Thực trạng nông nghiệp tỉnh Bắc Giang và nhu cầu chuyển dịch cơ

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 2010 (Trang 29)

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

1.1.2.1. Tình hình kinh tế nông nghiệp Bắc Giang trước năm 1997.

Trong hoàn cảnh quốc tế diễn biến phức tạp, đất nƣớc chƣa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội - từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986. Đại hội đã đề ra đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc. Đại hội đánh dấu bƣớc ngoặt quan trọng trong tƣ duy của Đảng, nhất là về tƣ duy kinh tế, Đại hội chỉ ra rằng “nhiệm vụ trƣớc mắt của những chặng đƣờng đầu tiên (1986 - 1990) là phải tập trung sức ngƣời, sức của thực hiện đƣợc ba chƣơng trình mục tiêu về

lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu” [36, tr. 9]. Dƣới

ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ VII đã diễn ra tại thị xã Bắc Giang từ ngày 09 đến ngày 15/10/1986. Đại hội đã tổng kết tình hình hoạt động trong nhiệm kỳ 1981 - 1985, đồng thời đƣa ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, mục tiêu của Đảng bộ tỉnh trong 5 năm 1986 - 1990.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong đó “Tập trung giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, thực phẩm, tăng nhanh khối lượng và chất lượng hàng hoá xuất khẩu (nhất là nông sản), coi đây là hướng chiến lược để phát triển kinh tế địa

phương, đồng thời đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng…”[6, tr. 3].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, tại Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các cấp uỷ đảng, các ngành tập trung xây dựng các chƣơng trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Trung ƣơng và của tỉnh ngay từ tháng đầu, quý đầu làm cho nhịp độ lạm phát giảm, tình hình cung ứng lƣơng thực, thực phẩm bớt gay gắt, hàng hoá trên thị

23

trƣờng nhiều lên, hoạt động giao dịch, hợp tác kinh tế mở ra, bƣớc đầu động viên đƣợc nhân dân hăng hái góp sức lực, của cải, tài năng vào xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung vào những nội dung trọng điểm là: thực hiện 3 chƣơng trình lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Nhằm cụ thể hóa đƣờng lối đổi mới của Đại hội VI của Đảng, ngày 05/4/1988 Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng họp để đánh giá quá trình thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thƣ về khoán sản phẩm trong nông nghiệp, ban hành nghị quyết 10-NQ/TW về đổi mới kinh tế nông nghiệp. Cơ chế khoán 10 ra đời, tạo ra sự đổi mới căn bản và đồng bộ kinh tế nông nghiệp với việc nghị quyết khẳng định quyền tự chủ của hộ gia đình xã viên, coi HTX nhƣ đơn vị kinh tế tự quản.

Khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ Tỉnh Hà Bắc đã ra quyết định 678 và 63 - 64 với nội dung: chia đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho các hộ nông dân, giao đất khoán rừng tới từng hộ gia đình. Đồng thời còn khuyến khích mạnh mẽ các hộ nông dân nhận đất trống, đồi núi trọc để trồng rừng, khuyến khích các hình thức kinh tế tự chủ, nông trại gia đình, trang trại.

Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6 - 1991), Đảng đã chủ trƣơng tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế, vẫn coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong phát triển kinh tế và khẳng định phát triển nông - lâm - ngƣ nghiệp gắn với công nghệ chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội [39, tr. 12].

Tháng 6 năm 1993, tại Hội nghị lần thứ V của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VII đã ra nghị quyết về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế

24

nông thôn nƣớc ta, và đƣa ra các mục tiêu phát triển đổi mới, trong đó có mục tiêu phát triển nhanh, vững chắc nông - lâm - ngƣ nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả kinh doanh để thu hút đại bộ phận lao động dƣ thừa, tăng năng suất lao động, giải quyết vững chắc nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm...Hội nghị đã đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nông thôn đó là đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng coi trọng đúng mức sản xuất lƣơng thực, tăng nhanh sản lƣợng, năng suất, nâng cao chất lƣợng sản xuất và chế biến lƣơng thực, tăng tỉ trọng chăn nuôi trong giá trị sản phẩm nông nghiệp, thâm canh mở rộng diện tích một số cây công nghiệp, mở rộng phát triển cây ăn quả và xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn...thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, từ ngày 11-14/11/1991, Đảng bộ tỉnh Hà Bắc tiến hành Đại hội lần thứ VIII (vòng 2), đánh giá đúng đắn thực trạng mọi mặt của tỉnh, trên cơ sở luận cứ khoa học và tình hình thực tiễn của địa phƣơng, quyết định chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, đồng thời xác định phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của Đảng bộ trong nhiệm kỳ 1991 - 1995.

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII từ năm 1991 - 1995, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Bắc đã ra nhiều nghị quyết, chủ trƣơng về phát triển kinh tế - xã hội, đã cổ vũ toàn dân tham gia xây dựng sự nghiệp kinh tế - xã hội của tỉnh và đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng.

Sản xuất nông, lâm nghiệp đƣợc xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mang tính chiến lƣợc lâu dài, nhƣng hƣớng cơ bản là coi trọng sản xuất lƣơng thực. Phát triển mạnh các loại cây có ƣu thế và có giá trị hàng hoá cao nhƣ cây công nghiệp, cây ăn quả theo vùng sản xuất tập trung, tạo vùng nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến phát triển.

25

Sau nông nghiệp, lâm nghiệp là một thế mạnh của tỉnh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trƣờng. Trong phƣơng hƣớng phát triển sản xuất lâm nghiệp, tỉnh xác định khoanh nuôi, tái tạo bảo vệ rừng là chính, kết hợp với đầu tƣ trồng rừng, nhanh chóng phủ xanh đất trống, đồi trọc.

Để sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, vững chắc, Đảng bộ tỉnh đã rất chú trọng thực hiện các giải pháp xây dựng hệ thống thuỷ lợi, hệ thống dịch vụ khuyến nông, hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông thôn, giao đất, giao rừng, lấy hộ làm đơn vị kinh tế tự chủ, xây dựng chính sách hỗ trợ giá về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tăng tỷ trọng đầu tƣ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

Giai đoạn 1986 - 1996, sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp có bƣớc phát triển hơn so với giai đoạn trƣớc, bộ mặt nông thôn đổi thay, đời sống nông dân đƣợc nâng cao. Nông nghiệp đƣợc coi là mặt trận hàng đầu trong phát triển kinh tế tỉnh, việc thực hiện giao đất, giao rừng đƣợc tiến hành nhanh phát huy quyền tự chủ của hộ nông dân, khoa học kỹ thuật đƣợc đƣa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, tốc độ phát triển nông nghiệp bình quân đạt 4,8% năm 1990 và tăng lên 7% năm 1995.

Sản xuất lƣơng thực có tốc độ tăng trƣởng cao nhất từ trƣớc đến nay, năm 1989 sản lƣợng lƣơng thực quy thóc đạt 69,6 vạn tấn, vƣợt 3,9% chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII đề ra, bình quân đầu ngƣời đạt 337 kg (sản lƣợng lƣơng thực bình quân 5 năm 1986 - 1990 đạt 59,52 vạn tấn/năm, tăng 8,12 vạn tấn so với thời kỳ 1981 - 1985)

Việc phát triển cây công nghiệp là một trong những thế mạnh của tỉnh, vì vậy từ các cấp ủy đến cơ sở đã chỉ đạo việc trồng các loại cây ăn quả nhƣ: vải thiều, na dai, hồng, dƣa...và bƣớc đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 1996 toàn tỉnh đã trồng đƣợc 13.000 ha cây ăn quả, trong đó có 8.000 ha cây vải thiều với sản lƣợng hàng năm đạt trên 5.000 tấn quả tƣơi, tạo thành

26

vùng chuyên canh cây ăn quả có giá trị cao. Một số cây công nghiệp truyền thống nhƣ đậu tƣơng, lạc đƣợc khôi phục và có bƣớc phát triển. Sản lƣợng lạc năm 1991 đạt 4.362 tấn, năm 1995 tăng lên 6.164 tấn, riêng sản lƣợng thuốc lá giảm từ 3.059 tấn năm 1991 xuống còn 1.515 tấn năm 1995 [104. tr. 147].

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng có bƣớc phát triển khá. Năm 1990, số lƣợng trâu đạt 160 ngàn con, tăng 6,2% (năm 1985: 120 ngàn con), đàn bò 69 ngàn con, tăng 16,6% (năm 1985: 32 ngàn con), đàn lợn 601 ngàn con, tăng 4,1% (năm 1985: 422 ngàn con). Việc tỉnh sớm chủ trƣơng cho tự do buôn bán trâu, bò, cùng với việc áp dụng rộng rãi khoán hộ đã khắc phục đƣợc tình trạng thiếu sức kéo, kể cả những nơi trƣớc đây thiếu nhiều và bảo đảm cung cấp thực phẩm phục vụ đời sống dân sinh. Do áp dụng hình thức khoán, đấu thầu nên tận dụng đƣợc ao hồ, mặt nƣớc để nuôi cá, hiệu quả kinh tế khá hơn trƣớc. Bình quân 5 năm 1991 - 1995 so với 5 năm 1986 - 1990, đàn bò tăng 53,1%, đàn trâu tăng 15,6%, đàn lợn tăng 29,6%. Chăn nuôi gia cầm, thuỷ sản tiếp tục phát triển. Phong trào cải tạo ao hồ nuôi thả cá đƣợc khôi phục và mở rộng ở nhiều cơ sở. Một số hộ nuôi gà công nghiệp, nuôi con đặc sản đạt hiệu quả kinh tế cao [104, tr. 147].

Ngành trồng trọt và chăn nuôi ngày một đổi mới với nhiều phƣơng thức nên đã đem lại kết quả đáng phấn khởi. Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm sau cao hơn năm trƣớc (tính theo giá trị cố định năm 1989).

Bảng 1: Thống kê giá trị sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi (Đơn vị tính: triệu đồng)

Năm 1991 1992 1993 1994 1995 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành trồng trọt 283.300 359.100 351.293 374.651 406.181 Ngành chăn

nuôi 108.109 120.200 131.626 154.950 167.669

27

Kết quả trên không những làm tăng nguồn lƣơng thực, thực phẩm của tỉnh, góp phần vào việc nâng cao đời sống xã hội và gây đƣợc niềm tin phấn khởi cho nông dân vào chủ trƣơng đổi mới toàn diện, đồng bộ, sâu sắc của Đảng. Cùng với việc phát triển kinh tế, tỉnh đã khai thác và huy động các nguồn vốn để tập trung cho xây dựng, đổi mới máy móc trang thiết bị kỹ thuật, trong giai đoạn này, kinh tế nhiều thành phần đƣợc hình thành và phát triển, đồng thời giao quyền sử dụng đất lâu dài, xác lập quyền tự chủ sản xuất cho hộ nông dân.

Nhƣ vậy, có thể nói Nghị quyết 10 của Đảng đƣa ra là hoàn toàn cần thiết, phù hợp với yêu cầu khách quan, vì vậy khi áp dụng Nghị quyết vào thực tiễn đã đƣa ra hiệu ứng tốt trong nhân dân, tạo nên động lực mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sức sản xuất và đổi mới quản lý ứng dụng kỹ thuật, từng bƣớc chuyển nông, lâm ,ngƣ nghiệp sang sản xuất hàng hóa góp phần quan trọng vào việc thực hiện chƣơng trình lƣơng thực - thực phẩm của tỉnh nói riêng và của cả nƣớc nói chung. Nhìn chung, ở giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới (1986 - 1996) cơ chế quản lý nông nghiệp và tình hình nông thôn có bƣớc chuyển biến rõ. Nhờ chính sách chung của Đảng chỉ lối, áp dụng vào thực tiễn tình hình nông nghiệp tỉnh đã tạo ra kết quả khả quan: vấn đề lƣơng thực thực phẩm trong tỉnh cơ bản đã đƣợc giải quyết; đời sống nhân dân đƣợc nâng cao và bắt đầu ổn định (không chỉ đủ ăn mà nhiều hộ gia đình đã có lƣơng thực tích trữ); việc đầu tƣ các công trình phục vụ cho nông nghiệp cũng đƣợc chú trọng.

Tuy nhiên, những thành tựu nêu trên mới chỉ là thành tựu bƣớc đầu, còn chƣa đều và vững chắc trong các vùng, các huyện. Nông nghiệp phát triển chƣa toàn diện, sản xuất lƣơng thực chƣa vững chắc, còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, bình quân lƣơng thực cả nƣớc, định hƣớng quy mô sản xuất, cơ cấu trong kinh tế, bƣớc đi thích hợp cho từng giai đoạn còn chƣa đƣợc phân định rõ ràng, còn nhiều lúng túng trong quá trình chỉ đạo. Cơ chế quản lý quan liêu bao cấp trong nông nghiệp còn chƣa đƣợc xóa bỏ hoàn toàn. Việc áp dụng rộng rãi các

28

tiến bộ kỹ thuật, nhất là các tiến bộ sinh học, trang bị kỹ thuật và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp còn yếu kém, nông nghiệp với công nghiệp còn tách rời và chƣa hình thành một cơ cấu trên địa bàn tỉnh.

1.1.2.2. Nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Đƣờng lối đổi mới kinh tế của Đảng đã đƣợc tỉnh vận dụng, bƣớc đầu đã đạt đƣợc kết quả khả quan. Tình hình kinh tế - xã hội của toàn tỉnh trƣớc năm 1997 đã có bƣớc chuyển biến tích cực, đặc biệt kinh tế nông nghiệp đã dần ổn định cả về giá trị sản xuất và tốc độ tăng trƣởng. Trong giai đoạn này, việc đổi mới quản lý, giao quyền sử dụng đất lâu dài đến ngƣời dân cũng đƣợc thực hiện, tạo nên sự khích lệ lớn để phát triển kinh tế hộ gia đình và là động lực để kinh tế nông nghiệp phát triển.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong tỉnh đã dần hình thành, tuy nhiên chƣa rõ nét, đặc biệt là kinh tế vùng chƣa đƣợc khai thác sâu, kinh tế thành phần có sự chuyển biến nhƣng việc đầu tƣ và quản lý còn yếu kém. Trong nông nghiệp, tỷ trọng ngành chăn nuôi còn thấp so với ngành trồng trọt, nông nghiệp còn mang tính độc canh là chính và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả (thực phẩm xuất khẩu chính của tỉnh) chất lƣợng còn chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu xuất khẩu nên giá trị thấp. Sản xuất nông nghiệp còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Nhận thức về công cuộc đổi mới, vận dụng cơ chế chính sách quản lý mới còn chậm, nặng về tập quán sản xuất cũ, bảo thủ, chƣa năng động, sáng tạo, trong điều kiện đổi mới nền kinh tế nhiều thành phần, cơ chế chính sách quản lý mới chƣa đồng bộ.

Với vai trò quan trọng của kinh tế nông nghiệp, với tình hình kinh tế của cả nƣớc nói chung và toàn tỉnh Bắc Giang nói riêng, đòi hỏi tỉnh phải có những quyết sách đúng đắn, linh hoạt trong việc áp dụng chính sách đổi mới của Đảng nhằm xây dựng một nền nông nghiệp phát triển, khai thác tối đa tiềm lực nông nghiệp của tỉnh, có cơ cấu kinh tế hợp lý. Từ những yêu cầu

29

thực tiễn, việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp là vô cùng cần thiết để xây dựng một nền nông nghiệp năng động, phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu khách quan trong việc khai thác tiềm năng kinh tế nông nghiệp tỉnh, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chƣơng trình lương

thực - thực phẩm - hàng tiêu dùng của cả nƣớc.

Để thực hiện đƣợc việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách đồng bộ trong giai đoạn tiếp theo, trƣớc hết Đảng bộ tỉnh phải quán triệt đƣờng lối chung của Đảng và vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn của địa phƣơng. Trong khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào tình hình nông nghiệp cần phải chú ý tới việc nâng cao trình độ cho ngƣời dân, Đảng bộ tỉnh cần nhạy bén trong chính sách để không bị lạc hậu trong nền kinh tế thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 2010 (Trang 29)