Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành:

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 2010 (Trang 44 - 46)

Đối với ngành trồng trọt từ năm 1997 đến năm 2000, sản xuất lƣơng

thực tiếp tục phát triển. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển đổi, kết hợp với điều kiện thời tiết thuận lợi nên sản xuất lƣơng thực có sự tăng trƣởng khá, tổng sản lƣợng lƣơng thực quy ra thóc năm 2000 đạt 550 ngàn tấn (tăng 90.332 tấn so với năm 1997) tăng bình quân hàng năm là 5%, bằng mức tăng bình quân chung của cả nƣớc, lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt 363 kg, vƣợt mục tiêu Đại hội đề ra [10, tr. 12].

Tuy nhiên năm 1998 do thời tiết diễn biến phức tạp, nắng ấm kéo dài ở những tháng cuối năm, làm sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn. Tỉnh uỷ, UBND đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với các ngành chức năng và các địa phƣơng triển khai nhiều biện pháp khắc phục. Do đó, sản xuất nông nghiệp vẫn đạt kết quả khá. Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông - Xuân năm 1998 - 1999 đạt 107,2 nghìn ha, tăng 0,1% so với vụ Đông- Xuân năm trƣớc.

Năm 1999, nắng hạn kéo dài ở các tháng đầu năm nên diện tích gieo trồng các loại cây giảm so với năm 1998. Tổng diện tích gieo trồng đạt 178,2 nghìn ha, giảm 2,1% so với năm 1998, nhƣng các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành chỉ đạo sát sao, sử dụng giống mới và tích cực chăm sóc, nên sản lƣợng các loại sản phẩm vẫn tăng. Tổng sản lƣợng lƣơng thực quy ra thóc năm 1999 đạt 496,6 nghìn tấn, bằng 101 so với kế hoạch. Tỉnh đã chỉ đạo đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác, xây dựng thêm cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, chú trọng đầu tƣ thâm canh, nên tổng sản lƣợng lƣơng thực hàng năm tăng 5%, bằng mức bình quân chung của cả nƣớc, năng suất lúa cả năm 2000 đạt 41,4 tạ/ha, tổng sản lƣợng lƣơng thực quy ra thóc đạt 550.000 tấn, tăng 90.332 tấn so với năm 1997, lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt 363 kg (vƣợt chỉ tiêu Đại hội đề ra) [78, tr 4 ].

38

Cây công nghiệp hàng năm ổn định cả về diện tích, năng suất, sản lƣợng, các giống cây truyền thống nhƣ lạc, đậu tƣơng, ngô..., vẫn đƣợc duy trì.

Cây ăn quả đƣợc phát triển mạnh theo hƣớng sản xuất hàng hoá, diện tích và sản lƣợng tăng nhanh. Đến nay toàn tỉnh đã hình thành vùng tập trung cây ăn quả ở các huyện miền núi với diện tích trên 3,4 vạn ha (tăng 17.000 ha so với năm 1997), trong đó chủ lực là vải thiều và nhãn với diện tích khoảng 23.330 ha, Năm 2000, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây ăn quả theo hƣớng tăng diện tích dứa, hồng, xoài và cây có múi để rải đều cho các mùa vụ, nhằm khắc phục kịp thời cho nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm xuất khẩu của tỉnh.[10, tr. 12].

Sản xuất lâm nghiệp đã tập trung khai thác tiềm năng kinh tế đồi rừng. Công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi, phục hồi, tái sinh và bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ. Các dự án trồng rừng bằng nguồn vốn của các dự án trồng rừng Việt - Đức, PAM… đƣợc thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng, vi phạm luật bảo vệ rừng vẫn chƣa đƣợc ngăn chặn triệt để.

Công tác quản lý đất đai từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng, đã hoàn thành công tác tổng kiểm kê đất đai và cấp giấy chứng nhận chứng nhận chính thức quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho 87,7% số hộ sử dụng đất nông nghiệp và 70% số hộ sử dụng đất lâm nghiệp, đạt mức bình quân chung của cả nƣớc.

Đối với ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển, bình quân thời kỳ 1996 -

2000, mỗi năm đàn bò tăng 4,2%, đàn lợn tăng 6,3%, gia cầm tăng 5,7%. Nhiều địa phƣơng chú trọng cải tạo đàn bò, đàn lợn, đƣa một số giống gia súc, gia cầm có năng suất cao, chất lƣợng tốt vào sản xuất. Phong trào nuôi cá và con đặc sản đƣợc duy trì và phát triển, nhiều diện tích mặt nƣớc, ao, hồ, ruộng trũng đƣợc cải tạo đƣa vào nuôi thả cá (90.3% ao hồ nhỏ có khả năng nuôi trồng thủy sản đã đƣợc khai thác), sản lƣợng thịt các loại hàng năm đạt gần 5 ngàn tấn. Tuy nhiên, trong năm 1999, xảy ra dịch long móng lở mồm

39

đối với đàn gia súc, UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố và các ngành chức năng kịp thời bao vây dập dịch, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do dịch gây ra.[10, tr, 13].

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 2010 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)