6. Bố cục của khóa luận
3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại
Ngôn ngữ độc thoại về thực chất là lời nhân vật tự nói dưới dạng “phân
thân”. Đây là hình thức độc thoại nội tâm (ĐTNT) thường thấy trong văn học
hiện đại. Trong “Ăn mày dĩ vãng” ĐTNT thường xuất hiện dưới dạng: nhân vật tự nói với mình và nhân vật tự trôi theo dòng ý thức hồi tưởng.
Ngôn ngữ độc thoại khiến cho tác giả có điều kiện đi sâu vào nội tâm, thế giới tâm trạng của nhân vật. Mặt khác, từ góc độ ngôn ngữ, độc thoại tạo nên giọng riêng cho nhân vật, làm nên sự đa dạng cho giọng điệu của tác phẩm. ĐTNT khiến nhân vật trong tác phẩm hiện lên chân thực và sinh động. Nhân vật như đang tồn tại giữa cuộc đời, đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống, do đó phải luôn ý thức, trăn trở và suy nghĩ. ĐTNT còn tạo niềm tin cho người đọc vì ĐTNT là lời nói thầm kín của nhân vật, làm cho người đọc nghĩ rằng những gì mình đọc là có thật. Và nhờ ĐTNT, độc giả có
Khóa luận tốt nghiệp
được những phút giây lắng đọng để tự mình đi sâu khám phá, nhìn thấu vào chiều sâu tâm hồn nhân vật và thấy được bản chất thực sự của nhân vật.
Ngôn ngữ độc thoại trong “Ăn mày dĩ vãng” là tiếng lòng của nhân vật. Đây là tiếng nói bộc lộ con người thực vì ở đó người đọc bắt gặp những cảm xúc thầm kín của nhân vật. Chu Lai đi sâu vào tâm lí bên trong để cho các nhân vật soi bóng vào nhau hoặc tự khám phá mình như là một sự lắng lại, suy ngẫm về cuộc đời đã qua, hồi tưởng những kỉ niệm đáng ghi nhớ nhất trong chiến tranh.
Qua khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê số lần ĐTNT của nhân vật Hai Hùng là 149 lần, trong đó: ĐTNT về Ba Sương nhiều nhất (22 lần), ĐTNT về chiến tranh, người lính (16 lần)… Hầu như ĐTNT nào cũng xuất hiện từ: trời ơi (14 lần), chao ôi (12 lần), chao (7 lần), chà, buồn thật, cha… cùng với sự xuất hiện của các từ ngữ : tôi cười thầm, tự mắng mình, nghĩ thầm, thầm nghĩ… ĐTNT có đoạn ngắn, đoạn dài, câu ngắn, câu dài, có những đoạn những câu rất dài. Tất cả đều thể hiện tâm tư nhân vật với những băn khoăn, suy nghĩ trong từng thời điểm, hoàn cảnh nhất định. Đặc biệt có lúc nhân vật tưởng tượng và hồi tưởng ra cuộc đối thoại giữa mình và người khác… tính đối thoại này mang lại sự đa dạng, nhiều vẻ cho ngôn ngữ ĐTNT của nhân vật Hai Hùng, từ đó tạo nên sự hấp dẫn cho hình tượng nhân vật này.
Qua ngôn ngữ ĐTNT, Chu Lai đã dựng lại trước mắt người đọc một quá trình tâm lí phức tạp gắn với sự thức tỉnh đau đớn của nhân vật, hé mở nỗi niềm ưu tư, niềm xót xa luôn bị che giấu đằng sau lớp vỏ bề ngoài tĩnh lặng của con người. Theo Bakhatin: “Trong con người bao giờ cũng có một
cái gì đó mà chỉ có nó là có thể phát hiện trong hành vi tự ý thức, mọi xác định từ bên ngoài lắp vào đều không phù hợp. Không ai có thể biết được chiều sâu tâm hồn của nhân vật nếu nhân vật ấy không tự ý thức về mình”. Ở
Khóa luận tốt nghiệp
Hai Hùng, sự thức tỉnh ấy chuyển hóa vào dòng ĐTNT với những dòng suy nghĩ triền miên không dứt với tiếng nói thầm từ đáy sâu tâm hồn, tiếng nói của tâm linh, tiềm thức. Những dòng ĐTNT của Hùng cho thấy được một thế giới bên trong của nhân vật với sự bế tắc, cùng quẫn, cô đơn, lạc lõng, vô vọng không tìm ra lối thoát cho tâm hồn và dường như ngày càng lấn sâu vào bi kịch. Bước ra khỏi chiến tranh, những kí ức chiến tranh cứ nối tiếp nhau trở về chiếm lĩnh cuộc sống hiện tại của anh khiến anh cứ phải “bơi ngược dòng
quá khứ”. Mọi thứ của quá khứ đã hoàn toàn thay đổi, những người đồng đội
cũ của Hai Hùng ngày xưa cũng khác. Hầu hết, họ đã trở về với cuộc sống bình dị, có khi nhàm chán tẻ nhạt. Quá khứ và hiện tại đan xen cùng với dòng ĐTNT triền miên của tâm hồn đa cảm, trái tim anh dường như không ngủ yên, lúc nào cũng thổn thức. Hai Hùng không dấu nổi tâm sự buồn pha chút thất vọng chua chát: “bạn bè một thuở kiêu dũng của tôi bây giờ gặp lại, cũng
như tôi, sao mà ngán ngẩm quá thể! Hầu hết đã lui về vườn ăn theo vợ, núp váy vợ”. Anh đau đớn khi mọi người quên đi chiến tranh, nhắc đến kỉ niệm
đau thương lại ráo hoảnh. Vì thế Hai Hùng chán chường và quyết định "quẳng mẹ nó đi! Vất cha nó quá khứ vào đống rác bên đường mặc cho ruồi
nhặng kéo đến làm tình để giòi đẻ bọ chơi! Hùng nhận ra bầu trời hòa bình nhợt nhạt, không màu, không vị, không chuyển động, đứng yên, chết lặng và tỏa ra cái hơi hướng ngai ngái của thời gian, thời gian không sống, thời gian chỉ còn lại cái xác mốc thếch" – nó đối lập với quá khứ trong chiến tranh, mỗi
khi anh ngước nhìn lên cao lại thấy lồng ngực bị nén chặt trong một cảm xúc thanh cao ngào nghẹn giờ đây mặt đất đã đổi thay, con người đã bị quên lãng. Trong chiến tranh được nhìn nhận là một anh hùng, gan dạ, thì hiện tại vẫn bộ quân phục lính ấy…với con mắt của người hiện đại, họ cho rằng nhìn như vậy thấy tội lắm và lúc này ngôn ngữ ĐTNT của nhân vật thể hiện nỗi chua chát “vận đồ quân phục mà tội ư?”.
Khóa luận tốt nghiệp
Hùng cảm thấy bơ vơ giữa cuộc đời hiện tại. Trong Hùng thường vang lên những tiếng từ đáy lòng về nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn tình yêu, buồn trước lối sống xu thời hiện tại. Những cảm xúc ấy đan chéo vào nhau đã tạo cho người đọc nỗi ám ảnh khôn nguôi. Qua đó cho thấy nội tâm nhân vật không bằng lặng, đầy những đợt sóng ngầm dữ giội. Hai Hùng là một con người giàu tình cảm, luôn sống trong những dòng cảm xúc hồi tưởng về quá khứ. Ta tưởng như hành trình cuộc đời của Hai Hùng hiện tại là chuỗi ngày nhân vật chìm đắm trong cảm xúc, với những dự cảm, cảm xúc đan xen, nhiều cung bậc: buồn, vui, căm, hạnh phúc... Khi bước vào chiến tranh Hai Hùng chiến đấu với sự say mê, lòng dũng cảm và sự nhiệt huyết … nhưng có lúc Hai Hùng cảm thấy chán nản trước hiện thực dữ dội của chiến tranh. Đó là những dòng suy nghĩ của Hai Hùng khi Viên chết: “Mười chín bồng gạo đổi
lấy một mạng người mười chín tuổi! Đau quá! Vô nghĩa quá! Nhưng dẫu sao cũng còn đổi lại được. Trong những cánh rừng và trên những dòng sông này còn biết bao những cái chết ngớ ngẩn, hoàn toàn vô nghĩa khác mà ta phải đành chịu, chiến tranh …Nó là cái gì nếu không phải ngày nào cũng nhìn thấy người chết, ngày nào cũng chôn người chết mà vẫn chưa đến lượt mình. Mười chín tuổi. Trai tơ…”. Những dòng độc thoại nội tâm này cho thấy tâm
trạng đau đớn của nhân vật trước cái chết vô nghĩa, quá nhanh chóng của đồng đội mình. Mười chín tuổi – cái tuổi đầy trẻ trung sôi nổi, lãng mạn, mơ mộng… vậy mà cuối cùng Viên đã gửi lại thân mình nơi rừng núi. Không một lời từ biệt, đau đớn quá! Chiến tranh kéo dài liên miên, đâu đâu cũng toàn chết chóc khiến lá rụng nhiều mà Hai Hùng nghĩ “lá gì mà tanh như máu
người”, khắp nơi đều bao trùm một màu ảm đạm, anh ý thức được sự bất công
trong chiến tranh “cuộc đời ngớ ngẩn. Đứa ưu tú ngon lành thay nhau chết
rụi. Thằng dở người dở ngợm lại cứ sống nhăn răng”, anh bất bình trước lối
Khóa luận tốt nghiệp
Trong tình yêu, Chu Lai cũng nhiều lần để nhân vật của mình độc thoại nội tâm. Đó là một niềm vui nho nhỏ khi gặp Ba Sương, rồi hạnh phúc khi được sống trong tình yêu đầy ngọt ngào với Ba Sương. Tình yêu cá nhân gắn liền với tình yêu Tổ quốc nó không loại trừ nhau mà thống nhất. Bởi với Hai Hùng, tình yêu như một nguồn động lực, niềm cổ vũ mạnh mẽ, khích lệ như tiếp thêm sức mạnh để anh quyết tâm tiêu diệt giặc. Nếu chỉ nhìn ở vẻ bề ngoài chắc hẳn ai cũng nghĩ anh là một người cứng rắn, dứt khoát tưởng như lạnh lùng… nhưng khi nhìn Sương người con gái nhỏ bé mảnh mai, đôi mắt đã to lại dường như mênh mông hơn, ngổn ngang xao động, chất chứa đủ điều. Con chim non ốm yếu sẽ còn chịu được bao mùa giông bão. Đoạn độc thoại ngắn gọn nhưng chứa đựng biết bao xót xa, thương cảm cất lên từ tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu tình yêu của Hùng.
Những dòng độc thoại nội tâm của Hùng về Ba Sương chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Điều đó chứng tỏ Ba Sương chiếm một vị trí quan trọng trong sâu thẳm trái tim Hùng. Có cả độc thoại nội tâm về Ba Sương trong quá khứ và hiện tại… ĐTNT về tình yêu của Hai Hùng luôn có mâu thuẫn, những đấu tranh nội tâm dằng xé … nhưng vẫn luôn luôn thống nhất: đó là tình yêu sâu sắc, bền bỉ, mãnh liệt của Hùng dành cho Ba Sương.
Trong quá khứ, khi nghe những lời đồn đại về Ba Sương, trong Hùng diễn ra cuộc đấu tranh trong tâm tưởng. Anh phân vân không biết ai đúng ai sai hay là miệng đời thêu dệt... rồi anh nghĩ và khẳng định những lời đồn đại ấy cũng đúng thôi, Hùng đã đưa lí lẽ cho riêng mình “Phải thôi! Toàn những
miếng thăn, miếng nạc, thơm da thơm thịt cả. Bì làm gì với cái thằng tôi ở dưới này, sần sùi, cóc cáy, dai nhanh nhách, chân tay hồi nào cũng nhớp nháp và ngày một ngày hai sẽ đến phiên chết giúi giụi trong bờ trong bụi hay chết banh xác trên mặt đường. Dại gì! Đúng thôi. Nước đời bao giờ chẳng thế”. Từ hiểu lầm Ba Sương, Hùng chuyển sang trạng thái tâm lí bất cần “một
Khóa luận tốt nghiệp
chút tình bạc nhạc con con, sá gì. Tốt nhất là tiếp tục vùi đầu vào công việc chém giết cho khuây”. Thế nhưng, ở con người này cũng tồn tại những mối
mâu thuẫn. Gặp lại Ba Sương, mặc dù nghi ngờ, nhưng Hùng rất nhớ nhung. Tưởng rằng gặp được mình, Ba Sương sẽ vui vẻ nhưng Sương đã giữ thái độ dửng dưng như chưa hề quen biết, xưng hô một cách khách sáo không thân tình “đồng chí”. Từ ngạc nhiên, Hùng cũng chuyển ngay sang thái độ khách quan cuối cùng khi biết được mọi chuyện chỉ là do Sương tạo nên để Hai Hùng quên mình đi bởi Ba Sương sợ mình có số “sát chồng” sẽ khiến Hai Hùng phải chết… bao nhiêu cảm xúc hờn tủi, tức tưởi ngẹn ngào và ngùn ngụt yêu thương chất chứa lâu nay trong Hùng ùa về. Những dòng ĐTNT của Hùng lúc này đã cho chúng ta thấy rõ điều đó “Em biết không? Cuộc họp vừa
rồi đã tước đoạt của anh đi rất nhiều nhưng lại trả cho anh một cái còn nhiều hơn, đó là em. Lúc này đây, chỉ cần có em, có một tình yêu chân thật và không bao giờ có thể mất đi nữa”.
Thế nhưng, một biến cố cuộc đời đã cướp Ba Sương của Hai Hùng đi mãi mãi để sau này khi bất ngờ gặp lại ở hiện tại họ chẳng thể trở về bên nhau. Trở về cuộc sống hiện tại, sau một lần nghe thấy giọng nói của giám đốc Tư Lan… Hùng tìm đến và nhận ra đó chính là Ba Sương. Trong Hùng có những day dứt, dằn vặt đến khổ sở và thắc mắc khi Ba Sương không thừa nhận. Cuối cùng, Hai Hùng đã khiến Ba Sương không thể chối cãi được nữa. Lẽ ra khi mình cố gắng tìm ra sự thật, khi tìm được rồi con người ta phải vui. Vậy mà trong đầu “tôi” vang lên một tiếng nó ngậm ngùi, sự mệt mỏi, ê chề “Thôi, thế là có thể chết được rồi”. Muốn hỏi nhưng lại không thể hỏi được… chỉ còn là những giọt nước mắt tủi buồn, tức tưởi, chất chứa nỗi nhọc nhằn suốt gần 16 năm qua.
Ngôn ngữ ĐTNT của nhân vật còn là cách mà nhà văn giúp nhân vật được giải tỏa, giải thoát “Như thế là em không chết. Tức là tôi không giết em,
Khóa luận tốt nghiệp
tôi vô tội, tôi trắng án trong tòa án lương tâm, vậy thì tôi có quyền trở về với em, giữ chặt lấy em, cướp lấy tình yêu một thuở và muôn thuở của tôi, nuốt lấy kỉ niệm vào họng, ngấu nghiến, mãnh liệt, tươi nguyên như ngày nào, hơn ngày nào".
Ngôn ngữ ĐTNT của nhân vật còn mang tính đối thoại nội tại. ĐTNT đã khai thác sâu hơn những bi kịch chiến tranh để lại trong mỗi con người. Nhân vật tự đối thoại với lòng mình, tự hỏi mình. Những dòng ĐTNT của Hai Hùng trong hiện tại khi được Quân đưa đến nhà hàng, được một cô gái gọi là anh đã thể hiện rõ điều này “Trời ơi, cái lão già hôi hám cóc cáy có mỗi bộ đồ
lính kỉ niệm lấy từ hốc tủ ra mặc mà cũng còn được âu yếm gọi là anh từ miệng một đứa con gái đẹp như sao sa, một dứa con gái chỉ bằng tuổi con mi ư” đã khắc bi kịch cuộc đời riêng của Hai Hùng khi cuộc sống gia đình đổ vỡ
và nghĩ lại về cuộc sống riêng tư Hùng thấy “Cũng nhục thật”, “Chao ôi! Giá
như con vợ nặng hơn 60kg của tôi cũng có một lần thử thỏ thẻ vào lỗ tai tôi một phần ngàn cái chất giọng hờn trách, yêu thương nghe đến rủn cả chân răng như thế thì có lẽ thân phận tôi có thể sẽ khác đi đôi chút, có thể chưa đến nỗi phải mang cái thân già lóc cóc đi tìm kế sinh nhai thế này”. Khi tìm
đến chỗ Ba Sương, bị tên Địch đánh và đẩy ra ngoài những dòng ĐTNT lúc này của Hai Hùng cho thấy nỗi bất hạnh cô đơn, bẽ bàng của anh “…Địch…
Mẹ nó! Tên là Địch có khác, khỏe kinh người. Khỏe thật! Nó kêu mình là gì ấy nhỉ?... Ăn mày à? Ăn mày… Nghe đã sướng chưa. Nhưng đúng quá đi rồi. Ăn mày. Kẻ ăn mày dĩ vãng! Hơ!”.
Có thể thấy ngôn ngữ độc thoại trong “Ăn mày dĩ vãng” có khi tồn tại dưới dạng những lời nói thầm, những suy nghĩ chất vấn của nhân vật, có khi là những đoạn đối thoại nội tại. Nhà văn đưa nhân vật của mình đi giữa thế giới vô hình và hữu hình của người sống và người chết khiến cho anh không được sống thanh thản bởi nỗi ám ảnh day dứt về quá khứ cứ trĩu nặng tâm hồn. Hai
Khóa luận tốt nghiệp
Hùng dường như bị cuốn theo những dòng suy nghĩ triền miên chồng chất không thể nào thoát ra được... khi Hùng tìm đến nghĩa trang để thăm lại nơi đồng đội yên nghỉ, nơi nấm mồ có ghi dòng chữ “PHẠM THỊ THANH
SƯƠNG”. Lúc này đây trong tâm hồn Hai Hùng đồng hiện với rất nhiều trạng
thái cảm xúc với nhiều mâu thuẫn: nửa buồn nửa nghi, vừa hăm hở lại vừa ngại ngần “Nếu em chết thật rồi lại đi một nhẽ, tôi sẽ hun hút ngồi xuống bên
em cho tới sáng. Nhưng em nửa sống nửa chết, buộc tôi phải nửa buồn nửa nghi, nửa mê nửa tỉnh trong cái hành vi đáng ra chỉ nên độc tôn một trạng thái cảm xúc này thôi”. Vật vờ giữa cái thế giới vô hình và hữu hình của
người chết, mắt “tôi” nhòa đi. Những hàng chữ khắc trên bia nhảy nhót, phồng lên, nở ra, dài ngoằng thành những thân người, mặt người lạ lẫm và thân quen. Tất cả còn trẻ, rất trẻ đều mang bộ đồ quân phục sắc xanh lá rừng, thịt da trắng như sáp, súng đạn đầy người… duy có đôi mắt chỉ là hai lỗ trũng sâu vô định. Cảm giác lo sợ của Hùng đã thể hiện rõ “Chết nhiều quá ! Trẻ
quá!”. Họ xuất hiện mỗi lúc một đông, dàn hàng ngang. Hơi thở của họ lạnh
buốt, con ngươi trong hố mắt họ đỏ lòm. Hùng tưởng tượng ra những linh hồn