Tăng cƣờng lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 2010 (Trang 69)

từ năm 2006 đến năm 2010

2.2.1. Chủ trương của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ Bắc Giang.

Tiếp tục chƣơng trình phát triển kinh tế nông nghiệp của Đại hội IX, tháng 4 năm 2006 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chủ trƣơng:

Đẩy mạnh CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. trong đó, vấn đề

CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn đƣợc Đảng đặc biệt chú trọng: chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hƣớng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trƣờng..., đƣa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lƣợng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phƣơng.

Ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ƣơng đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/TƢ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghị quyết nhấn mạnh đến vấn đề phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng hiện đại. Nghị quyết còn chỉ ra cách để thực hiện đƣợc mục tiêu này trƣớc hết cần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trƣờng, khai thác lợi thế vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm... Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu để sử dụng có hiệu quả tài nguyên, lao động, nâng cao năng suất, sức cạnh tranh của nông sản. Nghị quyết còn đƣa ra chỉ đạo với từng ngành cụ thể:

Với ngành trồng trọt, phải hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung,

63

năng xuất, chất lƣợng cao. Bố trí lại cơ cấu cây trồng mùa vụ và giống phù hợp với điều kiện của từng vùng. Xây dựng các vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả...tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu rừng đến khai thác.

Đối với ngành chăn nuôi: phát triển nhanh ngành chăn nuôi theo

phƣơng thức công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng. Quán triệt sâu sắc chủ trƣơng Đại hội X của Đảng và thực hiện Nghị Quyết 26, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã họp và đề ra mục tiêu kế hoạch 5 năm (2006 - 2010), Tỉnh uỷ đã xây dựng 5 Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm giai đoạn 2006 - 2010, trong đó Chƣơng trình phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá đƣợc chú trọng với mục tiêu tổng quát; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội...tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cơ bản chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa; mở rộng các

loại hình dịch vụ, thị trường; xây dựng đô thị và đô thị hóa nông thôn...[12, tr.

101]. Bên cạnh mục tiêu chung, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI cũng đề ra mục tiêu, phƣơng hƣớng cụ thể cho từng ngành, từng vùng và thành phần kinh tế trong nông nghiệp trên tinh thần quán triệt và vận dụng chủ trƣơng của Đảng, cụ thể:

Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, trong ngành trồng trọt, Đảng

bộ chú trọng chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và mùa vụ, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, canh tác tiên tiến, công nghệ sinh học mới vào sản xuất trên diện rộng. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm cây ăn quả, đồng thời phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày, rau quả, thực phẩm nhằm xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá bền vững, hiệu quả, bảo đảm an ninh lƣơng thực; tạo điều kiện chuyển đổi, phát triển một số cây trồng, vật nuôi hàng hoá là thế mạnh của tỉnh [12, tr. 102].

64

Với ngành chăn nuôi, tiếp tục đẩy mạnh cải tạo đàn lợn, đàn bò, đƣa các giống gia cầm, cá, ong...có năng suất cao, chất lƣợng tốt vào sản xuất, phấn đấu đến năm 2010, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 42 - 45% giá trị sản xuất nông nghiệp. Mở rộng các mô hình chăn nuôi theo kiểu trang trại, hộ gia đình. Trong lĩnh vực khai thác và nuôi thủy hải sản, Đảng bộ chủ trƣơng đẩy mạnh thực hiện chƣơng trình nuôi thủy sản theo hƣớng tăng sản lƣợng, tăng năng suất, từng bƣớc phát triển theo hƣớng nuôi thâm canh thay thế các hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến, sử dụng các kỹ thuật - công nghệ vào quy trình sản xuất con giống. Khai thác diện tích mặt nƣớc một cách tối đa và hiệu quả.

Bên cạnh đó, nhằm thực hiện chủ trƣơng tăng cƣờng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh theo hƣớng CNH, HĐH, Đảng bộ còn chủ trƣơng đẩy mạnh công nghiệp chế biến “chú trọng phát triển ngành nghề nông thôn trên cơ sở tiềm năng nguyên liệu sẵn có của vùng nhƣ: chế biến nông, lâm sản thực phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, khai thác vật liệu xây dựng...”[12, tr. 105]. Tăng cƣờng đầu tƣ, đổi mới thiết bị, công nghệ, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ mở rộng các cơ sở thu, mua, chế biến hàng hóa cho các vùng nguyên liệu. Đồng thời phải mở rộng các hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng là thế mạnh của địa phƣơng, xây dựng thƣơng hiệu cho các mặt hàng nông sản để tăng giá trị cạnh tranh...

Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. Đầu tƣ phát triển các vùng

chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hoá với những sản phẩm có ƣu thế phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Vùng có địa hình cao thì chú trọng đầu tƣ, phát triển vùng chuyên canh

cây ăn quả, vùng chăn nuôi, vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến và xuất khẩu…, để tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của tỉnh, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân,

65

gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Chú trọng phát triển vùng cây ăn quả an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP, và áp dụng các loại giống cây ăn quả mới nhằm chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đặc biệt là cây vải, nhãn. bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện Chƣơng trình Quốc gia trồng mới 5 triệu ha rừng, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển kinh doanh rừng. Phấn đấu đƣa tỷ lệ che phủ của rừng lên 40% vào năm 2010.

Khuyến khích các hộ gia đình phát triển và mở rộng mô hình chăn nuôi vƣờn đồi, tiếp tục đẩy mạnh các cơ sở nghiên cứu con giống, các cơ sở thú y cần hoạt động tích cực để tuyên truyền cho ngƣời dân nhằm phòng, tránh dịch bệnh lây lan ảnh hƣởng đến chất lƣợng và số lƣợng đàn gà. Ngoài ra, Đảng bộ tỉnh còn khuyến khích các hộ nông dân nuôi ong lấy mật, vì vậy cần đầu tƣ nghiên cứu các giống ong mới đạt năng suất mật cao.

Với vùng thấp trũng, tiếp tục ƣu tiên phát triển cây công nghiệp ngắn

ngày, cây thực phẩm, lúa chất lƣợng cao, thuỷ sản tập trung và chăn nuôi gia súc gia cầm với hình thức chăn nuôi theo phƣơng pháp công nghiệp và bán công nghiệp [103, tr. 19]. Tiếp tục đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng các tuyến giao thông quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc lƣu thông đến các vùng nông sản. Ƣu tiên đầu tƣ phát triển các vùng nông sản sạch chất lƣợng cao, trang trại chăn nuôi và vùng chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cƣ. Tập trung thâm canh cây lúa và các loại cây thực phẩm, khuyến khích việc dồn điền đổi thửa, phấn đấu đến năm 2010 giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt 33 - 34 triệu đồng/ha/năm. Lƣơng thực có hạt đạt 620 ngàn tấn và lƣơng thực có hạt bình quân đầu ngƣời đạt 370 kg.

Với vùng thấp trũng, vấn đề lớn nhất là đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp do sự xuất hiện ngày một nhiều của các khu công nghiệp nhƣ: khu công nghiệp Đình Trám, khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng, khu

66

công nghiệp Quang Châu và các cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố. Vì vậy, cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng thực hiện mục tiêu giảm diện tích nhƣng sản lƣợng không giảm, đáp ứng nhu cầu địa phƣơng và xuất khẩu.

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, tiếp tục đổi mới doanh nghiệp

nhà nƣớc theo hƣớng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trƣờng, đẩy mạnh việc bán cổ phần của nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp mà nhà nƣớc không cần chi phối ra ngoài thị trƣờng, tách chức năng quản lý sản xuất kinh doanh ra khỏi chức năng quản lý nhà nƣớc. Thực hiện ƣu đãi đầu tƣ cho các doanh nghiệp đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ. Phát huy mạnh mẽ tính năng động, nâng cao hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hƣớng dẫn trợ giúp các doanh nghiệp xây dựng lộ trình chủ động tham gia hội nhập kinh tế và từng bƣớc tham gia thị trƣờng trứng khoán.

Đẩy mạnh thực hiện Luật Doanh nghiệp, Luật HTX, động viên mọi ngƣời dân đầu tƣ sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, làm giàu chính đáng. Tạo điều kiện phát triển đa dạng các loại hình kinh tế hợp tác và hỗ trợ HTX phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế trang trại, chú trọng tổng kết, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cho các hộ nông dân. Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ.

Tất cả các chƣơng trình, các mục tiêu, định hƣớng trên của Đảng bộ đề ra nhằm tập trung phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, bền vững và tích cực đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn [12, tr. 117].

2.2.2. Quá trình tổ chức thực hiện.

2.2.2.1. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành:

Với ngành trồng trọt, lúa là cây lƣơng thực quan trọng, vì vậy cây lúa đƣợc chú trọng đặc biệt, các giống lúa năng suất cao nhƣ lúa thơm đƣợc phát

67

triển thâm canh với diện tích khoảng 35.000 ha, năng suất đạt bình quân 57 - 58 tạ/ha và trở thành hàng hóa có giá trị cao. Mô hình lúa đặc sản, lúa lai, lúa F1 có chất lƣợng đã đƣợc xây dựng thành công. Công nghệ - kỹ thuật cũng đƣợc ứng dụng đại trà, hầu hết các hộ đều thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hoàn, cấy lúa bằng tay cũng đƣợc thay thế bằng máy sạ hàng góp phần giảm sức lao động, nâng cao năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Với cây lúa năng xuất cao, diện tích gieo trồng đạt trên 14,5 nghìn ha với các giống N46, Hƣơng thơm số 1, Bắc Thơm số 7 ở một số huyện nhƣ Yên Dũng, Việt Yên. Hầu hết các giống lúa chất lƣợng cao đều đƣợc áp dụng quy trình thâm canh. Bên cạnh đó ngô và lạc cũng là hai loại cây đƣợc đầu tƣ và ngày càng phát triển. Năm 2010 đạt 11.525 ha, năng suất 22,2 tạ/ha, sản lƣợng 25.586 tấn tăng 5 nghìn tấn so với năm 2005. Nhƣ vậy, đến năm 2010, tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt ƣớc đạt 620.000 tấn, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt 47 triệu đồng/ha/năm, tăng 1,8 lần so với đầu nhiệm kỳ [13, tr. 19]. Đối với các lợi cây thực phẩm khác nhƣ: ngô ngọt, dƣa bao tử, cà chua bi, hành lá, gấc, ớt và các loại rau… Ngày càng phát triển. Toàn tỉnh đến năm 2010 đã gieo trồng đƣợc 23.423 ha, năng suất bình quân đạt 138,5 tạ/ha, sản lƣợng đạt 324.488 tấn. Còn đối với lâm nghiệp, tính đến năm 2010 đã trồng mới đƣợc 22.800 ha rừng tập trung, tăng hơn 2000 so với năm 2005, tỷ lệ che phủ rừng đạt 37,9% (theo tiêu chí mới) [13, tr. 19].

Ngành chăn nuôi giai đoạn 2006 - 2010 cũng phát triển mạnh, tỷ trọng

chăn nuôi giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 48,7%. Ngành chăn nuôi giai đoạn này phát triển theo hƣớng tăng dần hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại với quy mô vừa và nhỏ, đảm bảo an toàn phòng dịch bệnh.

Trước hết là đàn bò, đến năm 2010 tổng đàn bò đã tăng lên khoảng

150.000 con tăng gần 6.000 con so với năm 2005, trong đó số lƣợng bò lai chiếm tới 67%. Tỷ lệ tăng nhanh của đàn bò là do giá thịt bò ngày một tăng

68

theo nhu cầu thịt bò của thị trƣờng. Chăn nuôi bò chủ yếu vẫn theo hình thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, chƣa phát triển thành trang trại vì vậy hệ thống chuồng vẫn tạm bợ, hình thức chăn thả là chủ yếu.

Phát triển chăn nuôi lợn, đàn lợn cũng tăng nhanh từ hơn 9 nghìn con

năm 2005 lên khoảng 1,2 triệu con năm 2010 [12, tr. 19]. Mặc dù lợn đƣợc nuôi trong khu dân cƣ là chính, nhƣng hầu hết các hộ đều chuyển sang chăn nuôi thâm canh, bình quân đạt 2,99 lứa/năm. Tại các trang trại, giống lợn đã hoàn toàn là lợn lai và lợn giống ngoại năng suất cao. Còn ở các hộ gia đình, giống lợn nội cũng không còn đƣợc ƣa chuộng và đƣợc thay thế bằng các giống lợn lai năng suất. Giai đoạn 2006 - 2010 ở Bắc Giang còn phát triển mạnh mô hình sản xuất lợn giống để xuất sang các tỉnh khác, mô hình này đã khá thành công và cung cấp cho thị trƣờng mỗi năm khoảng gần 4 triệu con. Mô hình chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại ngày càng phát triển là do các doanh nghiệp nhà nƣớc liên doanh với công ty CP hỗ trợ và khuyến khích các trại chăn nuôi dùng 100% thức ăn công nghiệp chăn nuôi hỗn hợp hoặc đậm đặc phối trộn cho ăn (chăn công nghiệp và bán công nghiệp), vì vậy hiệu quả chăn nuôi đƣợc nâng cao [83, tr. 26].

Trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, năm 2010 diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng lên 11.900 ha, sản lƣợng đạt 20.000 tấn. Đặc biệt trong năm 2006, tỉnh Bắc Giang đã nuôi thành công cá Tầm - loại cá có giá trị kinh tế cao. Cá Tầm đƣợc nuôi trên hồ Cấm Sơn, sau hai năm cá nặng khoảng 2,5 đến 3kg. Cá lồng cũng đƣợc phổ biến nuôi đại trà trên các hồ nhƣng do chi phí cao, kinh nghiệm ít nên đến năm 2010, mô hình nuôi cá lồng đã không còn phổ biến. Năng suất cá giai đoạn này cũng tăng cao, năm 2005 năng suất đạt 0,7 tấn/ha/năm thì đến năm 2010 năng suất đã đạt khoảng 1,7 tấn/ha/năm. Sản lƣợng và năng suất nuôi cá giai đoạn 2006 - 2010 tăng nhanh là do hầu hết các hộ dân đều sử dụng hình thức nuôi cá thâm canh và bán thâm canh. Ngoài

69

ra, hình thức đánh tỉa, thả bù cũng đƣợc áp dụng đại trà để tránh việc thu cá ồ ạt dẫn tới giá trị sản phẩm bị ảnh hƣởng.

Ngoài ra, giai đoạn này nuôi ong cũng là nghề mang lại lợi nhuận tƣơng đối cao cho các hộ nông dân, đến năm 2010 đã có hơn 30 nghìn tổ ong tập trung ở các huyện nhƣ Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam, các giống ong cũ đã dần đƣợc thay thế bằng các giống ong ngoại nhƣ ong Ý [83, tr. 24].

2.2.2.2. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng:

Vùng có địa hình cao, cây ăn quả vẫn là thế mạnh của vùng. Tổng diện

tích cây ăn quả toàn tỉnh đến năm 2010 đạt 43.336 ha, trong đó vùng chuyên canh sản xuất vải hàng hoá 36.218 ha, lớn nhất toàn quốc; sản lƣợng vải tƣơi bình quân hàng năm đạt 150 - 200 nghìn tấn (năm 2010 toàn tỉnh đạt 116.250 tấn do mất mùa), sản lƣợng vải đạt tiêu chuẩn hàng hoá chiếm 90%; sản xuất vải an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP đạt 4.000 ha tập trung tại huyện Lục Ngạn, giá bán cao gấp 1,5 đến 2 lần; ghép cải tạo, cơ cấu lại giống vải để rải

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 2010 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)