vì thế, kinh tế hộ ở Bắc Giang đang ngày càng phát triển làm cho đời sống nhân dân dần dần ổn định, tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2000 đã giảm xuống còn 10%, điện, đƣờng đã đến từng hộ gia đình trong các thôn, xã. Bên cạnh kinh tế hộ, kinh tế trang trại cũng ngày càng phát triển, đặc biệt các trang trại theo mô hình vƣờn đồi. Đến năm 2000 toàn tỉnh đã giao 72.612 ha đất đồi rừng cho 43.034 hộ gia đình, trong đó có hơn 20.000 hộ gia đình phát triển kinh tế trang trại vƣờn đồi có hiệu quả, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Các trang trại có quy mô lớn nhỏ khác nhau, nhƣng bình quân mỗi trang trại có vốn khoảng trên 100 triệu đồng. Kinh tế trang trại phát triển đã thu hút đƣợc một bộ phận lớn lao động dƣ thừa trong nông thôn, giải quyết công ăn việc làm tạo thêm thu nhập để ổn định đời sống nhân dân. Do mô hình trang trại mới ra đời chƣa lâu nên tổng sản phẩm

44

thu nhập từ các trang trại là chƣa nhiều, nhƣng trong đấy thì tổng thu nhập của các trang trại chăn nuôi chiếm phần lớn.

Tiểu kết chƣơng 1:

Bắc Giang là một tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, trong 10 năm (1986 - 1996) trƣớc những chính sách đổi mới cửa Đảng, tỉnh vẫn còn bỡ ngỡ, chƣa có lối đi ổn định trong việc chỉ đạo chính sách chung để phù hợp với địa phƣơng. Từ năm 1997 đến năm 2000, với sự nỗ lực hết mình Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo tƣơng đối thành công việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong tỉnh làm cho kinh tế - xã hội của tỉnh đã có sự chuyển biến khá rõ nét: giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên 1h.a tăng và đạt khoảng 22 triệu/h.a. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch dần theo hƣớng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh phát triển và tăng giá trị ngành chăn nuôi, dịch vụ từ 30% năm 1997 lên 33% năm 2000. Các vùng kinh tế tập trung khai thác thế mạnh của từng vùng, đặc biệt là khu trồng cây công nghiệp lâu năm. Các HTX nông nghiệp đang đƣợc chuyển đổi theo luật chuyển đổi HTX, kinh tế hộ có điều kiện phát triển, tự chủ trong sản xuất. Những nền tảng trên là điều kiện thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển tạo tiền đề cho sự phát triển CNH, HĐH nông thôn trong thế kỷ XXI.

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, thì trong quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang vẫn bộc lộ những hạn chế trong việc vận dụng chính sách chung vào địa phƣơng, kinh tế vùng chƣa đƣợc phát huy tối đa, kinh tế thành phần đặc biệt là các HTX chƣa thật sự hòa đồng với sự phát triển nông nghiệp ở địa phƣơng. Ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn còn kém phát triển, chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp còn thấp. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm; giá trị ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ cao (67%), trong trồng trọt sản xuất cây lƣơng thực vẫn là chủ yếu, sản phẩm hàng hoá ít; chăn nuôi, dịch vụ phát triển chậm chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Tổ chức tiêu

45

thụ nông sản hàng hoá còn nhiều lúng túng, sản phẩm làm ra khả năng cạnh tranh thấp, khó tiêu thụ, chủ yếu bán dƣới dạng nguyên liệu thô, giá trị thấp.

Từ những nhận xét trên, Đại hội đề ra phƣơng hƣớng, mục tiêu nhiệm kỳ 2001 - 2005 là: “Tích cực huy động các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hoá”[10, tr. 10]. Bƣớc vào thế kỷ XXI, Bắc Giang đang ra sức đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, góp phần thực hiện mục tiêu chung của cả nƣớc đƣa nƣớc ta đến năm 2020 cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp.

46

Chương 2:

TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM TỪ 2001 ĐẾN NĂM 2010. 2.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2005

2.1.1. Chủ trương của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ vào thực tiễn Bắc Giang.

Ngày 22/4/2001 Đại hội lần thứ IX đã diễn ra tại Hà Nội,. Vấn đề nông nghiệp một lần nữa đƣợc Đại hội Đảng đặc biệt quan tâm. Văn kiện Đại hội khẳng định: Trong những năm tới vẫn coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trọng điểm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, cần tăng cường sự lãnh đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông - lâm - ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng việc ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích, đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá, đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn, phát triển công nghiệp, dịch vụ các ngành nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư

ở nông thôn [50, tr. 171].

Trong quá trình thực hiện, đƣờng lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng liên tục đƣợc bổ sung để phù hợp với thực tiễn. Tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ƣơng khóa IX diễn ra vào tháng 3/2002 đã ra ba Nghị

47

quyết quan trọng: " Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010"; " Tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại"; " Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tƣ nhân". Những Nghị quyết này góp phần làm sáng tỏ con đƣờng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng, đó là: thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và ứng dụng khoa học công nghệ vào các khâu sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao chất lƣợng của hàng hóa nông nghiệp trên thị trƣờng.

Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng năm khóa IX đã đƣa ra chủ trƣơng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH đất nƣớc. Bên cạnh đó, Nghị quyết còn chỉ ra việc phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững: ƣu tiên bảo vệ môi trƣờng, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế xã hội trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo... Mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lƣợng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các khoa học công nghệ vào sản xuất. Ngoài ra, Nghị quyết còn khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, trong đó kinh tế hộ, kinh tế trang trại và các kinh tế tƣ nhân vừa và nhỏ ở trong nông thôn nên phát triển dựa trên nội lực là chính.

Cụ thể hóa Nghị Quyết Đại hội IX, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XV, nhiệm kỳ 2001 - 2005 đã diễn ra từ ngày 19 đến 22/12/2000. Đây là Đại hội đầu tiên của Đảng bộ tỉnh mở đầu cho giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng tỉnh Bắc Giang ngày càng phát triển. Đại hội đã đề ra phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp trong thời kỳ 2001 - 2005.

48

Về kinh tế nông nghiệp, Đại hội nhận định: Bắc Giang là tỉnh miền núi, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, giai đoạn 1997 - 2000 nông nghiệp chiếm 51,1%, trong đó cơ cấu GDP, tạo việc làm và thu nhập cho trên 90% dân cƣ nông thôn. Nhịp độ tăng bình quân hàng năm trong nông nghiệp là 7,2%, cao hơn mức bình quân chung về GDP của tỉnh (6,9%), Nổi bật là sản lƣợng lƣơng thực bình quân hàng năm tăng 5%.

Đại hội Đảng lần thứ XV đã đƣa ra mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá, vì vậy, ngày 10/8/2001, Tỉnh uỷ Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TU về các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2001 - 2005, trong đó Chƣơng trình phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá là trọng tâm có ý nghĩa quan trọng.... Cụ thể đƣợc thể hiện trên các lĩnh vực sau:

Đối với kinh tế ngành, với ngành trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn đã xây dựng Chƣơng trình phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá giai đoạn 2001 - 2005, với phƣơng hƣớng: “Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa nhanh các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất.... Trong ngành trồng trọt ngoài việc tiếp tục đầu tư thâm canh cây lương thực, cần chú trọng phát triển cây

công nghiệp ngắn ngày và rau quả...”[81, tr. 7]. Từ phƣơng hƣớng trên,

chƣơng trình đã đƣa ra những mục tiêu cụ thể cho sản xuất nông nghiệp đến năm 2005: nhịp độ tăng trƣởng GDP trong nông nghiệp bình quân 6%/năm; giá trị sản lƣợng/1 ha đất nông nghiệp đạt 24 triệu đồng (theo giá cố định năm 1994); tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt: 550 ngàn tấn; lƣơng thực có hạt bình quân đầu ngƣời: 344 kg/ngƣời/năm; sản lƣợng lạc vỏ: 12.000 tấn; sản lƣợng đậu tƣơng: 8.000 tấn; diện tích cây ăn quả: 45.000 ha; giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 38% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; trồng rừng tập trung

49

20.000 ha; nâng cao chất lƣợng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Với ngành chăn nuôi, Sở Nông nghiệp chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi, trong đó chú trọng phát triển đàn gia cầm và đàn bò lai. Phấn đấu đến năm 2005 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 38% giá trị sản xuất nông nghiệp. Để đạt đƣợc mục tiêu trên thì tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi hàng năm là 14% và tốc độ tăng đàn là 6%.

Về sản xuất thuỷ sản: Hƣớng phát triển thuỷ sản trong những năm tới cần tập trung vào nuôi cá thịt, sản xuất con giống và nuôi con đặc sản.

Mục đích mà ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đang hƣớng tới là xây dựng một nền nông nghiệp với cơ cấu chuyển dịch theo hƣớng CNH, HĐH, trên cơ sở ứng dụng các khoa học kỹ thuật hiện đại để hƣớng tới mục tiêu cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho xuất khẩu. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Đảng bộ phải chủ trƣơng đầu tƣ chiều sâu, đặc biệt là công nghệ, khoa học để phát triển mạnh ngành chế biến, bên cạnh đó cần đầu tƣ nâng cấp công ty giống cây trồng và chăn nuôi để phục vụ cho các dự án về lúa, cây trồng, phát triển lợn hƣớng nạc, gia cầm và bò lai sind.

Đối với kinh tế vùng, căn cứ vào nội dung Chƣơng trình phát triển nông

nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá, Đảng bộ đã nghiên cứu lợi thế, đặc thù của từng vùng để triển khai thực hiện tốt chƣơng trình này. Trƣớc mắt cần tập trung thực hiện các đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và chuyển đổi diện tích lúa năng suất thấp sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, tiếp đó cần tiếp tục chỉ đạo khai thác tiềm năng kinh tế của từng vùng với những bƣớc đi thích hợp với từng điều kiện của mỗi vùng.

50

Khu vực có địa hình cao, tiếp tục ƣu tiên phát triển cây công nghiệp ăn quả dài ngày, cùng với mô hình vƣờn đồi, phấn đấu đến năm 2005 toàn tỉnh

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 2010 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)